Giải Bài Tập Hóa Học 11 - Bài 2: Axit, Bazơ Và Muối
Có thể bạn quan tâm
Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây
Xem thêm các sách tham khảo liên quan:
- Sách giáo khoa hóa học lớp 11
- Giải Sách Bài Tập Hóa Lớp 11
- Sách Giáo Viên Hóa Học Lớp 11
- Sách giáo khoa hóa học nâng cao lớp 11
- Sách Giáo Viên Hóa Học Lớp 11 Nâng Cao
- Giải Hóa Học Lớp 11 Nâng Cao
- Sách Bài Tập Hóa Học Lớp 11
- Sách Bài Tập Hóa Học Lớp 11 Nâng Cao
Giải Bài Tập Hóa Học 11 – Bài 2: Axit, bazơ và muối giúp HS giải bài tập, cung cấp cho các em một hệ thống kiến thức và hình thành thói quen học tập làm việc khoa học, làm nền tảng cho việc phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động:
Bài 1 (trang 10 SGK Hóa 11): Phát biểu các định nghĩa axit, axit một nấc và nhiều nấc, bazơ, hiđroxit lưỡng tính, muối trung hoà, muối axit? Lấy các thí dụ minh hoạ và viết phương trình điện li của chúng.
Lời giải:
Axit: là những chất phân li trong nước ra ion H+
Ví dụ:
HCl → H+ + Cl–
H2S ⇌ 2H+ + S2-
– Axit một nấc: là những axit chỉ phân li một nấc ra ion H+ thí dụ như HCl, HBr…
HCl → H+ + Cl–
– Axit nhiều nấc là những axit phân li nhiều lần ra H+
Ví dụ:
H2S là axit hai nấc | H2S ⇔ H+ + HS– HS– ⇌ H+ + S2- |
H3PO4 là axit ba nấc | H3PO4 ⇌ H+ + H2PO4– H2PO4– ⇌ H+ + HPO42- HPO42- ⇌ H+ + PO43- |
.
– Bazơ là những chất khi tan trong nước phân li ra ion OH–
Ba(OH)2 ⇌ Ba2+ + 2OH–
– Hiđroxit lưỡng tính: là những chất khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit vừa có thể phân li như bazơ.
Ví dụ: Zn(OH)2, Al(OH)3, Be(OH)2…
+ phân li kiểu bazơ: Al(OH)3 ⇌ Al3+ + 3OH–
+ phân li kiểu axit: HAlO2 ⇌ AlO2– + H+
(Khi đó: Al(OH)3 viết dưới dạng axit HAlO2.H2O)
– Muối trung hoà: là những muối mà phân tử không còn khả năng phân li ra ion H+
Ví dụ: NaCl, K2SO4, NaHPO3, CaCO3, Al(NO3)3…
Al(NO3)3 → Al3+ + 3NO3–
– Muối axit: là muối mà trong phân tử vẫn còn hiđro có khả năng phân li ra ion H+
Ví dụ: NaHSO4, NaHCO3, KH2PO4, K2HPO2…
NaHSO4 → Na+ + HSO4–
Gốc axit HSO4– lại phân li ra H+
HSO4– ⇌ H+ + SO42-
Bài 2 (trang 10 SGK Hóa 11): Viết phương trình điện li của các chất sau:
a. Các axit yếu H2S; H2CO3
b. Bazơ mạnh: LiOH
c. Các muối: K2CO3, NaClO, NaHS
d. Hiđroxit lưỡng tính: Sn(OH)2
Lời giải:
a. Các axit yếu H2S; H2CO3:
H2S ⇆ H+ + HS–
HS– ⇆ H+ + S2-
H2CO3 ⇆ H+ + HCO3–
HCO3– ⇆ H+ + CO32-
b. Bazơ mạnh LiOH
LiOH → Li+ + OH–
c. Các muối K2CO3, NaClO, NaHS
K2CO3 → 2K+ + CO32-
NaClO → Na+ + ClO–
NaHS → Na+ + HS–
HS– ⇆ H+ + S2-
d. Hiđroxit lưỡng tính Sn(OH)2:
Sn(OH)2 ⇆ Sn2+ + 2OH–
Hoặc H2SnO2 ⇆ 2H+ + SnO22-
4. Đáp án D
Do CH3COOH là chất điện li yếu nên trong nước chỉ phân li một phần
CH3COOH ⇆ H+ + CH3COO–
Vì vậy [H+] < [CH3COOH ] ⇒ [H+] < 0,1M
Bài 3 (trang 10 SGK Hóa 11):Theo thuyết A-re-ni-ut, kết luận nào sau đây đúng?
