Giải Bài Tập Hóa 12 Bài 25: Kim Loại Kiềm Và Hợp Chất Quan Trọng ...

Giải bài tập Hóa 12 bài 25: Kim loại kiềm và hợp chất quan trọng của kim loại kiềmGiải Hóa 12 bài 25Bài trướcTải vềBài sauNâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

Giải bài tập Hóa 12 Bài 25: Kim loại kiềm và hợp chất quan trong của kim loại kiềm

  • A. Tóm tắt lý thuyết Hóa 12 bài 25: Kim loại kiềm và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm
    • I. Kim loại kiềm 
    • III. Tính chất hóa học
    • II. Một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm
  • B. Giải bài tập 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 trang 111 SGK Hóa học 12
    • Bài 1 trang 111 SGK Hóa 12
    • Bài 2 trang 111 SGK Hóa 12
    • Bài 3 trang 111 SGK Hóa 12
    • Bài 4 trang 111 SGK Hóa 12
    • Bài 5 trang 111 SGK Hóa 12
    • Bài 6 trang 111 SGK Hóa 12
    • Bài 7 trang 111 SGK Hóa 12
    • Bài 8 trang 111 SGK Hóa 12

VnDoc xin giới thiệu tới bạn đọc tài liệu Giải bài tập Hóa 12 bài 25: Kim loại kiềm và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm, hy vọng qua bộ tài liệu các bạn học sinh sẽ rèn luyện giải bài tập Hóa học 12 một cách hiệu quả hơn.

A. Tóm tắt lý thuyết Hóa 12 bài 25: Kim loại kiềm và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm

I. Kim loại kiềm 

1. Vị trí cấu tạo của nguyên tử

Kim loại kiềm là những kim loại thuộc nhóm IA, đứng đầu các chu kì (trừ chu kì I) gồm có các nguyên tố

=> Đây là những nguyên tố s, có 1e lớp ngoài cùng (ns1) nên những nguyên tử này dễ dàng nhường đi 1e để có được cấu hình bền khi tham gia phản ứng hóa học.

=> Kim loại kiềm có tính khử mạnh.

2. Tính chất vật lí

Liên kết kim loại yếu

Là những kim loại rất nhẹ và mềm, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt.

Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp, giảm từ Li đến Fr.

Độ cứng nhỏ

III. Tính chất hóa học

Các kim loại kiềm có tính khử mạnh: M → M+ + 1e.

Trong mọi hợp chất, kim loại kiềm có số oxi hóa +1.

1. Tác dụng với phi kim

2. Tác dụng với axit (HCl, H2SO4 loãng) để sinh ra muối mới + khí H2

2M + 2H+ → 2M+ + H2

3. Tác dụng với nước

Kim loại kiềm dễ dàng tác dụng với nước để sinh ra dung dịch kiềm tương ứng + khí H2

2M + H2O → 2MOH + H2

4. Tác dụng với dung dịch muối

II. Một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm

1. Natri hidroxit (NaOH)

a. Tính chất vật lí

Là chất rắn, không màu dễ hút ẩm, dễ nóng chảy, tan nhiều trong nước

b. Tính chất hóa học

Mang đầy đủ tính chất của bazo điển hình (tác dụng với axit, oxit axit, một số dung dịch muối)

2. Natri hidrocacbonat (NaHCO3)

a. Tính chất vật lí

Là chất rắn, ít tan trong nước

b. Tính chất hóa học

Bị phân hủy bởi nhiệt:

2NaHCO3 \overset{t^{o} }{\rightarrow}\(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\) Na2CO3 + H2O + CO2

NaHCO3 tác dụng với cả dung dịch axit và dung dịch bazo

NaHCO3 + HCl → NaCl + H2O + CO2

NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O

=> NaHCO3 có tính lưỡng tính.

