[Giải đáp] Nghề Phụ Hồ Là Gì? Và Nỗi Niềm, Truân Chuyên Chuyện Nghề
“Ngày còn bé, cứ mỗi lần nhìn thấy bạn bè xúng xính trong những chiếc váy đẹp, cặp mới và được bố mẹ đưa đón tới trường...trong khi chị em tôi, ngoài bộ đồng phục cũ, chiếc xe đạp cà tàng tới lớp, tôi đã không ít lần, tôi đâm ra ghét bố. Bởi vì, bố chỉ mải làm việc quên mất thời gian ngó ngàng đến bọn tôi.
Bố ăn vội bát mì và đi làm từ tờ mờ sáng và trở về nhà trong bộ quần áo sặc mùi vôi vữa, mặt mũi lấm lem cát và cháy nắng...khi chúng tôi đã tắm rửa, ăn cơm xong và vắt chân ngồi xem tivi...Khi chị em tôi ngỏ ý được bố đèo đến trường, bố toàn từ chối vì bố bảo không có thời gian. Và đúng thật, trong chiếc số chấm công chi chít những dấu x của bố, tôi chỉ biết rằng bố làm việc cả chủ nhật. Khi hỏi bố làm việc gì...bố tôi chỉ cười xòa..- Bố làm phụ hồ”. Cho đến một ngày trời nắng. Tôi phi xe đạp qua một cánh đồng lúa vàng, dừng lại tại một ngôi nhà đang xây và gọi bố. Tôi bất giác nghẹn lòng khi cả tấm lưng gầy của bố ướt đẫm vì mồ hôi và nắng lửa. Đôi tay nhanh thoăn thoắt xúc vữa vào xô và móc vào dây kéo...Bố tôi làm phụ hồ”. Đến bây giờ, bố tôi đã già và không làm nghề đó nữa, nhưng những hình ảnh về người đàn ông gầy gò, đen nhẻm cầm trong tay chiếc xô vữa...thỉnh thoảng vẫn trào lên trong tôi như một giấc mơ sống sượng để nhắc nhở tôi biết trân trọng đang có trong cuộc sống này hơn và hiểu rằng, bố đã vất vả và hi sinh cho bọn tôi thế nào”.
Những dòng tâm sự của cô gái trong trích đoạn trên cho bạn cảm giác thế nào cái nghề mang tên phụ hồ? Nghề mà trong những câu chuyện kể với bạn về nghề nghiệp của bố mẹ, các bạn có thể vô tình bỏ qua, mặc dù nó mang lại thu nhập chính trong một số gia đình không có nhiều điều kiện. Lý do chính cho điều này, không phải bởi phụ hồ không được xác định là một lựa chọn nghề mà có lẽ, nó quá vất vả, nguy hiểm và cả quá tầm thường trong mắt nhiều người khi nhắc đến nó với hai chữ - Nghề nghiệp.
1. Bạn đã hiểu phụ hồ là gì?
Thực ra, những tái hiện của cô bé trong trích đoạn của câu chuyện có thể làm trái tim của không ít người bị bóp nghẹt trên kia về nghề gắn liền với hành trình ra đời của những ngôi nhà mới, những công trình mới hay với gắn liền với những kỹ sư xây dựng mà chúng ta vẫn thường nói. Thông thường, nhắc đến những công trình, chúng ta vẫn thường nhắc nhiều đến những kỹ sư, nhà thiết kế hay những bác thợ xây...hình ảnh những cô chú phụ hồ vất vả bên những đống vôi vữa giữa những ngày trời nắng oi, chỉ thường trực trong những hồi tưởng hay phóng sự trên mặt báo. Lẽ vì lý do này mà phụ hồ là gì trở thành câu hỏi của không ít người. Đặc biệt là với những ai lần đầu tiên nhìn thấy họ bên những công trình xây dựng đang xây dở nhưng không có bất kỳ một chức danh nào để nhận diện.