A. Một hợp chất trong thành phần phân tử có hiđro là một axit.
B. Một hợp chất trong thành phần phân tử có nhóm OH là bazơ.
C. Một hợp chất có khả năngphân li ra cation H+ trong nước là axit.
D. Một bazơ không nhất thiết phải có nhóm OH trong thành phần phân tử.
Lời giải:
Đáp án : C
A. Sai vì: axit là chất khi tan trong nước phân li ra H+( định nghĩa theo thuyết A-re-ni-ut). Nhiều chất trong phân tử có Hidro nhưng phải axit như: H2O, NH3…
B. Sai vì: các hidroxit lưỡng tính trong thành phần phân tử cũng có nhóm OH: Zn(OH)2, Al(OH)3…
D. Sai vì: Bazơ là chất khi tan trong nước phân li ra anion OH–, nên trong phân tử bazơ luôn có nhóm OH (định nghĩa theo thuyết A-re-ni-ut)
Bài 4 (trang 10 SGK Hóa 11): Với dung dịch axit yếu CH3COOH 0,10M, nếu bỏ qua sự điện li của nước, thì đánh giá nào về nồng độ mol ion sau đây là đúng?
A. [H+ ] = 0,10M
B. [H+ ] < [CH3COO– ]
C. [H+ ] > [CH3COO– ]
D. [H+ ] < 0,10M
Lời giải:
– Đáp án D
– Do CH3COOH là chất điện li yếu nên trong nước chỉ phân li một phần
CH3COOH ⇌ H+ + CH3COO–
Vì vậy [H+] < [CH3COO–]= 0,1M
Bài 5 (trang 10 SGK Hóa 11): Đối với dung dịch axit mạnh HNO3 0,10M nếu bỏ qua sự điện li của nước, thì đánh giá nào về nồng độ mol ion sau đây là đúng?
A. [H+ ] = 0,10M ; B. [H+ ] < [NO3– ]
C. [H+ ] < [NO3–] ; D. [H+ ] < 0,10M
Lời giải:
– Đáp án A
– Do HNO3 là chất điện li mạnh nên nó phân li hoàn toàn trong dung dịch
HNO3 → H+ + NO3–
0,1 0,1 0,1 (M)
⇒ [H+ ] = [NO3– ] = 0,1M
Bài giải này có hữu ích với bạn không?
Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!
Action: Post ID: Post Nonce: ☆ ☆ ☆ ☆ ☆ Processing your rating... Đánh giá trung bình {{avgRating}} / 5. Số lượt đánh giá: {{voteCount}} {{successMsg}} {{#errorMsg}} {{.}} {{/errorMsg}} There was an error rating this post!Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1092
Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.
Từ khóa » Bài Tập Hóa 11 Bài 2
-
Giải Hóa 11 Bài 2: Axit, Bazơ Và Muối
-
Giải Bài Tập Hóa 11 Bài 2: Axit, Bazơ Và Muối
-
Bài 2 Trang 10 SGK Hóa Học 11
-
Giải SBT Hóa Học 11 - Bài 2: Axit - Bazơ Và Muối
-
Giải Bài Tập Hóa 11 Bài 2 Axit Bazơ Muối Dễ Hiểu
-
Giải Bài 1,2,3,4,5 Trang 10 Hóa Lớp 11: Axit, Bazơ Và Muối
-
Giải Sách Bài Tập Hóa Học 11 - Bài 2: Axit, Bazơ Và Muối
-
Hoá Học 11 Bài 2: Axit, Bazơ Và Muối - Hoc247
-
Axit, Bazơ Và Muối | Hay Nhất Giải Bài Tập Hóa Học 11.
-
Giải Bài Tập SGK Bài 2 Hóa Học 11 Cơ Bản & Nâng Cao
-
Bài 2 Trang 138 Hóa 11 | Giải Bài Tập Hóa Học Lớp 11 Hay Và Chi Tiết ...
-
Lý Thuyết Hóa 11: Bài 2. Axit, Bazơ Và Muối - TopLoigiai
-
Các Dạng Bài Tập Hoá 11 Chương Sự Điện Li Cần Nắm Vững
-
Giải Hóa Học 11 Bài 2: Axit, Bazơ Và Muối