Hợp đồng Giao Kết Qua Email Có Hiệu Lực Không?
Có thể bạn quan tâm
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử, các giao dịch thương mại điện tử ngày càng phát triển và hợp đồng điện tử được hình thành từ đó và được sử dụng nhiều trong quá trình giao dịch thương mại.
Thông điệp dữ liệu không bị phủ nhận giá trị dùng làm chứng cứ chỉ vì đó là một thông điệp dữ liệu. Giá trị chứng cứ của thông điệp dữ liệu được xác định căn cứ vào độ tin cậy của cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi thông điệp dữ liệu; cách thức bảo đảm và duy trì tính toàn vẹn của thông điệp dữ liệu; cách thức xác định người khởi tạo và các yếu tố phù hợp khác.[1]
Điều 33 Luật giao dịch điện tử năm 2005 quy định: “Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu theo quy định của Luật này.”
Theo đó, thông điệp dữ liệu được quy định theo Điều 10, Luật giao dịch điện tử 2005 như sau: “Thông điệp dữ liệu được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác.”
Ngoài ra, theo Điều 34, Luật giao dịch điện tử 2005 có quy định về việc thừa nhận giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử như sau: “Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử không thể bị phủ nhận chỉ vì hợp đồng đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu.”
Mặt khác, Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.[2] Như vậy, pháp luật về dân sự, pháp luật giao dịch điện tử đã ghi nhận tính pháp lý của hợp đồng điện tử là văn bản.
Căn cứ Khoản 3, Điều 3, Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử quy định:“Chứng từ điện tử trong giao dịch thương mại (dưới đây gọi tắt là chứng từ điện tử) là hợp đồng, đề nghị, thông báo, xác nhận hoặc các tài liệu khác ở dạng thông điệp dữ liệu do các bên đưa ra liên quan tới việc giao kết hay thực hiện hợp đồng.”
Vậy hợp đồng được giao kết qua email cũng được coi là chứng từ điện tử.
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về một số vấn đề liên quan đến giá trị pháp lý của email. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến bạn chưa hiểu hết vấn đề hoặc và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của bạn.
Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn trực tuyến, gọi số 0931.105.104 để được giải đáp.
——————————————————
LUẬT SƯ NGUYỄN THỊ MẾN (MLawyer)
✦ Website: https://luatsunguyenthimen.vn/
✦Tổng đài tư vấn: 0931.105.104
✦ Email: lsnguyenthimen@gmail.com
[1] Điều 14 Luật giao dịch điện tử năm 2005
[2] Khoản 1 Điều 119 Bộ luật Dân sự năm 2005
Từ khóa » Email Có được Xem Là Hợp đồng
-
Thỏa Thuận Mua Bán Hàng Hóa Qua Email Có Hiệu Lực Pháp Luật ...
-
+ Hợp đồng Giao Kết Qua Email Có Hiệu Lực Không? - Luật Sư
-
Giá Trị Pháp Lý Của Thư điện Tử/ Email - NVCS
-
Hợp đồng Giao Kết Qua Email Có Hiệu Lực Không? - Công Ty Luật SB
-
Giá Trị Pháp Lý Của Hợp đồng Qua Thư điện Tử? - Luật Minh Khuê
-
GIÁ TRỊ PHÁP LÝ CỦA HỢP ĐỒNG GIAO KẾT QUA EMAIL - TPLAW
-
Quy Trình Ký Kết Hợp đồng điện Tử Qua Email - CyberSign
-
Hợp đồng Tình ái Bằng Mail Có được Xem Là Chứng Cứ
-
Hỏi Về Giá Trị Pháp Lý Của Thư điện Tử/email
-
Hiện Nay Có Các Hình Thức Ký Hợp đồng Lao động Nào? Hợp đồng ...
-
Hướng Dẫn Quy Trình Ký Kết Hợp Đồng Điện Tử EFY Qua Email Dễ ...
-
Email Chấp Nhận Thư Chào Giá Có Xác Lập Giao Dịch Giữa Các Bên ...
-
KÝ HỢP ĐỒNG QUA THƯ ĐIỆN TỬ | Nhu Y Law Firm
-
Email Có được Coi Là Chứng Cứ Pháp Lý Trong Giải Quyết Tranh Chấp?