Giải Bài Tập Khoa Học Tự Nhiên 6, Bài 33. Thực Hành Quan Sát Các ...

Bài Kiểm Tra © 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved. logo 1
  • Trang nhất
  • Khoa học
Thứ năm, 28/11/2024, 15:03 Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6, Bài 33. Thực hành quan sát các loại nấm. Bài Kiểm Tra 2022-02-26T22:24:07+07:00 Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6, Bài 33. Thực hành quan sát các loại nấm. Sách kết nối tri thức với cuộc sống. https://baikiemtra.com/uploads/news/2022_02/bai-33-thuc-hanh-quan-sat-cac-loai-nam.jpg Bài Kiểm Tra Thứ bảy - 26/02/2022 22:08
  • In ra
Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6, Bài 33. Thực hành quan sát các loại nấm.
Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6, Bài 33. Thực hành quan sát các loại nấm. Sách kết nối tri thức với cuộc sống.

Bài 33. Thực hành quan sát các loại nấm

I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

- Chuẩn bị: + Dụng cụ: Kính hiển vi, kính lúp, lamen, lam kính, ống nhỏ giọt, giấy thấm, kim nhọn, nước cất, khẩu trang, găng tay,... + Mẫu vật: Bánh mì, cơm nguội, quả chanh, cam, dâu tây,... để lâu ngoài không khí bị nấm mốc; Mộc nhĩ, nấm rơm, nấm sò,... - Tiến hành: + Quan sát các loại nấm mốc mọc ở nhiều vật thể khác nhau: * Quan sát bằng mắt thường hoặc bằng kính lúp. • Quan sát cấu tạo các sợi nấm mốc bằng kính hiển vi: Lấy panh kẹp một đám mốc trên mẫu vật đặt trên lam kính => nhỏ vài giọt nước cất lên đám mốc trên lam kính dùng kim nhọn tách nhẹ đám mốc thành nhiều mảnh nhỏ => đậy lamen rồi dùng giấy thấm nước thừa và quan sát bằng kính hiển vi. + Quan sát một số loại nấm lớn thường gặp: Quan sát các mẫu nấm bằng mắt thường hoặc bằng kính lúp để so sánh cấu tạo ngoài giữa các mẫu vật. hinh 33

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI

*Câu hỏi thu hoạch: Câu hỏi: (Mục III - Trang 114) Gợi ý: 1. Mô tả một số loại nấm mốc trên mẫu vật đã chuẩn bị trước. - Một số đại diện về nấm mốc trong tự nhiên. + Mẫu vật học sinh có thể chọn: Cơm nguội, bánh mì, quả cam, quả dâu tây,... để lâu ngày ngoài không khí không bảo quản. + Màu sắc: Đa dạng như trắng, vàng, xanh lá cây, xám hoặc đen,... + Hình dạng: Dạng sợi phân nhánh nhiều, tạo thành đám chằng chịt. + Quan sát và vẽ cấu tạo sợi nấm quan sát được. - Học sinh tham khảo kiến thức kết hợp với thông tin quan sát được để hoàn thành.
Tiêu chí so sánh Mốc trên mẫu vật Màu sắc Hình dạng Cấu tạo sợi mốc (có thể vẽ hình)
Mốc xanh trên bánh mì Màu xanh Hình sợi Học sinh vẽ hình
Mốc trắng trên cơm nguội Màu trắng Hình sợi Học sinh vẽ hình
2. Dựa vào kết quả quan sát các thành phần cấu tạo của nấm sò, mộc nhĩ, nấm rơm, nấm mỡ, … đã chuẩn bị để hoàn thành bảng. - Một số đặc điểm các đại diện nấm quan sát bằng mắt thường: + Nấm rơm gồm có: Bao gốc, cuống nấm (là bó sợi xốp), mũ nấm (hình nón), có màu đen nhưng nhạt dần từ trung tâm ra rìa mép. Bên dưới mũ nấm có nhiều phiến. + Mộc nhĩ (nấm tai mèo). Thể quả dạng cái tai mèo gồm mặt không sinh sản ở phía trên, hầu như nhẵn đến phủ lông nâu, mô nấm chất keo và mặt sinh sản nhẵn hay nhăn phủ lớp phấn trắng. Cơ quan sinh sản là đảm đa bào, hình chùy, nằm sâu trong chất keo. + Nấm sò (nấm bào ngư) có đặc điểm chung là tai nấm dạng phễu lệch, mọc thành cụm tập trung, mỗi cánh nấm bao gồm 3 phần: Mũ, phiến và cuống. + Quan sát và vẽ cấu tạo sợi nấm quan sát dược.  - Học sinh tham khảo kiến thức kết hợp với thông tin quan sát được để hoàn thành:
Cấu tạo Tên nấm Vảy nấm Mũ nấm Phiến nấm Cổ nấm Cuống nấm Bao nấm Sợi nấm
Nấm sò x x x x
Nấm hương x x x x
Nấm mỡ x x x x
3. Học sinh vẽ và chú thích vào vở hình ảnh một số loại nấm quan sát được trên mẫu vật.

