GIA SƯ DẠY ĐÀN TỲ BÀ
Có thể bạn quan tâm
Mục Lục
- 🎼 ĐÀN TỲ BÀ – NỮ HOÀNG CỦA CÁC NHẠC CỤ DÂN GIAN
- 📀 MÀU ÂM, TẦM ÂM ĐÀN TỲ BÀ
- ✅ KỸ THUẬT DIỄN TẤU ĐÀN TỲ BÀ
- 📺 Kỹ thuật diễn tấu của đàn tỳ bà có nhiều ngón giống như đàn nguyệt:
- 📺 Kỹ thuật tay phải:
- 📺 Kỹ thuật tay trái:
- ✳️ CÁC NGÓN ĐÀN
- 1. Ngón phi:
- 2. Ngón nhấn:
- 3. Ngón vuốt:
- 4. Ngón chụp:
- 5. Ngón mổ:
- 6. Ngón vỗ:
- 7. Chồng âm, hợp âm:
- ❇️ CÁCH CHƠI MIẾNG GẢY
- 🔆 GIA SƯ ĐÀN TỲ BÀ
- ♻️ ĐỘI NGŨ GIA SƯ DẠY ĐÀN TỲ BÀ
- 📗 NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH HỌC
- ✅ BẢNG GIÁ GIA SƯ DẠY ĐÀN TỲ BÀ
- ✅ BẠN ĐANG CẦN TÌM GIA SƯ DẠY ĐÀN TỲ BÀ XIN VUI LÒNG LIÊN HỆ:
- ✅ GIA SƯ DẠY ĐÀN TỲ BÀ TẠI TPHCM
- ♻️ ĐỘI NGŨ GIA SƯ DẠY ĐÀN TỲ BÀ
- ✅ TUYỂN GIA SƯ DẠY ĐÀN TỲ BÀ TẠI TPHCM
- ✅ TUYỂN GIA SƯ DẠY ĐÀN TỲ BÀ TẠI ĐÀ LẠT
- ⏸️ ĐÀN TỲ BÀ
- 🌀 NGUỒN GỐC LỊCH SỬ
- 🌈 CẤU TRÚC CƠ BẢN CỦA ĐÀN TỲ BÀ
- 🎈 ĐÀN TỲ BÀ DU NHẬP VÀO VIỆT NAM
- 🌌 SỬ DỤNG ĐÀN TỲ BÀ
🎼 ĐÀN TỲ BÀ – NỮ HOÀNG CỦA CÁC NHẠC CỤ DÂN GIAN
🎵 Âm cao trong trẻo, âm trung nhẹ nhàng còn âm trầm thì dày, dải âm của nó rất rộng vì thế mà thanh âm phong phú, thể hiện được rất nhiều đề tài và cung bậc cảm xúc, mệnh danh là nữ hoàng của các nhạc cụ dân gian.
📀 MÀU ÂM, TẦM ÂM ĐÀN TỲ BÀ
💿 Màu âm đàn tỳ bà trong sáng, vui tươi, thể hiện tính chất tươi sáng và trữ tình.
💿 Màu âm hơi giống đàn nguyệt nhưng có phần hơi đanh và khô hơn, nhất là ở những khoảng âm cao.
💿 Tầm âm của đàn tỳ bà là 3 quãng tám: từ Ðô lên Ðô3 (c lên c3).
✅ KỸ THUẬT DIỄN TẤU ĐÀN TỲ BÀ
📺 Kỹ thuật diễn tấu của đàn tỳ bà có nhiều ngón giống như đàn nguyệt:
🔘 Ngồi thấp, xếp chân trên chiếu.
🔘 Ngồi thẳng trên ghế, đàn được đặt gần như thẳng đứng.
📺 Kỹ thuật tay phải:
🔘 Tay phải gảy đàn, cách sử dụng móng tay để đàn có nhiều kỹ thuật phức tạp nhưng sinh động.
🔘 Đơn giản nhất là nên chơi tỳ bà với một miếng gẩy đàn hình tam giác.
📺 Kỹ thuật tay trái:
🔘 Kỹ thuật tay trái của đàn tỳ bà có các ngón nhấn, ngón vuốt, ngón mổ, bấm hợp âm, đặc biệt đàn tỳ bà có lối đánh song thinh (song thanh): 2 đồng âm ở hai dây khác nhau.
✳️ CÁC NGÓN ĐÀN
1. Ngón phi:
🔵 Ngón phi của đàn tỳ bà có thể đánh trên cả bốn dây hoặc phi trên từng cặp dây(dây1+2; dây2+3 và 3+4) hoặc phi trên từng dây 1 hoặc 4 dễ dàng hơn.
