Yếu Tố Nào ảnh Hưởng đến Tăng Trưởng Chiều Cao Nhiều Nhất ?

Chiều cao lý tưởng giúp con người tự tin hơn. Không như các đặc tính về cân nặng, màu da, màu tóc, vốn có thể thay đổi, điều chỉnh hoặc can thiệp bằng các phương pháp thẩm mỹ, chiều cao rất khó có thể phát triển khi các đĩa tăng trưởng đã đóng lại.

Việc nghiên cứu những yếu tố tác động và các biện pháp bổ trợ để đạt được chiều cao tối ưu luôn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà nghiên cứu. Chiều cao của con người hầu như được cố định sau khi qua tuổi trưởng thành. Nghĩa là sự phát triển chiều cao chỉ diễn ra trước tuổi trưởng thành. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về những giai đoạn phát triển của chiều cao và những yếu tố quyết định cũng như có ảnh hưởng đến chiều cao nhé!

  1. Yếu tố di truyền (khoảng 23%)
  2. Những yếu tố ngoài di truyền
  3. Tác động của từng yếu tố lên chiều cao thực tế
    1. Dinh dưỡng
    2. Cân nặng hợp lý
    3. Vận động
    4. Yếu tố sức khỏe
    5. Ngủ đủ giấc
  4. Các giai đoạn phát triển chiều cao

Yếu tố di truyền (khoảng 23%)

Nếu chúng ta tìm kiếm trên internet, kết quả thường thấy về những yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao là như dưới đây:

“Các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ là di truyền, dinh dưỡng và một số yếu tố khác. Trong đó, dinh dưỡng (31%-32%); di truyền (23%); rèn luyện thể lực (20%); môi trường sống, ánh nắng, tâm lý, bệnh tật, giấc ngủ,… (25%-26%)”. Trong đó, yếu tố di truyền chỉ chiếm khoảng 23%, nếu như trước những năm 1990 thì nhận định này có vẻ sai vì hầu như ta có thể thấy sự phân chia rõ rệt giữa những nước những khu vực có gen cao lớn như Châu Âu, Châu Mỹ với các nước có gen thấp lùn tại Châu Á. Yếu tố gen dường như chiếm đến hơn 60% trong tỉ trọng những yếu tố quy định chiều cao. Con người muốn cao chỉ có thể làm phẫu thuật kéo chân vừa đau đớn, vừa nguy hiểm.

di truyền ảnh hưởng đến chiều cao

Yếu tố di truyền phần nào ảnh hưởng đến chiều cao

Có một số điểm cần lưu ý về sự di truyền chiều cao như sau:

  • Tính trạng chiều cao là trường hợp di truyền đa yếu tố, nghĩa là chiều cao do nhiều gen cùng tác động và chi phối. Tổng hợp sự tác động của các gen đó mới quyết định tính trạng chiều cao.
  • Các gen riêng rẽ này cũng phân ly và tổ hợp theo kiểu Mendel trong quá trình di truyền. Do đó, không thể nói: bố mẹ cùng cao thì con cũng phải cao. Bởi vì rất có thể bố mẹ là trường hợp gen tính trạng trội (cao) lấn át tính trạng lặn (thấp) nhưng đến đứa con thì lại hình thành tổ hợp 2 gen lặn nên con sẽ thấp.
  • Trong trường hợp này, chúng ta phải quan sát 2 gia đình bên bố và bên mẹ. Nếu mọi người trong gia đình người mẹ đều cao và mọi người trong gia đình người bố đều cao thì có thể khẳng định đứa con cũng sẽ thừa hưởng gen trội (cao) này.
  • Con người không nên vì yếu tố gen di truyền mà từ bỏ những yếu tố khác để tăng chiều cao trong khi đó hoàn toàn là những yếu tố có thể thay đổi được.

Hiện nay, những sự thay đổi về y học giúp con người hiểu biết sâu hơn về chiều cao đã khiến gen di truyền không còn quá quan trọng. Dù bố mẹ có thấp lùn thì con cũng có cơ hội cao lớn. Khi bước vào độ tuổi dậy thì, con người có thêm nhiều cách để tăng chiều cao một cách tự nhiên, an toàn mà không cần đến những cuộc phẫu thuật kéo chân như trước đây.

Nhật Bản đã từng trải qua công cuộc cải tổ chiều cao đi vào lịch sử. Ngoài việc khuyến khích những cuộc hôn nhân với người nước ngoài để thay đổi di truyền, người Nhật chú trọng vào dinh dưỡng, tập luyện, sử dụng những thực phẩm chức năng tăng chiều cao.

