Giáo án Giảng Dạy Môn Vật Lý 11 - Điện Tích, định Luật Cu-Lông

  • Trang Chủ
  • Đăng ký
  • Đăng nhập
  • Upload
  • Liên hệ

Lớp 11, Giáo Án Lớp 11, Bài Giảng Điện Tử Lớp 11

Trang ChủVật Lí Lớp 11 Giáo án giảng dạy môn Vật lý 11 - Điện tích, định luật cu-Lông Giáo án giảng dạy môn Vật lý 11 - Điện tích, định luật cu-Lông

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

 - Trình bày được khái niệm điện tích điểm, đặc điểm tương tác giữa các điện tích, nội dung định luật Cu-lông, ý nghĩa của hằng số điện môi.

 - Lấy được ví dụ về tương tác giữa các vật được coi là chất điểm.

 - Biết về cấu tạo và hoạt động của cân xoắn.

2. Kĩ năng

 - Xác định phương chiều của lực Cu-lông tương tác giữa các điện tích giữa các điện tích điểm.

 - Giải bài toán ứng tương tác tĩnh điện.

 - Làm vật nhiễm điện do cọ xát.

3. Thái độ:

 - Nghiêm túc, yêu thích môn học

4. Trọng tâm:

 

doc 3 trang Người đăng quocviet Lượt xem 6404Lượt tải 2 Download Bạn đang xem tài liệu "Giáo án giảng dạy môn Vật lý 11 - Điện tích, định luật cu-Lông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trênChương I: ĐIỆN TÍCH. ĐIỆN TRƯỜNG Tuần 1 - Tiết 1 theo ppct Ngày soạn:7-8-2009 ĐIỆN TÍCH. ĐỊNH LUẬT CU-LÔNG I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Trình bày được khái niệm điện tích điểm, đặc điểm tương tác giữa các điện tích, nội dung định luật Cu-lông, ý nghĩa của hằng số điện môi. - Lấy được ví dụ về tương tác giữa các vật được coi là chất điểm. - Biết về cấu tạo và hoạt động của cân xoắn. 2. Kĩ năng - Xác định phương chiều của lực Cu-lông tương tác giữa các điện tích giữa các điện tích điểm. - Giải bài toán ứng tương tác tĩnh điện. - Làm vật nhiễm điện do cọ xát. 3. Thái độ: - Nghiêm túc, yêu thích môn học 4. Trọng tâm: - Định luật cu lông. Vận dụng vào bài tập cơ bản. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Xem SGK Vật lý 7 và 9 để biết HS đã học gì ở THCS. - Chuẩn bị câu hỏi hoặc phiếu câu hỏi. 2. Học sinh: Ôn tập kiến thức đã học về điện tích ở THCS. III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC Hoạt động 1 (5 phút) : Giới thiệu chương trình, sách giáo khoa, sách bài tập, sách tham khảo. Hoạt động 1 (20 phút) : Tìm hiểu sự nhiễm điện của các vật, điện tích, điện tích điểm, tương tác giữa các điện tích. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản Cho học sinh làm thí nghiệm về hiện tượng nhiễm điên do cọ xát. Giới thiệu các cách làm vật nhiễm điện. Giới thiệu cách kiểm tra vật nhiễm điện. Giới thiệu điện tích. Cho học sinh tìm ví dụ. Giới thiệu điện tích điểm. Cho học sinh tìm ví dụ về điện tích điểm. Giới thiệu sự tương tác điện. Cho học sinh thực hiện C1. Làm thí nghiệm theo sự hướng dẫn của thầy cô. Ghi nhận các cách làm vật nhiễm điện. Nêu cách kểm tra xem vật có bị nhiễm điện hay không. Tìm ví dụ về điện tích. Tìm ví dụ về điện tích điểm. Ghi nhận sự tương tác điện. Thực hiện C1. I. Sự nhiễm điện của các vật. Điện tích. Tương tác điện 1. Sự nhiễm điện của các vật Một vật có thể bị nhiễm điện do : cọ xát lên vật khác, tiếp xúc với một vật nhiễm điện khác, đưa lại gần một vật nhiễm điện khác. Có thể dựa vào hiện tượng hút các vật nhẹ để kiểm tra xem vật có bị nhiễm điện hay không. 2. Điện tích. Điện tích điểm Vật bị nhiễm điện còn gọi là vật mang điện, vật tích điện hay là một điện tích. Điện tích điểm là một vật tích điện có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách tới điểm mà ta xét. 3. Tương tác điện Các điện tích cùng dấu thì đẩy nhau. Các điện tích khác dấu thì hút nhau. Hoạt động 3 (15 phút) : Nghiên cứu định luật Coulomb và hằng số điện môi. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản Giới thiệu về Coulomb và thí nghiệm của ông để thiết lập định luật. Giới thiệu biểu thức định luật và các đại lượng trong đó. Giới thiệu đơn vị điện tích. Cho học sinh thực hiện C2. Giới thiệu khái niệm điện môi. Cho học sinh tìm ví dụ. Cho học sinh nêu biểu thức tính lực tương tác giữa hai điện tích điểm đặt trong chân không. Cho học sinh thực hiện C3. Ghi nhận định luật. Ghi nhận biểu thức định luật và nắm vững các đại lương trong đó. Ghi nhận đơn vị điện tích. Thực hiện C2. Ghi nhận khái niệm. Tìm ví dụ. Ghi nhận khái niệm. Nêu biểu thức tính lực tương tác giữa hai điện tích điểm đặt trong chân không. Thực hiện C3. II. Định luật Cu-lông. Hằng số điện môi 1. Định luật Cu-lông Lực hút hay đẩy giữa hai diện tích điểm đặt trong chân không có phương trùng với đường thẳng nối hai điện tích điểm đó, có độ lớn tỉ lệ thuận với tích độ lớn của hai điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng. F = k ; k = 9.109 Nm2/C2. Đơn vị điện tích là culông (C). 2. Lực tương tác giữa các điện tích điểm đặt trong điện môi đồng tính. Hằng số điện môi + Điện môi là môi trường cách điện. + Khi đặt các điện tích trong một điện môi đồng tính thì lực tương tác giữa chúng sẽ yếu đi e lần so với khi đặt nó trong chân không. e gọi là hằng số điện môi của môi trường (e ³ 1). + Lực tương tác giữa các điện tích điểm đặt trong điện môi : F = k. + Hằng số điện môi đặc cho tính chất cách điện của chất cách điện. IV.CỦNG CỐ: Qua bài này chúng ta cần nắm được: - Khái niệm điện tích điểm, đặc điểm tương tác giữa các điện tích, nội dung định luật Cu-lông. - Ý nghĩa của hằng số điện môi. V. DẶN DÒø: - Thực hiện các câu hỏi 1, 2, 3, 4 trang 9, 10. - Về nhà giaiû các bài tập 5, 6, 7, 8 sgk và 1.7, 1.9, 1.10 sách bài tập. VI. RÚT KINH NGHIỆM: ............................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................... * CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1.Biểu thức định luật cu lông được thể hiện theo biểu thức nào sau đây? a. b. c. d. 2.Chọn phát biểu đúng. Độ lớn của lực tương tác giữa hai điện tích trong không khí: a.Tỉ lệ thuận với bình phương độ lớn của hai điện tích b.Tỉ lệ thuận với khoảng cách giữa chúng c.Tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa chúng d.Tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng. 3.Nếu tăng khoảng cách giữa hai điện tích lên 4 lần thì lực tương tác tĩnh điện giữa hai điện tích sẽ: a.tăng 4 lần b.giảm 4 lần c.tăng 16 lần g.giảm 16 lần.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 1 Điện tích Dịnh luật culong.doc
Tài liệu liên quan
  • docBài tập ôn tập Con lắc đơn