2. Ngón nhấn:
🔵 Các phím đàn gắn cách nhau không xa lắm, mỗi phím lại không cao như đàn nguyệt nên các loại ngón nhấn (nhấn, nhấn luyến lên, nhấn láy…) đều có những hạn chế, thường chỉ nhấn từ nửa cung đến một cung liền bậc, hiệu quả ngón nhấn tốt nhất là khoảng âm trầm và một phần khoảng âm giữa.
3. Ngón vuốt:
🔵 Được sử dụng nhiều ở đàn tỳ bà, trong các tác phẩm cổ truyền ngón vuốt được sử dụng nhiều như ngón nhấn của đàn nguyệt.
🔵 Ký hiệu ngón vuốt không vê dùng gạch chéo nối giữa hai nốt.
🔵 Vuốt có vê dùng gạch chéo nối giữa hai nốt đồng thời gạch hai gạch chéo ở nốt nhạc có đuôi, nếu nốt nhạc không có đuôi thì gạch hai gạch chéo ở trên hoặc ở dưới nốt.
3.1 Vuốt xuống:
🔵 Là cách vuốt dây của tay trái trong khi tay phải không gảy, không vê, không phi, âm thanh các ngón vuốt xuống phát ra nhỏ, yếu nhưng không thể dùng trong hòa tấu.
🔵 Do vậy các âm vuốt thường xen kẽ với các âm gảy, vê hay phi để có thể thừa hưởng dư âm của các âm ấy.
3.2 Vuốt nhiều dây:
🔵 Có thể vuốt hai, ba dây một lúc trong khi tay phải gảy, vê hay phi, kỹ thuật nầy ít sử dụng trong diễn tấu nhạc cổ truyền.
4. Ngón chụp:
🔵 Tay trái ngón 1 bấm vào một cung phím, tay phải gảy dây, khi âm thanh vừa phát ra, ngón 2 hoặc 3 bấm mạnh vào cung phím khác (thường là liền bậc cao hoặc thấp) âm thanh từ cung phím nầy vang lên mà không phải gảy đàn.
🔵 Âm luyến nghe được do một phần của dây đàn còn chấn động, một phần do ngón tay mổ vào cung phím tạo thêm chấn động.
🔵 Âm luyến nghe yếu nhưng mềm mại, ở những thế bấm cao âm luyến nghe kém vang nên ít được sử dụng. (Ký hiệu ngón chụp: dùng dấu luyến giữa các nốt nhạc).
5. Ngón mổ:
🔵 Gần giống như ngón luyến, nhưng tay phải không gảy dây mà ngón tay trái cứ mổ vào các cung phím để phát ra âm thanh, âm thanh ngón mổ nghe nhỏ, yếu và có màu âm riêng biệt.
🔵 Không nên sử dụng ngón mổ trong bản nhạc có tốc độ nhanh và trong hòa tấu vì hiệu quả ngón mổ nghe rất nhỏ.
🔵 Ký hiệu ngón mổ ghi như dấu hỏi đặt trên nốt nhạc.
6. Ngón vỗ:
🔵 Một ngón tay đang bấm trong khi ngón khác vỗ lên dây đàn.
7. Chồng âm, hợp âm:
🔵 Đàn tỳ bà có thể cách đánh chồng âm dễ dàng và hiệu quả nhất là sử dụng bằng miếng gảy, khi đánh chồng âm, hợp âm có thể đánh bằng móng tay hoặc phím gảy trên 4 dây, hai hoặc ba dây không khó khăn và giữ tính chất đệm trong hòa tấu.
🔵 Ðiểm độc đáo nhất của đàn tỳ bà là đánh hợp âm rãi, kỹ thuật đánh hợp âm rãi của Ðàn tỳ bà có hiệu quả đặc biệt và độc đáo như tiếng Á của đàn tranh.
❇️ CÁCH CHƠI MIẾNG GẢY
✴️ Khi diễn tấu, nghệ sĩ ngồi gập chân kiểu Nhật.
✴️ Đối với loại 4 dây họ đặt thân đàn trên hai đùi, theo tư thế ngang giống như guitar, riêng loại 5 dây thì họ thường giữ đàn thẳng đứng; tay trái giữ cần đàn, những ngón trái bấm phím, trong khi đó, bàn tay phải cầm miếng gảy khá to, gảy dây bằng cạnh dưới phía trước của miếng gảy.
✴️ Họ nhấn dây xuống giữa hai ngăn phím để tạo ra âm thanh có cao độ theo ý muốn.
✴️ Do phần đầu của ngăn phím tròn nên âm thanh của biwa phát ra có nét đặc trưng riêng.
🔆 GIA SƯ ĐÀN TỲ BÀ
⭕ Đến với trung tâm gia sư Tâm Tài Đức bạn sẽ được khám phá một chương trình học đàn Tỳ Bà đặc biệt và thú vị nhất .
⭕ Các học viên sẽ vô cùng ưng ý với phong cách dạy và học của giáo viên.