3. Natri cacbonat (Na2CO3)

a. Tính chất vật lí

Dễ tan trong nước, nóng chảy ở 850oC.

b. Tính chất hóa học

Là muối có khả năng tác dụng với dung dịch axit, một số dung dịch muối:

Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + H2O + CO2­

Na2CO3 + CaCl2 → 2NaCl + CaCO3

B. Giải bài tập 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 trang 111 SGK Hóa học 12

Bài 1 trang 111 SGK Hóa 12

Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại kiềm là:

A. ns1.

B. ns2.

C. ns2np1.

D. (n-1)dsxnsy.

Hướng dẫn giải bài tập

Đáp án A.

Bài 2 trang 111 SGK Hóa 12

Cation M+ có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 2s2 2p6. M+ là cation nào sau đây?

A. Ag+.

B. Cu2+.

C. Na+.

D. K+.

Hướng dẫn giải bài tập

Đáp án C.

Bài 3 trang 111 SGK Hóa 12

Nồng độ phần trăm của dung dịch tạo thành khi hòa tan 39 g kali kim loại vào 362 g nước là kết quả nào sau đây?

A. 15,47%.

B. 13,87%.

C. 14%.

D. 14,04%.

Hướng dẫn giải bài tập

Đáp án C.

K + H2O → KOH + 1/2 H2

Số mol K: nK = 39/39 = 1(mol)

Số mol KOH: nKOH = nK = 1(mol)

Khối lượng KOH là mKOH = 56.1 = 56 (g)

Số mol H2: nH2 = 1/2 nK= 0,5(mol)

Khối lượng dung dịch là mdd = 39 + 362 – 0,5.2 = 400 (g)

Nồng độ C%KOH = 56/400 .100% = 14%

Bài 4 trang 111 SGK Hóa 12

Trong các muối sau, muối nào dễ bị nhiệt phân:

A. LiCl.

B. NaNO3.

C. KHCO3.

D. KBr.

Hướng dẫn giải bài tập

Đáp án C.

2KHCO3 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) K2CO3 + CO2 + H2O

Bài 5 trang 111 SGK Hóa 12

Điện phân muối clorua kim loại kiềm nóng chảy, thu được 0,896 lít khí (đktc) ở anot và 3,12 g kim loại ở catot. Hãy xác định công thức phân tử của muối kim loại kiềm.

Hướng dẫn giải bài tập

MCln \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) M + n/2Cl2

Khí ở anot là Cl2. Số mol Cl2 nCl2 = 0,896/22,4 = 0,04 mol

Số mol M là nM = 0,08/n (mol)

M = 3,12.n/0,08 = 39n => n = , M = 39. M là K

Công thức muối KCl

Bài 6 trang 111 SGK Hóa 12

Cho 100g CaCO3 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl để lấy khí CO2 sục vào dung dịch chứa 60 g NaOH. Tính khối lượng muối natri thu được.

Hướng dẫn giải bài tập 

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + H2O + CO2

Số mol CaCO3 nCaCO3 = 100/100 = 1 mol

Số mol CO2: nCO2 = nCaCO3 = 1 mol

Số mol NaOH nNaOH = 60/40 = 1,5mol

Lập tỉ lệ k = nNaOH/nCO2 = 1,5/1 = 1,5

K = 1,5 → phản ứng tạo hai muối NaHCO3 và Na2CO3

CO2 + NaOH → NaHCO3

x          x               x

CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

y          3y             y

Gọi x, y lần lượt là số mol NaHCO3 và Na2CO3

Theo bài ra ta có hệ

x + y = 1

x + 2y = 1.5 => x = 0,5, y = 0,5

Khối lượng NaHCO3 m = 84.0,5 = 42 (g)

Khối lượng Na2CO3 m = 106.0,5 = 53 (g)

Bài 7 trang 111 SGK Hóa 12

Nung 100g hỗn hợp gồm Na2CO3 và NaHCO3 cho đến khi khối lượng của hỗn hợp không đổi, được 69 g chất rắn. Xác định thành phần % khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.

