Giải Bài Tập Vật Lí 11 - Bài 1. Điện Tích. Định Luật Cu-lông

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Sách Giáo Khoa Vật Lý 11
  • Giải Sách Bài Tập Vật Lí Lớp 11
  • Sách Giáo Viên Vật Lí Lớp 11
  • Sách Giáo Khoa Vật Lý 11 nâng cao
  • Giải Vật Lí Lớp 11 Nâng Cao
  • Sách Giáo Viên Vật Lí Lớp 11 Nâng Cao
  • Sách Bài Tập Vật Lí Lớp 11
  • Sách Bài Tập Vật Lí Lớp 11 Nâng Cao

Giải Bài Tập Vật Lí 11 – Bài 1. Điện tích. Định luật Cu-lông giúp HS giải bài tập, nâng cao khả năng tư duy trừu tượng, khái quát, cũng như định lượng trong việc hình thành các khái niệm và định luật vật lí:

C1 trang 6 sgk: Trên hình 1.2 SGK, AB và MN là hai thanh đã được nhiễm điện. Mũi tên chỉ chiều quay của đầu B khi đưa đầu M đến gần. Hỏi đầu B và đầu M nhiễm điện cùng dấu hay trái dấu?

Trả lời:

Khi đặt đầu M gần đầu B thì đầu B bị đẩy ra xa có nghĩa là hai đầu M và B phải nhiễm điện cùng dấu với nhau.

Đáp án: cùng dấu

C2 trang 8 sgk: Nếu tăng khoảng cách giữa hai quả cầu tích điện cùng dấu lên ba lần thì lực tương tác giữa chúng tăng, giảm bao nhiêu lần?

Trả lời:

Lực tương tác tỉ lệ với bình phương khoảng cách giữa 2 điện tích điểm nên khi tăng khoảng cách giữa hai quả cầu nên 3 lần thì lực tương tác giữa chúng giảm 9 lần.

Đáp án: giảm 9 lần.

C3 trang 9 sgk: Không thể nói về hằng số điện môi của chất nào dưới đây?

A.Không khí khô

B.Nước tinh khiết

C.Thủy tinh

D.Đồng

Trả lời:

Hằng số điện môi chỉ đặc trưng cho chất cách điện nên không thể nói về hằng số điện môi của chất dẫn điện.

Không khí khô, nước tinh khiết, thủy tinh là các chất cách điện. Đồng là chất dẫn điện. Do đó không thể nói về hằng số điện môi của đồng.

Đáp án: D

Các bài giải bài tập Vật lý 11 bài 1 khác :

Bài 1 (trang 9 SGK Vật Lý 11) : Điện tích điểm là gì?

Lời giải:

– Điện tích điểm là một vật tích điện có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách tới điểm mà ta xét.

Các bài giải bài tập Vật lý 11 Chương I khác :

Bài 2 (trang 9 SGK Vật Lý 11) : Phát biểu định luật Cu-lông.

Lời giải:

“Lực tương tác giữa hai điện tích điểm có phương trùng với đường thẳng nối hai điện tích điểm, có độ lớn tỉ lệ thuận với tích độ lớn của hai điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.”

Bài 3 (trang 9 SGK Vật Lý 11) Lực tương tác giữa các điện tích khi đặt trong một điện môi sẽ lớn hay nhỏ hơn khi đặt trong chân không?

Lời giải:

Lực tương tác giữa các điện tích đặt trong điện môi sẽ nhỏ hơn khi đặt trong chân không vì hằng số điện môi của chân không có giá trị nhỏ nhất (ɛ=1).

Các bài giải bài tập Vật lý 11 Chương I khác :

Bài 4 (trang 10 SGK Vật Lý 11) Hằng số điện môi của một chất cho ta biết điều gì?

Lời giải:

Hằng số điện môi của một chất cho biết khi đặt các điện tích trong môi trường điện môi đó thì lực tương tác Cu-lông giữa chúng sẽ giảm đi bao nhiêu lần so với khi đặt chúng trong chân không

Các bài giải bài tập Vật lý 11 Chương I khác :

Bài 5 (trang 10 SGK Vật Lý 11) Chọn câu đúng.

Khi tăng đồng thời độ lớn của mỗi điện tích điểm và khoảng cách giữa chúng lên gấp đôi thì lực tương tác giữa chúng

A. Tăng lên gấp đôi

B. Giảm đi một nửa

C. Giảm đi bốn lần

D. Không thay đổi

Lời giải:

Gọi F là lực tương tác giữa hai điện tích q1, q2 khi cách nhau khoảng r.

F’ là lực tương tác giữa hai điện tích q1‘=2.q1, q2‘=2.q2 khi cách nhau khoảng r’=2r

Đáp án: D

Các bài giải bài tập Vật lý 11 Chương I khác :

Bài 6 (trang 10 SGK Vật Lý 11) Trong trường hợp nào sau đây, ta có thể coi các vật nhiễm điện là các điện tích điểm?

A. Hai thanh nhựa đặt gần nhau.

B. Một thanh nhựa và một quả cầu đặt gần nhau.

C. Hai quả cầu nhỏ đặt xa nhau.

D. Hai quả cầu lớn đặt gần nhau.

Lời giải:

Vì định luật Cu-lông chỉ xét cho các điện tích điểm (có kích thước nhỏ so với khoảng cách giữa chúng) nên hai quả cầu có kích thước nhỏ lại đặt xa nhau có thể coi là điện tích điểm.

Đáp án :C

Các bài giải bài tập Vật lý 11 Chương I khác :

Bài 7 (trang 10 SGK Vật Lý 11) Nêu những điểm giống nhau và khác nhau giữa định luật Cu-lông và định luật vạn vật hấp dẫn.

Lời giải:

Các bài giải bài tập Vật lý 11 Chương I khác :

Bài 8 (trang 10 SGK Vật Lý 11) :Hai quả cầu nhỏ mang hai điện tích có độ lớn bằng nhau, đặt cách xa nhau 10 cm trong không khí thì tác dụng lên nhau một lực 9.10-3 N. Xác định điện tích của quả cầu đó.

Lời giải:

Ta có: q1 = q2 = q

Khoảng cách: r = 10 cm = 0,1 m

Môi trường là không khí nên hằng số điện môi: ε ≈ 1

Lực tương tác Cu-lông giữa hai quả cầu là:

→ Điện tích của mỗi quả cầu là:

Đáp số: q1 = q2 = 107 C hoặc -10-7.

Các bài giải bài tập Vật lý 11 Chương I khác :

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Action: Post ID: Post Nonce: ☆ ☆ ☆ ☆ ☆ Processing your rating... Đánh giá trung bình {{avgRating}} / 5. Số lượt đánh giá: {{voteCount}} {{successMsg}} {{#errorMsg}} {{.}} {{/errorMsg}} There was an error rating this post!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 980

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

Từ khóa » định Luật Cu Lông Vật Lý 11