⭕ Với một môi trường học tập thân thiện và đầy chuyên nghiệp
♻️ ĐỘI NGŨ GIA SƯ DẠY ĐÀN TỲ BÀ
✔️ Đội ngũ giáo viên giỏi, chuyên nghiệp, có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm giảng dạy và biểu diễn đàn tỳ bà trong thời gian dài
✔️ Có phương pháp sư phạm, truyền đạt dẽ hiểu, tận tâm với học viên
📗 NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH HỌC
📘 Các khóa học được thiết kế chuyên sâu với các mức độ khó khác nhau phù hợp với tất cả các học viên.
📘 Dạy từ cơ bản cho học viên mới bắt đầu học đến nâng cao cho học viên đã học qua căn bản
✅ BẢNG GIÁ GIA SƯ DẠY ĐÀN TỲ BÀ
1 tuần dạy | 1 buổi |
Mức giá | 300,000 |
1 tuần dạy | 2 buổi |
Mức giá | 600,000 |
1 tuần dạy | 3 buổi |
Mức giá | 900,000 |
1 tuần dạy | 4 buổi |
Mức giá | 1,200,000 |
1 tuần dạy | 5 buổi |
Mức giá | 1,500,000 |
🌺 Tùy theo yêu cầu, trình độ, học lâu dài hay cấp tốc và khu vực của học viên ở mà mức phí trên có thể sẽ thay đổi cho phù hợp.
✅ BẠN ĐANG CẦN TÌM GIA SƯ DẠY ĐÀN TỲ BÀ XIN VUI LÒNG LIÊN HỆ:
TRUNG TÂM GIA SƯ ĐÀN TỲ BÀ TÂM TÀI ĐỨC
Các số điện thoại tư vấn cho Phụ Huynh :
Điện Thoại : 091 62 65 673 hoặc 0902 968 024 hoặc 0163 4136 810
Các số điện thoại tư vấn cho Gia sư :
Điện thoại : 0946 433 647 hoặc 0962 876 961 hoặc 0908 290 601
✅ GIA SƯ DẠY ĐÀN TỲ BÀ TẠI TPHCM
Cô : Phan Thị Huyền Trang Sinh năm : 1995 Số CMND : …………………………….. (Dấu…Bảo mật thông tin cá nhân trên Internet theo quy định của Bộ Công Thương và cho giáo viên. Chỉ khi nào phụ huynh đăng ký học trung tâm sắp xếp giáo viên dạy thì trung mới cung cấp thông tin của giáo viên và phụ huynh để trao đổi với nhau, hẹn gặp và sắp xếp lịch học) Điện thoại : …………………………….. Email : …………………………………….. Tốt nghiệp trường Nhạc Viện TPHCM, chuyên ngành Tỳ Bà Giảng viên trường:………………………….
✅ TUYỂN GIA SƯ DẠY ĐÀN TỲ BÀ TẠI TPHCM
✅ Giáo viên dạy đàn tỳ bà căn bản cho người đi làm 🌍 Đường Trương Thị Ngào, Phường Trung Mỹ Tây, Quận 12, Thành Phố Hồ Chí Minh 🔆 Số học viên: 1 🔆 Học viên: Nữ 🔆 Tuần dạy: 2 buổi 🕡Thời gian : T7, CN khoảng 19h sắp xếp 🔆 Yêu cầu : Giáo viên giỏi, có kinh nghiệm, có phương pháp sư phạm, truyền đạt dễ hiểu, nhiệt tình, có tác phong sư phạm 💲 Mức lương : 320.000đ/buổi – 1 tiếng 🔆 Tình trạng lớp : Cần gấp
✅ TUYỂN GIA SƯ DẠY ĐÀN TỲ BÀ TẠI ĐÀ LẠT
✅ Giáo viên dạy đàn tỳ bà căn bản cho người đi làm 🌍 Đường Khe Sanh, Phường 10, Thành Phố Đà Lạt, Tỉnh Lâm Đồng 🔆 Số học viên : 1 🔆 Học viên: Nữ 🔆 Tuần dạy: 2 buổi 🕡Thời gian : Khoảng 11h-14h hoặc 18h trở đi sắp xếp 🔆 Yêu cầu : Giáo viên giỏi, có kinh nghiệm, có phương pháp sư phạm, truyền đạt dễ hiểu, nhiệt tình, có tác phong sư phạm 💲 Mức lương : 300.000đ/buổi – 1 tiếng 🔆 Tình trạng lớp : Cần gấp
⏸️ ĐÀN TỲ BÀ
🔅 Đàn tỳ bà (chữ Hán: 琵琶; bính âm: pípá, romaji: biwa, tiếng Hàn: bipa)[1] là tên gọi một nhạc cụ dây gẩy của người phương Đông, qua thời gian dài sử dụng nó đã được bản địa hóa khác nhau tuỳ theo từng vùng hoặc từng quốc gia.