Với những đứa trẻ lớn lên từ nông thôn nghèo như tôi, thợ nề hay phụ hồ là gì không quá khó để định nghĩa đến thế. Có lẽ vì tôi đã quá quen với những hình ảnh này, thậm chí từng được nuôi lớn, được đi học như bạn bè...nhờ vào nghề ấy của bố mà có vẻ như...tôi đã chai sạn chăng. Thế nhưng, những tái hiện trong trích đoạn bên trên chỉ là một phần mô tả công việc của nghề phụ hồ. Về bản chất, phụ hồ vất vả hơn nhiều. Công việc này là lựa chọn nghề của phần lớn lao động phổ thông ở nông thôn hay những người ai không có việc làm ổn định, là việc dễ kiếm tại những công trình thành thị dành cho lao động tự do. Ngoài trộn hồ, vữa và cát...những người thợ làm phụ hồ sẽ đảm nhiệm thêm những công việc như xách hồ, khuân gạch, đào đất, quét vôi đến đóng trần và lắp đặt các thiết bị đơn giản trong những công trình.
Khác với những người thợ chính thi công chỉ chuyên xây hay kỹ thuật viên xây dựng đảm nhiệm công tác quản lý, thì phụ hồ hầu như chỉ làm những công việc vặt vãnh quanh công trình được chỉ định hay “sai vặt” bởi thợ chính như thu dọn công trình, làm vệ sinh, rửa xô vữa và cất những dụng cụ xây dựng khi hết giờ làm. Ngay trong cái tên cũng đã hàm chứa ý nghĩa về tính chất công việc. Chỉ có điều, họ không chỉ chỉ chuyên trách việc việc “phụ hồ” mà còn đảm nhiệm bất kể một việc gì và không được đào tạo qua bất kỳ một trường lớp nào. Đi qua những trình xây dở, bạn có thể nhìn thấy vài tổ thợ gồm cả nam và nữ không được trang bị những bộ đồng phục xây dựng chuyên dụng, chân không đi giày của công ty đang xách những xô vữa hay xúc và lọc cát, vài người khác đứng trên những mái nhà cầm chiếc bay cán vữa chưa chuyên...họ có thể là những đại diện mà chúng ta đang nói đến.
Phần lớn những người phụ hồ có thể trở thành thợ phụ và thợ chính, nhưng quá trình này cần thời gian, sự chăm chú quan sát tỉ mỉ. Tiền lương của phụ hồ thường được nhận theo ngày và được xếp vào tốp nghề vất vả nhất với mức thu nhập rẻ mạt cũng như điều kiện làm việc vất vả nhất. “Vì quá nghèo, không có việc gì để làm, cực chẳng phải đi làm nghề phụ hồ”. Dù là một tiếng than, nhưng đã phản ánh được phần nào định nghĩa phụ hồ. Trong bối cảnh ngành xây dựng bùng nổ, sự nối đuôi nhau của những tòa nhà cao tầng chọc trời, lực lượng lao động từ những vùng quê ra thành phố mưu sinh với nghề phụ hồ ngày càng đông đúc. Cái vất vả của nghề xây dựng đã là gì khi đi sâu vào từng ngóc ngách của một bộ phận phụ trong ngành. Làm việc xuyên đêm, ăn uống thiếu khoa học đến những nguy cơ mất an toàn lao động tiềm ẩn”. Đó là diện mạo đáng buồn của nghề phụ hồ tại nước ta hiện tại.