III. CÂU HỎI PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

Câu hỏi 1: Vì sao nói nấm rất đa dạng? Gợi ý: Nấm rất đa dạng vì: + Nấm có thể là dạng đơn bào (nấm mốc....) hay đa bào (nấm sò, nấm rơm...). + Nấm đa dạng về hình thái: Nấm túi, nấm đảm, nấm tiếp hợp. + Môi trường sống của nấm rất da dạng (đất, nước, sinh vật khác,...). + Nấm có lối sống đa dạng: Kí sinh, hoại sinh, cộng sinh.... + Trong thực tiễn nấm có thể có lợi (làm dược liệu, làm thực phẩm,...), có hại (cho động vật, thực vật,...). Câu hỏi 2: Vì sao nấm không được xếp vào giới thực vật? Gợi ý: - Vì nấm không có lá, thân, rễ và chất diệp lục mà có mũ nấm, các phiến mỏng, cuống nấm, các sợi nấm và dinh dưỡng bằng cách dị dưỡng là cộng sinh, kí sinh, hoại sinh. - Vì nấm không có các cấu tạo chính của thực vật và không thể tự tổng họp chất dinh dưỡng nên không được xếp vào nhóm thực vật.

Bài Kiểm Tra

Tags: Khoa học tự nhiên 6, Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6, Thực hành quan sát các loại nấm

Ý kiến bạn đọc

Sắp xếp theo bình luận mới Sắp xếp theo bình luận cũ Sắp xếp theo số lượt thích

Theo dòng sự kiện

    /assets/news/2024_05/hanh-phuc.jpg Trình bày suy nghĩ của em về hạnh phúc

    /uploads/bai-kiem-tra.jpg Cảm nhận về câu chuyện Góc nhìn

Xem tiếp...

Những tin cũ hơn

    /assets/news/2022_02/bai-32-nam.jpg Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6, Bài 32. Nấm

    /assets/news/2022_02/bai-31-thuc-hanh-quan-sat-nguyen-sinh-vat.jpg Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6, Bài 31: Thực hành: Quan sát nguyên sinh vật

GIẢI BÀI TẬP
Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5
Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9
Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12
Bài học Bài soạn Bài giảng
Bài giới thiệu Bài hướng dẫn
Bài làm văn Bài trắc nghiệm
Kiểm tra 15P Kiểm tra 1 tiết
Kiểm tra HK1 Kiểm tra HK2
Thi vào lớp 10 Tốt nghiệp THPT
BÀI LUYỆN THI
Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5
Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9
Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12
Kiểm tra 15 phút Kiểm tra 1 tiết
Kiểm tra học kì 1 Kiểm tra học kì 2
Luyện thi theo Bài học
Luyện thi THPT Quốc Gia
THÀNH VIÊN Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site Nhập mã do ứng dụng xác thực cung cấp Thử cách khác Nhập một trong các mã dự phòng bạn đã nhận được. Thử cách khác Đăng nhập Đăng ký © 2020 Bàikiểmtra.com. All Rights Reserved. Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây cron

Từ khóa » Hình Dạng Nấm Mốc Trên Bánh Mì