🔅 Tỳ bà lần đầu tiên được nêu danh trong lịch sử Việt Nam, khi Lê Tắc ghi trong An Nam chí lược, tên dàn tiểu nhạc dùng ngoài cung đình nhà Trần.
🔅 Đàn tỳ bà của Việt Nam là dạng rất cổ xưa của đàn PiPa, vốn từ Ba Tư dưới dạng đàn Barbat theo con đường tơ lụa vào Trung Quốc.
🌀 NGUỒN GỐC LỊCH SỬ
☂️ Đàn tỳ bà có từ thời Trung Hoa cổ đại, theo một số ghi chép là khoảng hơn 2000 năm lịch sử.
☂️ Từ triều đại Tần – Hán cho đến Tùy – Đường, tất cả nhạc cụ gảy dây đều được gọi là Tỳ bà (琵琶, bính âm: pípá, Latin hóa: pipa), do đó có nhiều nhận định khác nhau về thuật ngữ này.
☂️ Theo quyển Thích danh (釋名) thời Đông Hán, tỳ bà có thể là từ tượng thanh, có nguồn gốc từ âm thanh của nhạc cụ phát ra.
☂️ Trong những văn bản cổ xưa nhất, cái từ “tỳ bà” dù được viết khác nhau (tỳ bà 枇杷 hay phê bà 批把) nhưng chúng vẫn có nguồn gốc từ người Hồ (có nghĩa là người ngoại quốc, người man di).
☂️ Một tài liệu cuối thế kỷ thứ 3 (thời nhà Tấn) cho biết thuật ngữ “tỳ bà” đã xuất hiện trong triều đại nhà Tần (221–206 TCN).
☂️ Ngày nay, một số nhà nghiên cứu cho rằng cho rằng tỳ bà có khả năng xuất phát từ chữ barbat trong ngôn ngữ Ba Tư.
☂️ Tóm lại, dẫu thuật ngữ tì bà xuất hiện đầu tiên trong thời kỳ nào, nó là từ ngoại nhập hay do người Trung Quốc nghĩ ra thì có một điều chắc chắn rằng trong triều đại nhà Tần có một loại đàn gọi là Tần tỳ bà.
☂️ Người ta tin rằng loại đàn này mô phỏng hình thức thô sơ của đàn Không hầu (箜篌) và Huyền đào (弦鼗) – loại nhạc cụ có những dây đàn căng trên cái trống nhỏ gắn tay cầm, được cho là do những người xây dựng Vạn Lý trường Thành chế tạo vào cuối triều đại nhà Tần. Tần tì bà có cần đàn thẳng, hộp cộng hưởng tròn và 4 dây đàn theo chuẩn 12 nốt.
☂️ Kiểu này về sau phát triển thành đàn Nguyễn – nhạc cụ được đặt tên từ họ của nhạc sĩ Nguyễn Hàm (阮咸) trong nhóm Trúc Lâm thất hiền (竹林七賢).
☂️ Tuy nhiên, cần chú ý, Tần tỳ bà có thân đàn tròn, do đó nó có thể là loại đàn trùng tên chứ không phải là loại tỳ bà mà chúng ta biết ngày nay (loại có thân đàn hình quả lê).
☂️ Về tỳ bà hình quả lê, có hai loại mà nhiều nhà nghiên cứu cho rằng chúng có khả năng du nhập từ Trung Đông, từ vương quốc cổ Gandhāra (tiếng Phạn: गन्धार) hay Ấn Độ vào miền bắc Trung Quốc trong thế kỷ thứ 4.
☂️ Loại thứ nhất gọi là Quy từ tì bà (龜茲琵琶,Bính âm:Qiū cí pípá), có cần đàn cong với 4 chốt chỉnh dây và 4 dây đàn.
☂️ Loại thứ hai gọi là Ngũ huyền tì bà (五弦琵琶, Bính âm:Wǔ xián pípá), có cần đàn thẳng, 5 chốt chỉnh và 5 dây.
☂️ Trong triều đại nhà Hán có loại đàn gọi là Hán tỳ bà. Nhạc cụ này có 4 dây đàn tượng trưng cho 4 mùa, còn chiều dài của đàn tượng trưng cho Thiên – Địa – Nhân và Ngũ hành.
☂️ Đến triều đại nhà Tống thì những nhạc cụ gảy dây khác đã có tên riêng, thuật ngữ “tì bà” chỉ còn được sử dụng độc quyền cho nhạc cụ hình quả lê.
☂️ Nhìn chung, việc miêu tả những loại tỳ bà có hình quả lê xuất hiện khá nhiều từ giai đoạn Nam Bắc triều cho tới đời nhà Đường.
☂️ Trong triều đại nhà Đường, tì bà phát triển rực rỡ, trở thành nhạc cụ chính trong hoàng cung.
