Giả Mạo Chữ Ký để Vay Vốn Ngân Hàng Phạm Tội Gì? - LuatVietnam
Có thể bạn quan tâm
Trả lời:
Thứ nhất, Chị có quyền đến ngân hàng chuộc lại sổ đỏ hay không?
Theo quy khoản 2 Điều 24 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Vợ, chồng có thể ủy quyền cho nhau xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch và Bộ luật dân sự năm 2015 quy định khi giao dịch tài sản chung bắt buộc phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng…”
Như vậy, Chị muốn đến ngân hàng tiến hành các thủ tục tất toán các khoản vay với ngân hàng để giải chấp đối với tài sản là quyền sử dụng đất thuộc quyền sử dụng chung của 2 vợ chồng thì chị cần phải có văn bản uỷ quyền của chồng chị.
Thứ hai, kiện chồng vì nhờ người giả chữ ký và mức xử phạt
Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì việc định đoạt tài sản chung phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng. Trong trường hợp này, hai vợ chồng chị cùng đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên việc chồng chị nhờ người khác giả mạo chữ ký của chị để thế chấp sổ đỏ vay tiền ngân hàng là hành vi vi phạm pháp luật. Do đó, giao dịch dân sự thế chấp quyền sử dụng đất để vay tiền tại ngân hàng có thể được xác định vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật quy định tại Điều 123 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Chị có thể làm đơn yêu cầu Tòa án có thẩm quyền tuyên bố giao dịch vô hiệu. Hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu được quy định tại Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Điều 131. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu
1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
Ngoài ra, hành vi nhờ người ký giả chữ ký của chị để thế chấp đất vay tiền ngân hàng có thể bị xử lý hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Theo đó, chồng chị và người được nhờ ký giả có thể phải đối diện với trách nhiệm hình sự về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Mức xử phạt cao nhất của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể lên đến 12 năm, 20 năm và tù chung thân.
Trên đây là nội dung tư vấn dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!
Từ khóa » Sổ đỏ Giả Có Vay Ngân Hàng được Không
-
Mang Sổ đỏ Giả đến Ngân Hàng để Vay Tiền - Công An Nhân Dân
-
Dùng Sổ đỏ Giả Qua Mặt 2 Ngân Hàng Chiếm đoạt Hàng Tỉ đồng
-
Dùng Sổ đỏ Giả để Vay Tiền Trả Nợ, Cặp Vợ Chồng Lĩnh án 120 Tháng Tù ...
-
Những Cú Lừa Bạc Tỷ Từ Sổ đỏ Giả - Báo Đại Đoàn Kết
-
Mua Sổ đỏ Giả Qua Mạng, Mang 'cắm' Ngân Hàng Chiếm đoạt 22 Tỉ ...
-
Một Loạt Ngân Hàng Thế Chấp "sổ đỏ" Giả - LANDTODAY
-
Dùng "sổ đỏ Giả" để Thế Chấp Vay Tiền | VOV.VN
-
Làm Giả Giấy Tờ để Vay Vốn Ngân Hàng Có Bị Truy Cứu TNHS?
-
Cẩn Trọng Với Thủ đoạn Làm Sổ đỏ Giả để Lừa đảo
-
Cảnh Giác Với Thủ đoạn Làm Giả Sổ đỏ để Chiếm đoạt Tài Sản
-
Bình Định: Mua Sổ đỏ Giả Rồi Mang Thế Chấp Lấy Tiền để Trả Nợ
-
Cảnh Giác Trước Thủ đoạn Làm Giả “sổ đỏ” Như Thật để Lừa đảo Mua ...
-
Chồng Giả Chữ Ký Của Vợ để Thế Chấp Bìa đỏ Vay Vốn Thì Phạm Tội Gì ...
-
Cảnh Báo Nhiều Vụ Làm Giả Giấy Tờ đất để Lừa đảo