Giải Bài Tập Hóa 9 Bài 26: Clo đầy đủ Nhất
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- Bài 26: Clo
- Bài 1 (trang 81 SGK Hóa 9):
- Bài 2 (trang 81 SGK Hóa 9):
- Bài 3 (trang 81 SGK Hóa 9):
- Bài 4 (trang 81 SGK Hóa 9):
- Bài 5 (trang 81 SGK Hóa 9):
- Bài 6 (trang 81 SGK Hóa 9):
- Bài 7 (trang 81 SGK Hóa 9):
- Bài 8 (trang 81 SGK Hóa 9):
- Bài 9 (trang 81 SGK Hóa 9):
- Bài 10 (trang 81 SGK Hóa 9):
- Bài 11 (trang 81 SGK Hóa 9):
- File tải hướng dẫn giải bài tập Hóa 9 Bài 26: Clo:
Để ôn luyện sâu kiến thức, các em cần tích cực giải các bài tập trong sách giáo khoa và sách bài tập từ đó tìm ra phương pháp giải hay cho các dạng hóa, chuẩn bị tốt cho các kì thi sắp tới. Dưới đây là hướng dẫn giải bài tập Hóa 9 Bài 26: Clo đầy đủ nhất từ đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm chia sẻ miễn phí, hỗ trợ các em ôn luyện hiệu quả. Mời các em học sinh cùng quý thầy cô tham khảo dưới đây.
Bài 26: Clo
Bài 1 (trang 81 SGK Hóa 9):
Khi dẫn khí clo vào nước xảy ra hiện tượng vật lí hay hiện tượng hóa học? Giải thích.
Hướng dẫn giải chi tiết:
Dẫn khí clo vào nước, vừa là hiện tượng vật lí, vừa là hiện tượng hóa học, vì:
– Có tạo thành chất mới là HCl và HClO.
– Có khí clo tan trong nước.
Cl2 (k) + H2O (1) ↔ HCl(dd) + HClO(dd).
Bài 2 (trang 81 SGK Hóa 9):
Nếu tính chất hóa học của clo. Viết các phương trình hóa học minh họa.
Hướng dẫn giải chi tiết:
Phương trình hóa học của clo.
- Tác dụng với kim loại: 3Cl2 (k) + 2Fe (r ) (Nhiệt độ)→ 2FeCl3(r)
- Tác dụng với hiđro: Cl2 (k) + H2 (k) (Nhiệt độ)→ 2HCl (k)
- Tác dụng với nước: Cl2(k) + H2O ↔ HCl(dd) + HClO(dd).
- Tác dụng với dung dịch NaOH:
Cl2 (k) + 2NaOH(dd) → NaCl(dd) + NaClO(dd) + H2O(1)
Bài 3 (trang 81 SGK Hóa 9):
Viết phương trình hóa học khi cho clo, lưu huỳnh, oxi với sắt ở nhiệt độ cao. Cho biết hóa trị của sắt trong những hợp chất tạo thành.
Hướng dẫn giải chi tiết:
a) 2Fe(r) + 3Cl2 → 2FeCl3 (r) (Fe hóa trị III)
b) Fe(r) + S (r) → FeS (r) (Fe hóa trị II )
c) 3Fe (r) + 2O2 → Fe3O4(r) (Fe hóa trị III và II).
Nhận xét:
– Clo đưa Sắt lên hóa trị cao nhất là III trong hợp chất FeCl3
– Trong hợp chất Fe3O4 sắt thể hiện cả hóa trị II và hóa trị III
– Lưu huỳnh tác dụng với Sắt tạo hợp chất FeS, trong đó Fe có hóa trị II. Như vậy mức độ hoạt động của các phi kim được sắp xếp theo chiều giảm dần như sau: Cl, O, S.
Bài 4 (trang 81 SGK Hóa 9):
Sau khi làm thí nghiệm, khí clo dư được loại bỏ bằng cách sục khí clo vào:
a) Dung dịch HCl.
b) Dung dịch NaOH.
c) Dung dịch NaCl.
d) Nước.
Trường hợp nào đúng? Hãy giải thích.
Hướng dẫn giải chi tiết:
Trường hợp đúng là b). Vì dung dịch này phản ứng được với khí Clo tạo thành muối.
Cl2 (k) + 2NaOH(dd) → NaCl(dd) + NaClO(dd) + H2O(1)
Bài 5 (trang 81 SGK Hóa 9):
Dẫn khí clo vào dung dịch KOH tạo thành dung dịch hai muối. Viết các phương trình hóa học.
Hướng dẫn giải chi tiết:
Phương trình phản ứng:
Cl2 + 2KOH → KCl + KClO + H2O.
Bài 6 (trang 81 SGK Hóa 9):
Có ba khí được đựng riêng biệt trong ba lọ: clo, hiđrua clorua, oxi. Hãy nêu ba phương pháp hóa học để nhận biết từng khí đựng trong ba lọ.