☂️ Triều đình triệu những nhạc sĩ Ba Tư, Quy Từ và các thầy dạy đàn đến kinh đô Trường An để giảng dạy, biểu diễn và chế tạo tỳ bà.
☂️ Trong thời kỳ đó, nhiều nghệ nhân làm đàn tỳ bà rất công phu với những nét hoa văn chạm khắc tuyệt hảo.
☂️ Mô típ chạm khắc thường có liên quan đến Phật giáo.
☂️ Loại tỳ bà 4 và 5 dây đặc biệt phổ biến trong triều đại nhà Đường, chúng lan tỏa sang Nhật Bản, Việt Nam và Hàn Quốc cũng trong triều đại này.
☂️ Bên cạnh loại tỳ bà thông thường còn có một loại khác gọi là Nam âm tỳ bà (南音琵琶;Bính âm:Nányīn pípá, viết gọn là nanpa) hay Nam quản tỳ bà (南管琵琶,Bính âm:Nán guǎn pípá), gọi dân dã là “tỳ bà miền Nam” hoặc “tỳ bà nằm ngang”.
☂️ Nhạc cụ này có nguồn gốc ở khu vực trung tâm Trung Quốc, về sau được đưa tới tỉnh Phúc Kiến rồi được dùng chủ yếu ở tỉnh này.
☂️ Nam âm có thân đàn khá giống loại tì bà thông thường, những khác biệt chính nằm ở chỗ phím đàn, trục đàn và mặt thân đàn sơn màu đen.
☂️ Cần và thân đàn được làm từ một khối gỗ duy nhất (thường là gỗ thông, không nặng bằng tỳ bà thông thường); tuy nhiên có trường hợp mặt thân đàn lại làm từ gỗ quý.
☂️ Phần đầu trục cong ngược ra phía sau, phần này và chốt chỉnh được làm riêng.
☂️ Mỗi bên hông thân đàn có một lỗ thoát âm hình trăng lưỡi liềm. Dưới ngựa đàn có một lỗ nhỏ hình thoi. Nam âm tỳ bà chỉ có 4 phím đàn chính (thay vì 6 như tì bà thông thường, không có phím trên cùng và phím dưới cùng), làm từ những miếng gỗ hình tam giác, phù ngoài bằng vỏ rùa biển; ngoài ra còn 9-10 phím thấp và mỏng cũng làm từ một loại gỗ theo thang âm diatonic. Phần bàn phím ở hai bên hông những phím tam giác được khảm xà cừ.
☂️ Nam âm tỳ bà có 4 dây nilon, chỉnh giọng giống tỳ bà thông thường, nhưng nhạc cụ này được chơi ở tư thế nằm ngang giống guitar chứ không dựng đứng tựa trên đùi như tì bà thông thường. Khi diễn tấu người ta thường dùng miếng gảy hơn là sử dụng ngón tay hoặc móng giả.
☂️ Một loại tỳ bà khác có tên là Đồng tỳ bà (侗琵琶;Bính âm:Dòng pípá), trông không giống lắm loại tì bà thông thường, vì nó có thân đàn hình trái tim chứ không phải quả lê.
☂️ Đồng tỳ bà là đàn tỳ bà của tộc người Đồng (侗族) nói tiếng Đồng Thủy (侗水語), cư trú rải rác ở tỉnh Quý Châu, Hồ Nam, Hồ Bắc và khu tự trị Quảng Tây thuộc miền nam Trung Quốc.
☂️ Đồng tỳ bà được làm từ một khối gỗ khoét rỗng, có một lớp gỗ mỏng dán keo ở mặt trước thân đàn; cần và trục đàn làm từ một khối gỗ khác, thường thì trông khá giống cần đàn Tam huyền (三弦; Bính âm:Sānxián) hay cần đàn Tam vị tuyến (三味線; nihongo: shamisen) Nhật Bản.
☂️ Đồng tì bà có 2 hoặc 3 phím đàn và 4 dây đàn chỉnh bằng 4 trục tròn dài. Các dây này chạy căng trên một ngựa đàn gỗ nhỏ tới một chốt dây nhỏ ở cuối thân đàn.
☂️ Người ta thường sử dụng Đồng tì bà để đệm hát và khiêu vũ bằng cách đánh chập (strumming).
☂️ Nhìn chung, đến triều đại nhà Tống thì loại tỳ bà hình quả lê có 5 dây đã mai một, không còn được sử dụng nữa.
☂️ Vào đầu thế kỷ 21 người Trung Quốc đã cố khôi phục lại loại đàn này, tạo ra loại tỳ bà 5 dây hiện đại mô phỏng từ loại đời nhà Đường, ngoài ra họ còn chế tạo Tì bà điện (电琵琶;Bính âm: Diàn pípá).