>> Xem thêm: Học hết lớp 9 học nghề gì
2. Phụ hồ - Bấp bênh chuyện nghề
Nếu sinh ra ở thành phố và quen với những chăn ấm, đệm êm, giải trí bằng không gian phim 3D nhiều màu sắc hay những quán trà sữa, cà phê sang trọng, có lẽ...sẽ khó lòng hình dung được những bác phụ hồ ngoài kia...trước khi xây xong những công trình đó vất vả như thế nào. Thay vì những ngôi nhà mát mẻ với điều hòa, địa điểm làm việc của những phụ hồ là những thanh giáo lửng lơ bên ngoài những toà nhà cao tầng giữa nền nhiệt vượt ngoài mức oi nóng. Những đôi bàn tay chai sạn, những đôi chân bị trầy tróc da vì thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, vôi, sơn, xi măng, đến nắng gió...trở thành một thành điều bình thường của công việc. Thậm chí, họ chấp nhận đối mặt với tử thần và thứ mà người ta gọi là “sinh nghề tử nghiệp” để bám víu và kiếm thêm thu nhập. Tại sao lại có thể nói như vậy?
Trong một lần đi chụp ảnh bài phản hình ảnh cuộc sống lao động của một nhóm công nhân xây dựng tại những tòa nhà cao tầng ở Cầu Giấy, tôi không kìm được lòng khi chứng kiến cuộc sống tạm bợ trong khu ổ chuột của một nhóm phụ hồ.
Chỗ ngủ của họ là những lán mái tôn dài dài, đóng ngay trên những góc,ngạch của công trình xây dở hoặc mảnh đất cạnh mặt đường. Chỗ ngủ là những thanh gỗ trải dài trên mặt sàn đất kéo dài ở năm trời mặc dù khi hoàn thiện, công trình của họ có thể là những toàn nhà văn phòng chọc trời, tiện nghi hiện đại. Thế nhưng đó vẫn chưa phải điều đáng sợ nhất bởi lẽ ít nhất đó còn là những điều tai nghe mặt thấy.
Trong nghề phụ hồ cũng có nhiều nguyên tắc ngầm. Mới đây, vụ một sập giàn giáo tại Đồng Nai làm hơn 10 người công nhân xây dựng tử nạn. Tất cả chúng ta đều đau xót khi nhìn vào thực tế này, thế nhưng, đó chỉ làm một trong số ít những vụ được thông tin ra ánh sáng. Trong điều kiện lao động bảo hộ còn kém cũng những quy định quá lỏng lẻo về pháp luật quy định an toàn lao động, công trường không chỉ là nơi đồ mồ hôi, nước mắt mà còn máu của phụ hồ. Những người nông nghiệp chuyển nghề lam lũ ấy phó mặc tính mạng của mình cho những chủ đầu tư do hiểu biết bạn chế về pháp luật hay ý thức về an toàn lao động của mình.
Ngay chính chia sẻ của những thợ chính: Không một công trình nào thiếu dấu chân của phụ hồ. Họ có trộn và xách đến 200 - 300 xô vữa môi ngày nhưng thường bị coi thường. Họ được bao ăn ở trong điều kiện tồi tàn và bao trọn ngay cả tính mạng bằng những hình thức tự xử lý của doanh nghiệp. Theo một thống kê trong ngành xây dựng mới đây, những tai nạn nghề nghiệp, những cái chết của công nhân lao động, của phụ hồ phủ trên mặt báo hay được công bố chính thực chỉ chiếm khoảng 0,12%. Ngoài ra, nhóm phụ cũng không được nhận bất kỳ một chế độ đặc biệt gì về bảo hiểm y tế và xã hội. Đã nhiều cuộc ẩu đả vì mâu thuẫn với thợ chính hay sử dụng rượu bia, chất kích thích quá đà...có thể đoạt mạng những người thợ phụ bất kỳ lúc nào trong điều kiện không một ai chịu trách nhiệm chính thức.
Việc làm phụ hồ
3. Mức lương và chế độ đãi ngộ của phụ hồ hiện nay như thế nào?
Sự bùng nổ của ngành xây dựng Việt Nam, giá cả mặt bằng tăng vọt, nhưng nỗi lo thường trực về tình trạng thiếu thu nhập để trang trải những chi phí sinh hoạt gia định dù đã tích cóp và bào mòn sức khỏe, với những phụ hồ vẫn là vấn đề nóng. Với những người công nhân xây dựng, họ nói rằng: phụ hồ là nghề ổn định, vì có khi đi theo công trình đến cả năm trời, trong khi đi gặt lúa, đào ao, cắt cỏ ở quê trong thời điểm nông nhàn có thể chỉ được vài tháng và mức lương bèo bọt hơn. Lương của phụ hồ được tính và trả theo ngày và nằm trong những ngành đầu bảng về lao động vất vả nhưng đồng lương bạc bẽo.
