Giải Bài Tập Hóa 11 Bài 2: Axit, Bazơ Và Muối
Có thể bạn quan tâm
Giải bài tập Hoá 11 Bài 2: Axit, bazơ và muối
- A. Giải bài tập Hóa 11 trang 10
- Bài 1 trang 10 sgk hóa 11
- Bài 2 trang 10 sgk hóa 11
- Bài 3 trang 10 sgk hóa 11
- Bài 4 trang 10 sgk hóa 11
- Bài 5 trang 10 sgk hóa 11
- B. Nhắc lại kiến thức cơ bản: Axit, bazơ và muối
- I. Axit: Theo thuyết A-rê-ni-ut
- II. Bazo: Theo thuyết A-rê-ni-ut
- III. Hidroxit lưỡng tính
- IV. Muối
- C. Giải SBT hóa 11 bài 2: Axit, bazơ và muối
Giải Hóa 11 Bài 2: Axit, bazơ và muối. Tài liệu hướng dẫn bạn giải các bài tập trong SGK Hóa học lớp 11 trang 10, qua tài liệu này các bạn sẽ có thêm kiến thức cũng như kỹ năng giải bài tập. Hi vọng rằng đây sẽ là tài liệu hữu ích hỗ trợ cho các bạn trong quá trình học. Mời các bạn tham khảo.
A. Giải bài tập Hóa 11 trang 10
Bài 1 trang 10 sgk hóa 11
Phát biểu các định nghĩa axit, axit một nấc và nhiều nấc, bazơ, hiđroxit lưỡng tính, muối trung hoà, muối axit. Lấy các thí dụ minh họa và viết phương trình điện li của chúng.
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
1. Axit
Axit là chất khi tan trong nước phân li ra cation H+.
Ví dụ: HCl → H+ + Cl–
+ Những axit mà tan trong nước phân li nhiều nấc ra ion H+ gọi là các axit nhiều nấc.
Ví dụ : H2SO4, H3PO4…
+ Những axit mà tan trong nước phân li 1 nấc ra ion H+ gọi là các axit một nấc.
2. Bazo
Bazơ là chất khi tan trong nước phân li ra anion OH–.
Ví dụ : KOH → K+ + OH–
+ Hiđroxit lưỡng tính là hiđroxit khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit, vừa có thể phân li như bazơ.
Zn(OH)2 ⇔ Zn2+ + 2OH–
Zn(OH)2 ⇔ ZnO22- + 2H+
3. Muối
Muối là hợp chất, khi tan trong nước phân li ra cation kim loại (hoặc cation NH4+) và anion gốc axit.
Ví dụ : K2CO3 → 2K+ + CO32-
+ Muối trung hòa là muối mà anion gốc axit không có khả năng phân li ra ion H+.
+ Muối axit là muối mà anion gốc axit có khá năng phân li ra ion H+
Bài 2 trang 10 sgk hóa 11
Viết phương trình điện li của các chất sau.
a) Các axit yếu: H2S, H2CO3
b) Bazơ mạnh: LiOH
c) Các muối: K2CO3, NaCIO, NaHS
d) Hiđroxit lưỡng tính: Sn(OH)2
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
a) H2S ⇔ H+ + HS-
HS- ⇔ H+ + S2-
H2CO3 ⇔ H+ + HCO3-
HCO3- ⇔ H+ + CO32-
b) LiOH → Li+ + OH-
c) K2CO3 → 2K+ + CO32-
NaClO → Na+ + CIO-
NaHS → Na+ + HS-
HS- ⇔ H+ + S2-
d) Sn(OH)2 ⇔ Sn2+ + 2OH-
H2SnO2 ⇔ 2H+ + SnO22-
Bài 3 trang 10 sgk hóa 11
Theo thuyết A-rê-ni-ut, kết luận nào sau đây là đúng?