☂️ Trên thực tế, đây là loại tỳ bà thông thường, được gắn thêm những pickup nam châm kiểu guitar điện để khuếch đại âm thanh thông qua một amplifier hay PA system (hệ thống phân bố và khuếch đại âm thanh điện tử thông qua microphone, amplifier và loa).
☂️ Trên thị trường còn có loại Tụ trân tỳ bà (袖珍琵琶 Bính âm:Xiùzhēn pípa) – nhạc cụ đồ chơi của Trung Quốc.
☂️ Nó là phiên bản nhỏ xíu của đàn tỳ bà thông dụng, có kích cỡ khác nhau.
☂️ Tùy theo kiểu, tụ trân tỳ bà có từ 2 đến 5 dây, thân đàn hình quả lê; cần và trục đàn dài ngắn khác nhau. Kiểu nhỏ nhất nằm gọn trong lòng bàn tay, kiểu lớn nhất dài trên 40 cm.
🌈 CẤU TRÚC CƠ BẢN CỦA ĐÀN TỲ BÀ
⚡ Cần đàn và thùng đàn liền nhau có dáng như hình quả lê bổ đôi.
⚡ Mặt đàn bằng gỗ nhẹ, xốp, để mộc.
⚡ Phía mặt cuối thân đàn có một bộ phận để mắc dây gọi là ngựa đàn.
⚡ Đầu đàn (hoặc thủ đàn) cong có chạm khắc rất cầu kỳ, khi là hình chữ thọ, khi là hình con dơi.
⚡ Nơi đầu đàn gắn bốn trục gỗ để lên dây.
⚡ Tỳ bà có nhiều loại, song hầu như tất cả đều có thân đàn hình quả lê, mặt đàn thường làm từ gỗ bào đồng hay gỗ phượng hoàng; phần lưng thân đàn làm từ gỗ hồng sắc, gỗ gụ hoặc gỗ đàn hương đỏ.
⚡ Cần đàn cong hoặc thẳng tùy theo loại. Đầu cần chạm khắc những biểu tượng lạc quan theo quan điểm Trung Quốc, có thể gắn thêm những hạt đá chất lượng tốt.
⚡ Loại ở đây dài 94,2 cm; thân đàn rộng 22,5 cm, dầy 4,7 cm.
⚡ Ban đầu, tỳ bà có cần đàn 4 phím (gọi là tương 相) nhưng đến đầu nhà Minh nhạc cụ này có thêm những phím bằng tre (gọi là phẩm 品) trên miếng gỗ tăng âm, giúp mở rộng âm vực.
⚡ Số phím đàn tăng dần từ 10, 14 hay 16 trong thời nhà Thanh, sau đó tăng lên 19, 24, 29 và 30 trong thế kỷ 20.
⚡ Những phím đàn hình nêm trên cần đàn ban đầu là 4, sau đó được nâng lên là 6 cũng trong thế kỷ 20. Loại tì bà 14 hoặc 26 phím đàn được bố trí gần như tương ứng với quãng một cung và nửa cung trong nhạc phương Tây.
⚡ Tính từ chốt nâng dây (nut) trên cần đàn, cao độ sẽ là 1 cung -1/2 cung – 1/2 cung -1/2 cung -1/2 cung -1 cung – 1/2 cung -1/2 cung -1/2 cung -1 cung -1 cung – 3/4 cung- 3/4 cung -1 cung – 1 cung – 3/4 cung – 3/4 cung, (vài phím có giọng 3/4 cung hoặc “giọng không rõ ràng”).
⚡ Toàn bộ chiều dài của thân đàn có số đo từ 94 – 100 cm.
⚡ Phần cần đàn có gắn 4 hoặc 5 miếng ngà voi cong vòm lên gọi là Tứ Thiên Vương.
⚡ Tám phím chính làm bằng tre hoặc gỗ gắn ở phần mặt đàn cho các cao độ khác nhau.
⚡ Thuở xưa dây đàn se bằng tơ tằm rồi đem vuốt sáp ong cho mịn, hoặc sử dụng gân bò, ngày nay người ta thay dây tơ bằng dây nilon hoặc thép.
⚡ Loại tỳ bà truyền thống có 16 phím trở nên kém phổ biến dần, mặc dù nó vẫn được dùng trong vài loại nhạc địa phương, thí dụ như thể loại Nam Quản (南管).
⚡ Loại tỳ bà hiện đại dài khoảng 96 cm, có 4 dây, được gắn thêm 6 phím phụ, kết hợp với 18, 24, 25 hoặc 28 phím chuẩn, bố trí khoảng cách 12 âm nửa cung.
⚡ Bốn dây đàn chỉnh giọng A, d, e, a, với âm vực rộng từ A đến g3.
⚡ Ngày xưa dây đàn làm bằng tơ se. Trong triều đại nhà Đường, nghệ sĩ chơi đàn bằng các ngón của bàn tay phải, về sau mới thay bằng miếng gảy lớn.