    Lượt xem Lượt xem: 2641 Lượt tải Lượt tải: 0

  • docPhân phối chương trình môn Vật lý 11 năm học 2010 – 2011

    Lượt xem Lượt xem: 1705 Lượt tải Lượt tải: 0

  • docGiáo án giảng dạy bộ môn Vật lý lớp 11 - Tiết 16: Định luật culông

    Lượt xem Lượt xem: 1474 Lượt tải Lượt tải: 0

  • docĐề kiểm tra Lý 11 cơ bản – Thời gian 20 phút

    Lượt xem Lượt xem: 1554 Lượt tải Lượt tải: 0

  • docKiểm tra 15 phút lần 1 kỳ II - Khối 12 môn Vật lý lớp 12

    Lượt xem Lượt xem: 2026 Lượt tải Lượt tải: 0

  • docGiáo án môn Vật lý khối 11 - Lê Văn Hoàng

    Lượt xem Lượt xem: 1615 Lượt tải Lượt tải: 1

  • docxGiáo án Vật lí 11 - Bài 8: Điện năng, công suất điện (tiết 2)

    Lượt xem Lượt xem: 756 Lượt tải Lượt tải: 0

  • docGiáo án môn Vật lý lớp 11 - Tiết 53: Phản xạ toàn phần

    Lượt xem Lượt xem: 967 Lượt tải Lượt tải: 0

  • docGiáo án Vật lý lớp 11 - Trường THPT Tăng Bạt Hổ - Tiết 36: Kiểm tra học kì I

    Lượt xem Lượt xem: 1337 Lượt tải Lượt tải: 1

  • docxGiáo án Vật lý lớp 11 - Tiết 42 - Bài 22: Lực lo – ren - xơ

    Lượt xem Lượt xem: 8967 Lượt tải Lượt tải: 5

Copyright © 2024 Lop11.com - Giáo án điện tử lớp 11, Thư viện giáo án hay, Luận văn

Facebook Twitter

Từ khóa » định Luật Cu Lông Vật Lý 11