A. Một hợp chất trong thành phẩn phân tử có hiđro là axit.
B. Một hợp chất trong thành phần phân tử có nhóm OH là bazơ.
C. Một hợp chất có khả năng phân li ra cation H+ trong nước là axit.
D. Một bazơ không nhất thiết phải có nhóm OH trong thành phần phân tử.
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Chọn C
Một hợp chất có khả năng phân li ra cation H+ trong nước là axit.
>> Xem thêm tại: Theo thuyết A-rê-ni-ut, kết luận nào sau đây là đúng?
Bài 4 trang 10 sgk hóa 11
Đối với dung dịch axit yếu CH3COOH 0,10M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào về nồng độ mol ion sau đây là đúng?
A. [H+] = 0,10M
B. [H+] < [CH3COO-]
C. [H+] > [CH3COO-]
D. [H+] < 0.10M
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Chọn D: [H+] < 0,10M.
CH3COOH ⇄ CH3COO- + H+
Do CH3COOH là chất điện li yếu nên lượng CH3COOH phân li nhỏ hơn 0,1M.
Vậy ta có các đánh giá đúng:
[H+] < 0,1M
[H+] = [CH3COO-]
Bài 5 trang 10 sgk hóa 11
Đối với dung dịch axit mạnh HNO3 0,10M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào về nồng độ mol ion sau đây là đúng?
A. [H+] = 0,10M
B. [H+] < [NO3-]
C. [H+] > [NO3-]
D. [H+] < 0,10M
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Chọn A. [H+] = 0.10M
HNO3 là một axit mạnh nên khi hòa tan trong nước bị phân li hoàn toàn thành ion.
HNO3 → H+ + NO3-
0,1 0,1 0,1
→ [H+] = [NO3-] = 0,1M
Vậy [H+] = 0,10M.
Bài tiếp theo:Giải bài tập Hóa 11 bài 3: Sự điện li của nước. pH. Chất chỉ thị axit, bazơ
B. Nhắc lại kiến thức cơ bản: Axit, bazơ và muối
I. Axit: Theo thuyết A-rê-ni-ut
Axit là chất khi tan trong nước phân li ra cation H+.
Ví dụ:
HCl → H+ + Cl-
CH3COOH ⇔ H+ + CH3COO-
Các dung dịch axit đều có một số tính chất chung, đó là tính chất của các cation H+ trong dung dịch.
Axit nhiều nấc
Axit nhiều nấc, phân li từng nấc ra ion H+. Thông thường nấc sau yếu hơn nấc trước từ 104 đến 105 lần.
Ví dụ:
H3PO4 \(\rightleftharpoons\)H+ H2PO4-
H2PO4 - \(\rightleftharpoons\)H+ + HPO42-
HPO42-\(\rightleftharpoons\) H+ + PO43-
Phân tử H3PO4 phân li ba nấc ra ion H+, H3PO4 là axit ba nấc.
II. Bazo: Theo thuyết A-rê-ni-ut
Bazơ là chất khi tan trong nước phân li ra anion OH−.
Ví dụ:
NaOH → Na+ + OH−
Các dung dịch bazơ đều có một số tính chất chung, đó là tính chất của các anion OH− trong dung dịch.
Bazơ nhiều nấc
Bazơ nhiều nấc phân lí từng nấc ra ion OH−
Ví dụ:
Ba(OH)2 là bazơ hai nấc, phân li hai nấc ra ion OH−.
Ba(OH)2 → Ba(OH)+ + OH-
Ba(OH)+ \(\rightleftharpoons\) Ba2+ + OH-
III. Hidroxit lưỡng tính
Hiđroxit lưỡng tính là hiđroxit khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit vừa có thể phân li như bazơ.
Các hiđroxit lưỡng tính thường gặp là Zn(OH)2, Pb(OH)2, Sr(OH)2, Cr(OH)3... Chúng đều ít tan trong nước và lực axit (khả năng phân li ra ion), lực bazơ đều yếu.