⚡ Trong thập niên 1950, dây thường được làm bằng thép bọc nilon hoặc dây kim loại, giúp giọng tỳ bà tươi sáng và sôi nổi hơn, có vẻ tương tự giọng mandolin.
⚡ Tuy nhiên, dây kim loại gây trở ngại là khó gảy bằng móng tay hơn, vì thế người ta thường sử dụng móng giả để chơi đàn.
⚡ Móng giả thường làm bằng làm bằng nhựa hoặc mai rùa.
⚡ Tỳ bà có khả năng diễn tả đa dạng cung bậc cảm xúc khác nhau, thường được dùng trong dàn nhạc lớn của Trung Quốc hay đệm cho nhạc kịch.
⚡ Ngày nay người ta còn sử dụng loại đàn này trong cả nhạc pop và rock.
⚡ Đàn có bốn dây lên theo 2 quãng 4, mỗi quãng 4 cách nhau một quãng 2: Đô – Fa – Sol – Đô1 hoặc Sol -Đô1 – Rê1 – Sol1.
⚡ Khi chơi đàn nghệ nhân gẩy đàn bằng miếng đồi mồi hoặc miếng nhựa.
⚡ Theo cách tính và quan niệm của người Trung Quốc, đàn tỳ bà dài 36 thốn (đơn vị đo), số 3 tượng trưng cho Thiên-Địa-Nhân, số 5 tượng trưng cho Ngũ Hành, 4 dây tượng trưng cho 4 mùa.
🎈 ĐÀN TỲ BÀ DU NHẬP VÀO VIỆT NAM
💧 Tỳ bà đã du nhập sang nước Việt từ rất sớm.
💧 Bằng chứng là hình chạm các nhạc công trên tảng đá vuông dùng làm chân cột chùa Phật Tích, Bắc Ninh, có chạm hình tỳ bà giữa hai nhạc công dùng ống sênh, và ống tiêu thổi dọc.
💧 Trong khi đàn tranh có vóc dáng mà không thấy những con nhạn căng dây, đứng giữa hai nhạc công thổi ống sênh và ống sáo ngang. Suốt thời nhà Trần, tỳ bà chỉ góp mặt trong dàn Tiểu nhạc dùng trong dân gian.
💧 Đời nhà Hậu Lê, khi Lương Đăng quy định nhạc cung đình theo mẫu nhà Minh, tỳ bà có mặt trong dàn Đường Hạ chi nhạc.
💧 Nhưng quy định của Lương Đăng không được ai tán thành cả.
💧 Nguyễn Trãi đã dâng biểu để tâu với Hoàng đế vì sao ông đã từ chức không ở trong Ban lo việc quy định Nhạc Triều Đình, nêu những cái sai của Lương Đăng.
💧 Nhưng cuối cùng Lê Thái Tông cho thi hành theo quy chế mới của Lương Đăng.
💧 Đến đời Hồng Đức (1470-1497), ba vị đại thần là Lương Thế Vinh, Thân Nhân Trung, Đỗ Nhuận kê cứu âm nhạc Trung Hoa hiệp vào quốc âm, chế ra hai đội Đồng Văn và Nhã Nhạc để đàn và hát trong cung đình.
💧 Đàn tỳ bà và đàn Tranh đều có trong hai đội ấy.
💧 Nhưng các Vị Đại thần không muốn giữ tên tranh hay tỳ bà là tên Trung Quốc, nên đặt cho tỳ bà tên Tứ huyền cầm (đàn 4 dây) còn đàn Tranh lúc ấy có 15 dây mang tên là Thập ngũ huyền cầm
💧 Sau đó, có một sự thay đổi rất lớn từ đời Quang Hưng (1578), hai đội Đồng Văn, Nhã nhạc chỉ còn được dùng trong các lễ lớn như Tế Giao, Tế Miếu, Đại triều.
💧 Trong các dịp khác, lần lần Đồng Văn, Nhã Nhạc bị đội Giáo phường trong dân gian thay thế.
💧 Tỳ bà bị bỏ quên trong khi đàn tranh được sung vào Đội Giáo phường, góp mặt với đàn đáy, đàn Trường Cùng (làm bằng cây tre dài 3, 4 thước ta, do một bà lão nghệ nhân gõ để giữ nhịp), có trống yêu cổ, có loại địch quản mà tên gọi thông thường là Quyển Thúy.
💧 Có đào nương vừa ca vừa gõ phách có cả sênh tiền.
💧 Khi đàn trong cung điện gọi là đi hát cửa quyền (tiền thân của ca trù) thì đội Giáo phường có rất nhiều nhạc công đàn Cầm, tức là loại đàn dây, trong đó có đàn Tranh 15 dây và còn nhiều trống to, trống nhỏ, ống địch, hải loa…
💧 Cuối đời nhà Lê, có một thay đổi lớn: đàn Tranh không còn có mặt trong dàn nhạc triều đình mà thay bằng tỳ bà góp mặt với đàn nguyệt (lúc đó tên là đàn song vận), đàn tam, đàn nhị, có hai cái sáo, một trống bản, một tam âm la và một sênh tiền.
