TyBachitiet
Có thể bạn quan tâm
Ðàn Tỳ Bà | ||||||||||||||||||||||||||||||||||
2.1. NHẠC KHÍ DÂY 2.1.1. NHẠC KHÍ DÂY GẢY 2.1.1.3. ÐÀN TỲ BÀ 1-Giới thiệu sơ lược: àn Tỳ Bà là nhạc khí dây gảy được sử dụng khắp ba miền của đất nước. Ðàn Tỳ Bà thường để độc tấu các tác phẩm nhạc cổ truyền, khả năng độc tấu của Ðàn Tỳ Bà rất phong phú. Ðàn Tỳ Bà còn là thành viên của nhiều Dàn nhạc. 2-Xếp loại: àn Tỳ Bà là nhạc khí dây gảy loại có dọc (cần đàn), rất phổ biến tại Việt Nam đồng thời một số nước khác ở Châu Á cũng có. Ðàn Tỳ Bà được nhập vào Việt Nam từ Trung Quốc. 3-Hình thức cấu tạo:
Vị trí nốt trên dọc (cần đàn): 4-Màu âm, Tầm âm: àu âm Ðàn Tỳ Bà trong sáng, vui tươi, thể hiện tính chất tươi sáng và trữ tình. Màu âm Ðàn Tỳ Bà hơi giống Ðàn Nguyệt nhưng có phần hơi đanh và khô hơn, nhất là ở những khoảng âm cao. Tầm âm của Ðàn Tỳ Bà là 3 quãng tám: từ Ðô lên Ðô3 (c lên c3) . Ví dụ: (069-3) Ví dụ: (073-4) Ví dụ: (070-5) Ví dụ: (071-6) Ví dụ: (072-7) Ví dụ: (073-2) 5-Kỹ thuật diễn tấu: Tư thế ngồi và cách gảy đàn: ỹ thuật diễn tấu của Ðàn Tỳ Bà có nhiều ngón giống như Ðàn Nguyệt. Tư thế đàn: Ngồi thấp: xếp chân trên chiếu. Ngồi thẳng trên ghế, đàn được đặt gần như thẳng đứng. Kỹ thuật tay phải: Tay phải gảy đàn, cách sử dụng móng tay để đàn có nhiều kỹ thuật phức tạp nhưng sinh động. Ngón phi: ngón phi của Ðàn Tỳ Bà có thể đánh trên cả 4 dây hoặc phi trên từng cặp dây(dây1+2; dây2+3 và 3+4) hoặc phi trên từng dây 1 hoặc 4 dễ dàng hơn. Ví dụ : (074.9) Ví dụ : (074.10) Ví dụ : (074.11) Kỹ thuật tay trái: Kỹ thuật tay trái của Ðàn Tỳ Bà có các ngón nhấn, ngón vuốt, ngón mổ, bấm hợp âm, đặc biệt Ðàn Tỳ Bà có lối đánh song thinh (song thanh): 2 đồng âm ở hai dây khác nhau. Ngón nhấn: các phím đàn gắn cách nhau không xa lắm, mỗi phím lại không cao như Ðàn Nguyệt nên các loại ngón nhấn (nhấn, nhấn luyến lên, nhấn láy...) đều có những hạn chế, thường chỉ nhấn từ nửa cung đến một cung liền bậc, hiệu quả ngón nhấn tốt nhất là khoảng âm trầm và một phần khoảng âm giữa. Ví dụ : (075.13) Ngón vuốt: được sử dụng nhiều ở Ðàn Tỳ bà, trong các tác phẩm cổ truyền ngón vuốt được sử dụng nhiều như ngón nhấn của Ðàn Nguyệt. Ký hiệu ngón vuốt không vê dùng gạch chéo nối giữa hai nốt. Vuốt có vê dùng gạch chéo nối giữa hai nốt đồng thời gạch hai gạch chéo ở nốt nhạc có đuôi, nếu nốt nhạc không có đuôi thì gạch hai gạch chéo ở trên hoặc ở dưới nốt. Ví dụ : (076.15) Ví dụ : (077.16) Vuốt xuống: là cách vuốt dây của tay trái trong khi tay phải không gảy, không vê, không phi, âm thanh các ngón vuốt xuống phát ra nhỏ, yếu nhưng không thể dùng trong hòa tấu. Do vậy các âm vuốt thường xen kẽ với các âm gảy, vê hay phi để có thể thừa hưởng dư âm của các âm ấy. Ví dụ : (078.17) Vuốt nhiều dây: có thể vuốt hai, ba dây một lúc trong khi tay phải