Hướng dẫn giải bài tập

2NaHCO3 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) Na2CO3 + H2O + CO2

Gọi x, y lần lượt là số mol NaHCO3 và Na2CO3

Theo bài ra ta có hệ:

\left\{ \begin{array}{l} 106x + 84y = 100\\ 106x + 106\frac{y}{2} = 69 \end{array} \right. =   y = 1\left\{ \begin{array}{l} {m_{NaHC{O_3}}} = 1.84 = 84g\\ {m_{N{a_2}C{O_3}}} = 100 - 84 = 16g \end{array} \right.\(\left\{ \begin{array}{l} 106x + 84y = 100\\ 106x + 106\frac{y}{2} = 69 \end{array} \right. = > y = 1\left\{ \begin{array}{l} {m_{NaHC{O_3}}} = 1.84 = 84g\\ {m_{N{a_2}C{O_3}}} = 100 - 84 = 16g \end{array} \right.\)

Thành phần % theo khối lượng các chất

%mNa2CO3 = 100% - 84% = 16%

%mNaHCO4 = 100 - 16% = 84%

Bài 8 trang 111 SGK Hóa 12

Cho 3,1 g hỗn hợp gồm hai kim loại kiềm ở hai chu kì kế tiếp nhau trong bảng tuần hoàn tác dụng hết với nước thu được 1,12 lít H2 ở đktc và dung dịch kiềm.

Hướng dẫn giải bài tập

Gọi công thức chung cho hai kim loại kiềm là \overline M\(\overline M\)

Số mol H2: nH2 = 1,12/22,4 = 0,05 (mol)

PTHH: \overline M\(\overline M\) + HCl → \overline M Cl\(\overline M Cl\) + 1/2 H2

Số mol \overline M\(\overline M\) là: 0,1 mol

\overline M\(\overline M\) = 3,1/0,1 = 31 => 2 kim loại kiềm là Na, K

Gọi x, y lần lượt là số mol của Na và K trong hỗn hợp

\begin{array}{l} \left\{ \begin{array}{l} 23x + 39y = 3,1\\ x + y = 0,1 \end{array} \right. =   y = 1\left\{ \begin{array}{l} x = 0,05\\ y = 0,05 \end{array} \right.\\ \% {m_{Na}} = \frac{{23.0,05}}{{3,1}} = 37,1\% \\ \% {m_K} = 100\%  - 37,1\%  = 62,9\%  \end{array}\(\begin{array}{l} \left\{ \begin{array}{l} 23x + 39y = 3,1\\ x + y = 0,1 \end{array} \right. = > y = 1\left\{ \begin{array}{l} x = 0,05\\ y = 0,05 \end{array} \right.\\ \% {m_{Na}} = \frac{{23.0,05}}{{3,1}} = 37,1\% \\ \% {m_K} = 100\% - 37,1\% = 62,9\% \end{array}\)

2\overline M\(\overline M\) + 2HCl → 2MCl + H2

số mol HCl = 0,1 (mol)

thể tích dung dịch HCl VHCl = 0,1/2 = 0,05 (l) = 50 (ml)

khối lượng muối mM ̅Cl = 0,1.(31 + 35,5) = 6,65(g)

------------------------------------

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Giải bài tập Hóa 12 bài 25: Kim loại kiềm và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Hóa học lớp 10, Giải bài tập Hóa học lớp 11, Hóa học lớp 12, Thi thpt Quốc gia môn Văn, Thi thpt Quốc gia môn Lịch sử, Thi thpt Quốc gia môn Địa lý, Thi thpt Quốc gia môn Toán, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

  • Giải bài tập Hóa học 12 bài 21: Điều chế kim loại
  • Giải bài tập Hóa học 12 bài 22: Luyện tập Tính chất của kim loại
  • Giải bài tập Hóa học 12 bài 23: Luyện tập Điều chế kim loại và sự ăn mòn kim loại
  • Giải bài tập Hóa học 12 bài 24: Thực hành Tính chất, điều chế kim loại, sự ăn mòn kim loại

Từ khóa » Hóa Bài 25 Lớp 12 Lý Thuyết