💧 Sau chiến thắng Kỷ Dậu, Quang Trung gửi một phái đoàn hữu nghị sang chầu Càn Long.
💧 Thanh Đế phong cho Quang Trung tước An Nam quốc vương, người Trung Quốc gọi dàn nhạc đi theo là “An Nam quốc nhạc”.
💧 Khâm định Đại Thanh Hội điển sự lệ ghi lại, nhiều chi tiết về chín loại nhạc nước ngoài có mặt tại triều đình nhà Thanh gọi là Cửu tấu.
💧 Nguyễn Ánh lên ngôi, lấy niên hiệu là Gia Long, từ năm 1802 người Trung Quốc đổi tên lại là Việt Nam quốc nhạc.
💧 Nhà Nguyễn chấn chỉnh nhạc cung đình.
💧 Lập dàn Đại Nhạc gồm Kèn trống là chính. Và dàn Nhã nhạc cũng gọi là Tiểu nhạc hay “Ti trúc tế nhạc”, vì dàn nhạc gồm những nhạc khí mắc dây tơ và cây sáo trúc.
💧 Tỳ bà có mặt trong dàn nhạc cung đình còn đàn Tranh lại được trọng dụng trong dân gian và trở thành một nhạc khí quan trọng của nhạc thính phòng.
💧 Đàn Tranh, đàn nguyệt, đàn nhị, đàn tam và đàn tỳ bà trở thành ban Ngũ tuyệt của ca nhạc thính phòng Huế (tiền thân của ca Huế).
🌌 SỬ DỤNG ĐÀN TỲ BÀ
🌨️ Ở Việt Nam đàn tỳ bà có mặt trong các dàn nhạc:
🌨️ Nhã nhạc cung đình Huế, Lễ nhạc Phật giáo, Lễ nhạc Cao Đài, nhạc tài tử, phường bát âm, cải lương và dàn nhạc dân tộc tổng hợp.
🌨️ Mặc dù đàn tỳ bà có xuất xứ từ các nước khác, nhưng qua thời gian dài sử dụng nó đã được bản địa hóa và trở thành cây đàn của Việt Nam, thể hiện sâu sắc, đậm đà những bản nhạc mang phong cách của dân tộc Việt Nam trong lĩnh vực khí nhạc.
🌨️ Ngày nay số người biết sử dụng tỳ bà theo phong cách truyền thống Việt Nam chỉ đếm được trên đầu ngón tay.
Xem thêm
Gia sư năng khiếu | GIA SƯ PIANO |
GIA SƯ DẠY ĐÀN ORGAN | GIA SƯ ĐÀN TRANH |
GIA SƯ DẠY ĐÀN BẦU | GIA SƯ GUITAR |
GIA SƯ DẠY UKULELE | GIA SƯ VIOLIN |
GIA SƯ DẠY ĐÀN TỲ BÀ | GIA SƯ DẠY ĐÀN MANDOLIN TẠI NHÀ |
GIA SƯ DẠY KÈN SAXOPHONE | GIA SƯ DẠY KÈN HARMONICA |
GIA SƯ DẠY THỔI SÁO | GIA SƯ THANH NHẠC |
Từ khóa » Gảy đàn Tỳ Bà
-
Kỹ Thuật Chơi đàn Tỳ Bà
-
Đàn Tỳ Bà – Wikipedia Tiếng Việt
-
Cấu Tạo Và Kỹ Thuật Diễn Tấu Đàn Tỳ Bà | Mobile - TẠ THÂM
-
Hướng Dẫn Gắn Móng Gảy đàn Tỳ Bà Trung Hoa ( Pipa ) - YouTube
-
Đàn Tỳ Bà - “nữ Hoàng Của Các Nhạc Cụ Dân Gian”
-
Nhạc Cụ Cổ Truyền VN – Đàn Tỳ Bà | Đọt Chuối Non
-
Móng Chuyên Nghiệp Chơi đàn Tỳ Bà (pipa) [Cổ Trang] - Shopee
-
Cách Chơi Bằng Miếng Gảy (tỳ Bà Nhật - Biwa) Đàn Tỳ Bà - Tieng Wiki
-
Tìm Hiểu Về đàn Tỳ Bà Có Mấy Dây? - Mpod
-
Cách Chơi đàn Tỳ Bà - AU3D.VN
-
Kỹ Thuật Gảy đàn Tỳ Bà Có độ Khó Khá Cao, Là Một Trong ... - Facebook
-
Đại Việt Phong Hoa - 大越豐華 - ĐÀN TỲ BÀ (琵琶) Tỳ Bà ... - Facebook
-
TyBachitiet