Soạn Hoá Học 12 Bài 25: Kim Loại Kiềm Và Hợp Chất Quan Trọng Của ...
Có thể bạn quan tâm
A – KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
KIM LOẠI KIỀM
I. Vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử
- Kim loại kiềm thuộc nhóm IA của bảng tuần hoàn, gồm các nguyên tố: liti (Li), natri (Na), kali (K), rubiđi (Rb), và franxi (Fr).
- Cấu hình electron nguyên tử : ns1
II. Tính chất vật lí
- Các kim loại kiềm có màu trắng bạc và có ánh kim, dẫn điện tốt, nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp, khối lượng riêng nhỏ, độ cứng thấp.
- Các kim loại kiềm có mạng tinh thể lập phương tâm khối.
III. Tính chất hóa học
Các nguyên tử kim loại kiềm có năng lượng ion hoá nhỏ, vì vậy kim loại kiềm có tính khử rất mạnh. Tính khử tăng dần từ Li ® Cs.
M → M+ + 1e
Trong các hợp chất, các kim loại kiềm có số oxi hoá +1.
1. Tác dụng với phi kim
Tác dụng với oxi
- Khí cháy trong oxi: 2Na + O2 → Na2O2 (natri peoxit)
- Nhiệt độ thường: 4Na + O2 → 2Na2O (natri oxit)
Tác dụng với clo : 2K + Cl2 → 2KCl
2. Tác dụng với axit
- Tất cả các kim loại kiềm đều nổ khi tiếp xúc với axit và phản ứng xảy ra rất mãnh liệt.
2Na + 2HCl → 2NaCl + H2
3. Tác dụng với nước
- Kim loại kiềm khử nước dễ dàng ở nhiệt độ thường, giải phóng khí hiđro.
2K + 2H2O → 2KOH + H2
=>Để bảo vệ kim loại kiềm người ta ngâm kim loại kiềm trong dầu hoả.
IV. Điều chế
Khử ion của kim loại kiềm trong hợp chất bằng cách điện phân nóng chảy hợp chất của chúng.
M+ + e → M
- Ví dụ : 2NaCl →(đk : đpnc) 2Na + Cl2
MỘT SỐ HỢP CHẤT QUAN TRỌNG CỦA KIM LOẠI KIỀM
I. Natri hiđroxit (xút ăn da)
- Chất rắn, không màu, dễ nóng chảy (tnc = 3220C), hút ẩm mạnh (dễ chảy rữa), tan nhiều trong nước.
- Khi tan trong nước, NaOH phân li hoàn toàn thành ion:
NaOH → Na+ + OH-
- Tác dụng với axit, oxit axit và muối
HCl + NaOH → NaCl + H2O
H+ + OH- → H2O
NaOH + CO2 → NaHCO3
2NaOH + CO2 → Na2CO3
CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 + Na2SO4
Cu2+ + 2OH- → Cu(OH)2
II. Natri hiđrocacbonat
- Chất rắn, màu trắng, ít tan trong nước.
- Phản ứng phân huỷ: 2NaHCO3 →(to) Na2CO3 + CO2 + H2O
- NaHCO3 là hợp chất lưỡng tính
- Tác dụng với axit: NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O
- Tác dụng với bazơ: NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O
Từ khóa » Hóa Bài 25 Lớp 12 Lý Thuyết
-
Lý Thuyết Hóa 12: Bài 25. Kim Loại Kiềm Và Hợp Chất Quan Trọng Của ...
-
Hoá Học 12 Bài 25: Kim Loại Kiềm Và Hợp Chất Quan Trọng ... - Hoc247
-
Bài 25: Lí Thuyết Và Giải Bài Tập Về Kim Loại Kiềm Và Hợp Chất Quan ...
-
Hóa Học 12 Bài 25: Kim Loại Kiềm Và Hợp Chất Quan Trọng ...
-
Bài 25. Kim Loại Kiềm Và Hợp Chất Quan Trọng Của Kim Loại Kiềm
-
Lý Thuyết Kim Loại Kiềm Và Hợp Chất Quan Trọng Của ...
-
Giải Hóa 12 Bài 25: Kim Loại Kiềm Và Hợp Chất Quan ...
-
Giải Bài Tập Hóa 12 Bài 25: Kim Loại Kiềm Và Hợp Chất Quan Trọng ...
-
Tóm Tắt Lý Thuyết Hóa Học 12: Kim Loại Kiềm Và Hợp Chất Quan Trọng ...
-
Hóa 12 Bài 25
-
Giải Hóa 12 Bài 25: Kim Loại Kiềm Và Hợp Chất Quan Trọng Của Kim ...
-
Hoá Học 12 Bài 25: Kim Loại Kiềm Và Hợp Chất Quan Trọng Của Kim ...
-
Giáo án Hóa 12 Bài 25: Kim Loại Kiềm Và Hợp Chất Quan Trọng Của ...
-
Giải Bài Tập Hóa 12 Trang 111