GIÁ TRỊ PHÁP LÝ CỦA HỢP ĐỒNG GIAO KẾT QUA EMAIL - TPLAW
Có thể bạn quan tâm
Hỏi: Công ty tôi và đối tác muốn giao kết Hợp đồng dịch vụ nhưng không thể ký trực tiếp do đối tác đang ở nước ngoài. Công ty tôi có thể giao kết Hợp đồng trên qua Email được không?
Đáp: TP LAW chân thành cám ơn Khách hàng đã tin tưởng gửi câu hỏi đến TP LAW.
Liên quan đến vấn đề Quý khách hàng thắc mắc, Chúng tôi xin giải đáp như sau:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015 thì: “Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản”.
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 33 Luật Giao dịch điện tử 2005 thì: “Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu theo quy định của Luật này” và Điều 10 Luật Giao dịch điện tử 2005 thì: “Thông điệp dữ liệu được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác”.
Căn cứ các quy định nêu trên, có thể thấy Hợp đồng điện tử được thiết lập dưới hình thức thư điện tử (email) có giá trị pháp lý như giao dịch bằng văn bản và có hiệu lực pháp luật. Do đó, Quý Khách hàng có thể giao kết Hợp đồng dịch vụ qua email với đối tác và Hợp đồng này có hiệu lực pháp luật.
Bên cạnh đó, Quý khách hàng phải đảm bảo nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử như sau:
- Các bên tham gia có quyền thỏa thuận sử dụng phương tiện điện tử trong giao kết và thực hiện hợp đồng;
- Việc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử phải tuân thủ các quy định của Luật Giao dịch điện tử 2005 và pháp luật về hợp đồng;
- Khi giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, các bên có quyền thoả thuận về yêu cầu kỹ thuật, chứng thực, các điều kiện bảo đảm tính toàn vẹn, bảo mật có liên quan đến hợp đồng điện tử đó.
- Lưu ý: Đối với một số trường hợp luật quy định Hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký (khoản 2 Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015) thì Quý Khách hàng không được giao kết Hợp đồng điện tử với đối tác vì có thể vi phạm về hình thức.
Trên đây là các quy định của pháp luật liên quan đến giá trị pháp lý của hợp đồng giao kết qua email. Mọi thắc mắc hoặc cần hỗ trợ pháp lý liên quan đến vấn đề trên vui lòng liên hệ TP LAW để được tư vấn theo thông tin sau: E-mail: info@tplaw.vn hoặc Điện thoại: 028 3831 3123 hoặc đến trực tiếp trụ sở Công ty theo địa chỉ: 203/6/1 Huỳnh Văn Nghệ, P.12, Q.Gò Vấp, TP.HCM./.
Chuyên viên pháp lý: Lê Thành Đạt
Không có bài viết liên quan
TÌM KIẾM TIN MỚI NHẤTTừ khóa » Email Có được Xem Là Hợp đồng
-
Thỏa Thuận Mua Bán Hàng Hóa Qua Email Có Hiệu Lực Pháp Luật ...
-
+ Hợp đồng Giao Kết Qua Email Có Hiệu Lực Không? - Luật Sư
-
Giá Trị Pháp Lý Của Thư điện Tử/ Email - NVCS
-
Hợp đồng Giao Kết Qua Email Có Hiệu Lực Không? - Công Ty Luật SB
-
Giá Trị Pháp Lý Của Hợp đồng Qua Thư điện Tử? - Luật Minh Khuê
-
Quy Trình Ký Kết Hợp đồng điện Tử Qua Email - CyberSign
-
Hợp đồng Tình ái Bằng Mail Có được Xem Là Chứng Cứ
-
Hỏi Về Giá Trị Pháp Lý Của Thư điện Tử/email
-
Hiện Nay Có Các Hình Thức Ký Hợp đồng Lao động Nào? Hợp đồng ...
-
Hợp đồng Giao Kết Qua Email Có Hiệu Lực Không?
-
Hướng Dẫn Quy Trình Ký Kết Hợp Đồng Điện Tử EFY Qua Email Dễ ...
-
Email Chấp Nhận Thư Chào Giá Có Xác Lập Giao Dịch Giữa Các Bên ...
-
KÝ HỢP ĐỒNG QUA THƯ ĐIỆN TỬ | Nhu Y Law Firm
-
Email Có được Coi Là Chứng Cứ Pháp Lý Trong Giải Quyết Tranh Chấp?