Những yếu tố ngoài di truyền

Di truyền giải thích khoảng 23% việc tạo sao một người không cao. Số % còn lại ảnh hưởng đến chiều cao của con người được gọi là những yếu tố ngoài di truyền.

Giả sử, khi tính toán chiều cao đứa con dựa trên chiều cao của bố và mẹ (xét thuần túy về di truyền), chiều cao thu được là 155cm. Khi đó những yếu tố ngoài di truyền có thể quyết định chiều cao thực tế là 155cm +/- 8cm (đây chỉ là giá trị giả định để phân tích tiếp theo). Những yếu tố này chỉ ảnh hưởng trong thời gian phát triển chiều cao (nam dưới 25 tuổi, nữ dưới 20 tuổi). Sau tuổi này, chiều cao đã đạt giá trị cố định, không thể thay đổi được.

Những yếu tố ngoài di truyền này khi ở điều kiện thuận lợi có hai tác dụng: Cho phép cơ thể cao hết chiều cao tối đa được quy định bởi gen di truyền, đồng thời tăng thêm một khoảng chiều cao nhất định.

Tất nhiên, ngược lại với trường hợp trên, khi ở điều kiện không thuận lợi, những yếu tố ngoài di truyền này khiến cơ thể không cao hết chiều cao tối đa được quy định bởi gen di truyền, đồng thời làm giảm đi một khoảng chiều cao nhất định.

chiều cao trung bình người nhật

Chiều cao của người Nhật Bản cải thiện vượt trội

Như vậy, những yếu tố ngoài môi trường có tác động “kép” lên giá trị chiều cao thực tế của con người. Chiều cao của con người có liên quan chặt chẽ với gen di truyền nhưng không thể tách rời điều kiện cụ thể của những yếu tố ngoài di truyền. Chiều cao của con người có liên quan chặt chẽ với gen di truyền nhưng không thể tách rời điều kiện cụ thể của những yếu tố ngoài di truyền.

Vậy, những yếu tố ngoài di truyền gồm những yếu tố nào và tại sao chúng lại có tác động đến chiều cao? Hãy cùng theo dõi phần dưới đây.

Tác động của từng yếu tố lên chiều cao thực tế

Để tính toán được chiều cao thực tế, ngoài giá trị được quy định bởi di truyền, chúng ta phải tính tới những yếu tố khác tác động đến chiều cao như dưới đây. Lưu ý, những yếu tố này chỉ ảnh hưởng trong giai đoạn con người còn có thể phát triển chiều cao (nam dưới 25 tuổi, nữ dưới 20 tuổi). Sau độ tuổi này, đĩa tăng trưởng đã đóng lại, dù có áp dụng nhiều phương pháp bạn cũng khó có thể cao lên được.

Dinh dưỡng

Dinh dưỡng là yếu tố đảm bảo cho sự tăng trưởng đúng mức của cơ và xương. Dù theo di truyền, chúng ta có chiều cao rất tốt nhưng khi dinh dưỡng không đảm bảo, cơ thể không có “nguyên vật liệu” để hình thành cơ và xương thì cơ thể cũng không thể cao lên được.

Nên chú ý rằng dinh dưỡng để phát triển chiều cao không giống với dinh dưỡng để phát triển cân nặng. Những loại thức ăn chứa nhiều tinh bột, chất béo thì chỉ sinh ra năng lượng, tăng cân nặng. Chỉ những thức ăn chứa nhiều protein, canxi, vitamin, kẽm thì mới giúp tạo cơ và xương, tăng chiều cao.

dinh dưỡng ảnh hưởng lớn đến chiều cao

Bổ sung thêm những thực phẩm giàu protein để tăng chiều cao

Cần chú trọng đến việc bổ sung dinh dưỡng bằng các thực phẩm lành lạnh như trứng, rau xanh, trái cây, hải sản, thịt cá, các loại hạt. Lưu ý ăn đúng bữa, không được bỏ bữa, đặc biệt là bữa sáng. Nếu có dấu hiệu thiếu hụt dinh dưỡng hoặc không thể đảm bảo việc cung cấp đủ dinh dưỡng thì có thể tìm đến với những thực phẩm chức năng để hỗ trợ thêm.