gảy, vê hay phi, kỹ thuật nầy ít sử dụng trong diễn tấu nhạc cổ truyền. Ví dụ : (079.18) Ngón chụp: tay trái ngón 1 bấm vào một cung phím, tay phải gảy dây, khi âm thanh vừa phát ra, ngón 2 hoặc 3 bấm mạnh vào cung phím khác (thường là liền bậc cao hoặc thấp) âm thanh từ cung phím nầy vang lên mà không phải gảy đàn. Âm luyến nghe được do một phần của dây đàn còn chấn động, một phần do ngón tay mổ vào cung phím tạo thêm chấn động. Âm luyến nghe yếu nhưng mềm mại, ở những thế bấm cao âm luyến nghe kém vang nên ít được sử dụng. Ký hiệu ngón chụp: dùng dấu luyến giữa các nốt nhạc. Ví dụ: (080.14) Ngón mổ: gần giống như ngón luyến, nhưng tay phải không gảy dây mà ngón tay trái cứ mổ vào các cung phím để phát ra âm thanh, âm thanh ngón mổ nghe nhỏ, yếu và có màu âm riêng biệt. Không nên sử dụng ngón mổ trong bản nhạc có tốc độ nhanh và trong hòa tấu vì hiệu quả ngón mổ nghe rất nhỏ. Ký hiệu ngón mổ ghi như dấu hỏi đặt trên nốt nhạc. Ví dụ : (081.19) Ngón vỗ: một ngón tay đang bấm trong khi ngón khác vỗ lên dây đàn. Ví dụ : (082.20) Chồng âm, hợp âm: Ðàn Tỳ Bà có thể cách đánh chồng âm dễ dàng và hiệu quả nhất là sử dụng bằng miếng gảy, khi đánh chồng âm, hợp âm có thể đánh bằng móng tay hoặc phím gảy trên 4 dây, hai hoặc ba dây không khó khăn và giữ tính chất đệm trong hòa tấu. Ðiểm độc đáo nhất của Ðàn Tỳ Bà là đánh hợp âm rãi, kỹ thuật đánh hợp âm rãi của Ðàn Tỳ Bà có hiệu quả đặc biệt và độc đáo như tiếng Á của Ðàn Tranh . Ví dụ : (083.21) Ví dụ: (093-39) Ví dụ: (094-26) Ví dụ: (095-28) Ví dụ: (096-30) Ví dụ: (097-32) Ví dụ: (098-34) Ví dụ: (099-36) Ví dụ: (100-38)
6- Vị trí Ðàn Tỳ Bà trong các Dàn nhạc:
àn Tỳ Bà thường để độc tấu các bản nhạc cổ truyền Dân tộc, khả năng độc tấu rất phong phú hay sử dụng trong các Ban nhạc Tài tử, Phường Bát âm, Dàn nhạc Cung đình Huế, Dàn nhạc Cải lương, đặc biệt gần đây được đưa vào Dàn nhạc Dân tộc Tổng hợp hòa tấu và Dàn nhạc Giao hưởng Dân tộc.
7-Những nhạc khí tương tự ở Ðông Nam Á và các nước: Ðàn Tỳ Bà Việt Nam: ương tự với Ðàn Tỳ Bà Nhật Bản có Biwa, ở Trung quốc có PiPa đánh bằng 5 ngón tay (ngũ trảo) .
|
Từ khóa » Gảy đàn Tỳ Bà
-
Kỹ Thuật Chơi đàn Tỳ Bà
-
Đàn Tỳ Bà – Wikipedia Tiếng Việt
-
Cấu Tạo Và Kỹ Thuật Diễn Tấu Đàn Tỳ Bà | Mobile - TẠ THÂM
-
Hướng Dẫn Gắn Móng Gảy đàn Tỳ Bà Trung Hoa ( Pipa ) - YouTube
-
Đàn Tỳ Bà - “nữ Hoàng Của Các Nhạc Cụ Dân Gian”
-
Nhạc Cụ Cổ Truyền VN – Đàn Tỳ Bà | Đọt Chuối Non
-
Móng Chuyên Nghiệp Chơi đàn Tỳ Bà (pipa) [Cổ Trang] - Shopee
-
Cách Chơi Bằng Miếng Gảy (tỳ Bà Nhật - Biwa) Đàn Tỳ Bà - Tieng Wiki
-
Tìm Hiểu Về đàn Tỳ Bà Có Mấy Dây? - Mpod
-
GIA SƯ DẠY ĐÀN TỲ BÀ
-
Cách Chơi đàn Tỳ Bà - AU3D.VN
-
Kỹ Thuật Gảy đàn Tỳ Bà Có độ Khó Khá Cao, Là Một Trong ... - Facebook
-
Đại Việt Phong Hoa - 大越豐華 - ĐÀN TỲ BÀ (琵琶) Tỳ Bà ... - Facebook