Hướng dẫn giải chi tiết:
Lấy mẫu thử từng khí:
- Dùng quỳ tím ẩm cho vào các mẫu thử:
+ Nhận biết được khí clo: làm mất màu giấy quỳ tím ẩm
+ Nhận ra được khí hiđro clorua: làm quỳ tím ẩm hóa đỏ.
+ Không có hiện tượng gì là khí oxi
(Hoặc Dùng tàn đóm ta nhận biết khí oxi: oxi làm tàn đóm bùng cháy.)
Bài 7 (trang 81 SGK Hóa 9):
Nêu phương pháp điều chế clo trong phòng thí nghiệm. Viết phương trình hóa học minh họa.
Hướng dẫn giải chi tiết:
- Điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm: dùng chất oxi hóa mạnh như: MnO2, KMnO4.
4HCl dd đặc + MnO2 −−đun nhẹ→ MnCl2 + Cl2↑ + 2H2O
16HCl đậm đặc + 2KMnO4 −−đun nhẹ→ 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2↑ + 8H2O
Bài 8 (trang 81 SGK Hóa 9):
Trong công nghiệp, clo được điều chế bằng phương pháp nào? Viết phương trình phản ứng.
Hướng dẫn giải chi tiết:
Trong công nghiệp, khí clo được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch NaCl bão hòa có màng ngăn xốp.
Khí clo thu được ở cực dương, khí hiđro thu được ở điện cực âm, dung dịch thu được là NaOH.
Bài 9 (trang 81 SGK Hóa 9):
Có thể thu khí clo bằng cách đẩy nước được không? Tại sao?
Có thể thu khí clo bằng cách đẩy không khí được không? Hãy giải thích và mô tả bằng hình vẽ. Cho biết vai trò của H2SO4 đặc.
Hướng dẫn giải chi tiết:
– Không thể thu khí clo bằng cách đẩy nước vì khí clo tác dụng được với nước:
Cl2 + H2O ⇄ HCl + HClO.
– Có thể thu khí clo bằng cách đẩy không khí và để ngửa bình vì khí clo nặng hơn không khí (M = 71 > M = 29).
H2SO4 đặc để hút nước.
Bài 10 (trang 81 SGK Hóa 9):
Tính thể tích dung dịch NaOH 1M để tác dụng hoàn toàn với 1,12 lít khí clo (đktc). Nồng độ mol của các chất sau phản ứng là bao nhiêu? Giả thiết thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể.
Hướng dẫn giải chi tiết:
Phương trình phản ứng:
Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O
Theo pt: nNaOH = 2. nCl2 = 2. 0,05 = 0,1 mol
nNaCl = nNaClO = nCl2 = 0,05 mol.
Bài 11 (trang 81 SGK Hóa 9):
Cho 10,8g kim loại M có hóa trị III tác dụng với clo dư thì thu được 53,4g muối. Hãy xác định kim loại M đã dùng.
Hướng dẫn giải chi tiết:
Gọi M là khối lượng mol của kim loại
2M + 3Cl2 → 2MCl3
10,8 g 53,4 g
Theo pt: nM = nMCl3 ⇒
⇒ M = 27 (g). Vậy M là nhôm (Al)
File tải hướng dẫn giải bài tập Hóa 9 Bài 26: Clo:
Hy vọng tài liệu sẽ hữu ích cho các em học sinh và quý thầy cô giáo tham khảo và đối chiếu đáp án chính xác.
Ngoài ra các em học sinh và thầy cô có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu hữu ích hỗ trợ ôn luyện thi môn Hóa như đề kiểm tra học kì, 1 tiết, 15 phút trên lớp, hướng dẫn giải sách giáo khoa, sách bài tập được cập nhật liên tục tại chuyên trang của chúng tôi.
Từ khóa » Bài Tập Về Clo Lớp 9
-
Bài Tập Clo Và Hợp Chất Của Clo Có Lời Giải - Hóa Học Lớp 9
-
Một Số Bài Tập điển Hình Về Clo Có Lời Giài | SGK Hóa Lớp 9
-
Giải Hóa 9 Bài 26: Clo
-
Giải Vở Bài Tập Hóa Học 9 Bài 26: Clo - Haylamdo
-
Bài Tập Clo Có Lời Giải MÔN HÓA Lớp 9
-
Bài 26: Clo
-
Giải Bài Tập Hóa Học Lớp 9 - Bài 26: Clo
-
Trắc Nghiệm Hóa Học 9 Bài 26 Clo - HOC247
-
Bài 26: Clo
-
Giải Bài Tập Hóa Học 9 - Bài 26: Clo
-
Tính Chất Hoá Học Của Clo (Cl), Ví Dụ Và Bài Tập Về Clo - Hoá Lớp 9
-
Giải Bài Tập Hóa 9 Bài 26: Clo
-
Giải Bài Tập SGK Hóa Học 9 Bài 26: Clo