Cân nặng hợp lý

Đừng nghĩ rằng “béo là khỏe” và sẽ tốt cho chiều cao. Khi quá thừa cân, cơ thể tự chuyển sang chế độ “giảm dung nạp” để giảm cân. Do đó, sự trao đổi chất giảm đi, dẫn đến sự tăng trưởng chiều cao cũng giảm đi. Ngược lại, khi thiếu cân, cơ thể tự chuyển sang chế độ “khẩn cấp”, hi sinh sự phát triển chiều cao để giữ cho cơ thể ổn định, do vậy không tăng trưởng chiều cao nữa.

duy trì cân năng hợp lý để tăng chiều cao

Duy trì cân nặng hợp lý để tăng chiều cao và trông cao hơn

Bên cạnh đó, nếu một người cao 1m55 nhưng cân nặng vừa phải sẽ trông cao hơn hẳn người 1m55 nhưng bị béo phì. Giữ thân hình cân đối là bí quyết để “hack” chiều cao đơn giản, dễ thực hiện.

Tóm lại, trong cả hai trường hợp thừa cân và thiếu cân, sự phát triển chiều cao đều bị kìm hãm. Hãy giữ cho cân nặng ở mức độ lý tưởng để tạo điều kiện cho cơ thể cao hết chiều cao được quy định bởi di truyền.

Vận động

Không vận động hoặc vận động quá nặng, quá sức đều khiến cơ thể không phát triển chiều cao đúng mức. Hãy vận động vừa phải và không gây những chấn thương. Có thể vận động thông qua những môn thể thao như: bơi lội, xà đơn xà kép, bóng chuyền, bóng rổ,… để có hiệu quả nhất. Bạn có thể tham khảo thêm các bài tập tăng chiều cao tại [KINH NGHIỆM] Top 5 bài tập tăng chiều cao giúp kéo dài đôi chân"

Yếu tố sức khỏe

Cơ thể phát triển chiều cao theo những giai đoạn “nước rút” nghĩa là phát triển nhanh, đột biến. Giả sử, khi cơ thể chuẩn bị bước vào giai đoạn “nước rút” này, chúng ta bị ốm nặng thì cơ thể sẽ trì hoãn hoặc thậm chí bỏ qua luôn giai đoạn này. Khi bị mất một vài hoặc toàn bộ các giai đoạn “nước rút” trong thời gian phát triển chiều cao, chúng ta sẽ không thể đạt được chiều cao lý tưởng. Đồng thời, một số loại thuốc – đặc biệt là thuốc chữa hen suyễn – chứa hóa chất gây ức chế sự tăng trưởng của xương, làm hạn chế sự phát triển chiều cao.

Ngủ đủ giấc

Cơ thể sẽ phát triển và tái tạo mô trong quá trình nghỉ ngơi đồng thời hormone tăng trưởng của người được sản xuất tự nhiên trong cơ thể, đặc biệt là trong giấc ngủ sâu từ sau 22h. Vì vậy, muốn tăng chiều cao phải ngủ đúng giờ, không nên thức khuya, hạn chế sử dụng các thiết bị công nghệ trước khi ngủ để nâng cao chất lượng giấc ngủ, đặc biệt là trong giai đoạn dậy thì.

ngủ tăng chiều cao

Chăm sóc giấc ngủ là cách để tăng chiều cao tuổi dậy thì hiệu quả

Các giai đoạn phát triển chiều cao

Chiều cao chỉ tăng thêm với nam dưới 25 tuổi và nữ dưới 20 tuổi. Nghĩa là trong giai đoạn này, chúng ta có thể tác động đến sự phát triển chiều cao. Nhưng cũng có những giai đoạn mà chiều cao phát triển nhanh hơn hẳn. Đó là những giai đoạn sau:

  • Thời kỳ bào thai: đặc biệt là 6 tháng cuối của thai kỳ

  • Giai đoạn trẻ từ 0 – 5 tuổi
  • Giai đoạn dậy thì

Việc chăm sóc cơ thể đầy đủ đúng mức trong những giai đoạn này sẽ tạo điều kiện tăng chiều cao một cách hiệu quả. Chiều cao của con người phụ thuộc không chỉ vào yếu tố di truyền mà còn cả nhiều yếu tố khác về môi trường, lối sống,… Hiểu đúng về cơ chế tác động đến chiều cao của từng yếu tố giúp chúng ta chủ động hơn trong việc kiểm soát sự phát triển này. Chúc các bạn thành công.

avatar

Bài viết của

Tường Vi

Từ khóa » Chiều Cao Dựa Vào Những Yếu Tố Nào