IV. Muối
Muối là hợp chất khi tan trong nước phân li ra cation kim loại (hoặc cation NH4+ ) và anion gốc axit.
Muối mà anion gốc axit không còn hiđro có khả năng phân li ra ion H+ (hiđro có tính axit) được gọi là muối trung hoà.
Nếu anion gốc axit của muối vẫn còn hiđro có khả năng phân li ra ion H+ thì muối đó được gọi là muối axit.
Sự điện li của muối trong nước
Hầu hết các muối khi tan trong nước phân li hoàn toàn ra cation kim loại (hoặc cation NH4+) và anion gốc axit (trừ một số muối như HgCl2, Hg(CN)2 ... là các chất điện li yếu).
Ví dụ:
Na2SO4 → 2Na2+ + SO42-
HSO3- \(\rightleftharpoons\) H+ + SO32-
Nếu anion gốc axit còn hiđro có tính axit, thì gốc này tiếp tục phân li yếu ra ion H+.
Ví dụ:
[Cu(NH3)4] \(\rightleftharpoons\) Cu2+ + 4NH3
C. Giải SBT hóa 11 bài 2: Axit, bazơ và muối
Ngoài các dạng câu hỏi bài tập sách giáo khoa hóa 11 bài 2, để củng cố nâng cao kiến thức bài học cũng như rèn luyện các thao tác kĩ năng làm bài tập. Các bạn học sinh cần bổ sung làm thêm các câu hỏi bài tập sách bài tập. Để hỗ trợ bạn đọc trong quá trình học tập cũng như làm bài tập. VnDoc đã hướng dẫn các ban học sinh giải các dạng bài tập trong Sách bài tập Hóa 12 bài 2 tại:
- Giải SBT Hóa học lớp 11 bài 2: Axit, bazơ và muối
...............................................
VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Giải Hóa 11 Bài 2: Axit, bazơ và muối để bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết được VnDoc.com tổng hợp lý thuyết cơ bản và Giải bài tập Hóa 11 trang 10 Hóa học lớp 11 về axit, bazo và muối. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.
Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn Giải Hóa 11 Bài 2: Axit, bazơ và muối, mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Hóa học lớp 11. Mời các bạn cùng tham khảo thêm kiến thức các môn Toán 11, Ngữ văn 11, Tiếng Anh 11, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11...
Mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 11 để có thêm tài liệu học tập nhé.
Từ khóa » Bài Tập Hóa 11 Bài 2
-
Giải Hóa 11 Bài 2: Axit, Bazơ Và Muối
-
Bài 2 Trang 10 SGK Hóa Học 11
-
Giải SBT Hóa Học 11 - Bài 2: Axit - Bazơ Và Muối
-
Giải Bài Tập Hóa 11 Bài 2 Axit Bazơ Muối Dễ Hiểu
-
Giải Bài 1,2,3,4,5 Trang 10 Hóa Lớp 11: Axit, Bazơ Và Muối
-
Giải Sách Bài Tập Hóa Học 11 - Bài 2: Axit, Bazơ Và Muối
-
Giải Bài Tập Hóa Học 11 - Bài 2: Axit, Bazơ Và Muối
-
Hoá Học 11 Bài 2: Axit, Bazơ Và Muối - Hoc247
-
Axit, Bazơ Và Muối | Hay Nhất Giải Bài Tập Hóa Học 11.
-
Giải Bài Tập SGK Bài 2 Hóa Học 11 Cơ Bản & Nâng Cao
-
Bài 2 Trang 138 Hóa 11 | Giải Bài Tập Hóa Học Lớp 11 Hay Và Chi Tiết ...
-
Lý Thuyết Hóa 11: Bài 2. Axit, Bazơ Và Muối - TopLoigiai
-
Các Dạng Bài Tập Hoá 11 Chương Sự Điện Li Cần Nắm Vững
-
Giải Hóa Học 11 Bài 2: Axit, Bazơ Và Muối