Thật ra chưa có một quy định cụ thể nào về mức lương cho những phụ hồ. Phần lớn khoản thu nhập này đều được thống nhất bởi nhóm thợ chính hay chủ công trình. Theo một khảo sát về mức lương phụ hồ tại các thành phố lớn như Hà Nội, tp. Hồ Chí Minh đến những công trình lớn nhỏ tại nông thôn,trung bình một phụ hồ tại nước tại đang được trả tiền công khoảng 150.000 - 200.000/ngày.
Tuyển dụng
Ngoài mức lương chính này, phụ hồ không được nhận thêm bất kỳ một chế độ đãi ngộ nào khác, đôi khi phải tự chuẩn bị những bữa ăn cho đội và được công ty trả tiền. Bạc bẽo truân chuyên nhất là khi phụ nữ làm phụ hồ. Đàn ông nếu làm phụ hồ và chịu khó quan sát có thể trở thành thợ phụ rồi lên thợ chính và phụ trách mạng thi công. Dù tính chất công việc và điều kiện làm việc không khác là mấy so với phụ hồ những mức lương cao hơn. Trong khi đó, nếu là nữ, dù làm bao lâu và cố gắng thế nào thì cả đời vẫn là phụ hồ.
Cuộc sống đã được nâng cao, những mái nhà ngói đã được thay thế bởi những chung cư cao tầng, xây dựng trở thành ngành có tốc độ phát triển nhanh và thần kỳ nhất trong cả thập kỷ qua nhờ công cuộc hiện đại hóa, nhưng truân chuyên nghề phụ hồ vẫn là cụm từ mà người ta nhắc để nói những mảnh đời của những công nhân xây dựng. Hiểu nghề phụ hồ là gì, là một lần nữa chúng ta càng thêm trân quý cuộc sống này.
Từ khóa » đi Phụ Hồ Là Gì
-
Thợ Hồ – Wikipedia Tiếng Việt
-
Nghề Phụ Hồ Là Gì? Mức Lương Dành Cho Phụ Hồ Hiện Nay?
-
Phụ Hồ Là Gì? Nghề Phụ Hồ Và Những Công Việc Chủ Yếu - Vieclam123
-
Thợ Hồ Là Gì? Thợ Chính Là Gì, Phụ Hồ Là Gì Mới Nhất 2021 | LADIGI
-
[Giải đáp] Nghề Phụ Hồ Là Gì? Và Nỗi Niềm, Truân Chuyên Chuyện Nghề
-
Nhọc Nhằn đời Nữ Phụ Hồ - Báo Nghệ An
-
Những Người Phụ Hồ - Kỳ 1: Thợ Phụ "đặc Biệt" - Báo Tuổi Trẻ
-
Sinh Viên đi Phụ Hồ | Báo Dân Trí
-
[Giải đáp] Nghề Phụ Hồ Là Gì? Và Nỗi Niềm, Truân Chuyên Chuyện Nghề
-
Tuyển Phụ Hồ Mới Nhất 2022, Tìm Việc Làm Phụ Hồ Lương Cao
-
Thợ Hồ Là Gì? Lương Thợ Hồ Bao Nhiêu 1 Tháng - Cập Nhật Mới Nhất
-
Buồn Vui Nghề Phụ Hồ - YouTube
-
Tìm Hiều Về Nghề Thợ Hồ (thợ Nề) Trong Lĩnh Vực Xây Dựng
-
Từ điển Tiếng Việt "phù Hộ" - Là Gì?