Tìm Hiều Về Nghề Thợ Hồ (thợ Nề) Trong Lĩnh Vực Xây Dựng

Ilxd30wa - Tìm hiều về nghề thợ hồ (thợ nề) trong lĩnh vực xây dựng
Hai chàng thợ nề SV với giàn côppha trên công trường dịp hè này – Ảnh: V.L.

TT – Nghỉ hè, trong khi không ít SV đắn đo chuyện công việc làm thêm “có khỏe không” thì trên những công trường xây dựng ở Huế những ngày này đang có các thợ nề “đặc biệt”: SV.

“Tiền công như thế là khá lắm!”

Đó là câu trả lời của đa số thợ nề SV, như Anh, chàng SV năm 3 ngành sử Trường ĐHDL Phú Xuân (Huế), khi được hỏi tại sao lại chọn công việc nặng nhọc này để làm. Anh quê ở Anh Sơn, Nghệ An, cho biết cả hai mùa hè đều không về nhà mà ở lại Huế để đi làm thợ nề.

“Nhà đông anh em, là con cả trong gia đình nên mình phải ở lại làm tích góp một ít đỡ đần bố mẹ, tạo cơ hội cho các em ở quê có điều kiện học tập tiếp” – Anh tâm sự.

Cùng làm với Anh còn có Dũng quê ở Lệ Thủy, Quảng Bình, cũng là SV năm 3 ngành sử Trường ĐHDL Phú Xuân. Cả ngày đi làm nhưng buổi tối Dũng đăng ký học thêm chứng chỉ tin học và ngoại ngữ.

Riêng Hồng quê ở Nam Đàn, Nghệ An, đã tốt nghiệp khoa ngữ văn hơn một năm nay; xin nhiều nơi chưa được một công việc ổn định nên cũng đi làm thợ nề nghiệp dư với mức lương khoảng 40.000 đồng/ngày.

“Ở miền Trung, thu nhập làm thêm một ngày như thế là khá lắm – một bạn cho biết – nếu siêng năng và đủ sức khỏe, sau khi trừ tiền ăn, ở mấy tháng hè cũng có thể dành dụm được cả triệu đồng cho năm học mới”. Được biết, với nhu cầu xây dựng hiện nay ở miền Trung, thợ nề đang là một công việc dễ kiếm việc làm thêm.

Để nhận được tiền công như thế, như những thợ nề khác, thợ nề SV cũng phải bốc vác vật liệu xây dựng, trộn hồ đổ bêtông, đóng dỡ côppha khá thành thạo. “Ớn nhất là tháo dỡ côppha ở những căn nhà cao tầng khi chênh vênh trên độ cao hàng chục mét mà không có dụng cụ an toàn” – một thợ nề SV bảo. Tất nhiên chuyện đôi tay thư sinh bị đinh đâm, gỗ quẹt trầy da chảy máu là chuyện hằng ngày…

Khi hỏi về việc lựa chọn công việc làm thêm, các bạn đều cho biết cũng có một số công việc khác để làm nhưng tiền công thường rất thấp, chẳng hạn phụ bán ở các quán cà phê chỉ được 400.000 – 500.000đ/tháng.

Như vậy còn chật vật trong việc trang trải cho cuộc sống hằng ngày chứ nói gì đến việc tích góp cho năm học mới. Tuy nhiên, một bạn cho biết thêm: thật ra, với SV các tỉnh miền Trung, như Huế chẳng hạn, việc làm thêm cho SV và cơ hội chọn lựa công việc làm thêm không nhiều như TP.HCM, Hà Nội…

Thời gian biểu của cánh thợ nề SV khá căng. Dũng đi làm cả ngày tối về đi học thêm nên hầu như chẳng lúc nào có thời gian rỗi. Còn Anh cười: “Đêm về thì coi lại một chút bài vở, sách báo là lăn ra ngủ”.

Chút tâm tình chủ thợ

Chuyện cũng bình thường khi có những người chủ không cần biết thợ nề là SV hay không, nhưng cũng may mắn khi có những người chủ ít nhiều ưu tiên cho cánh thợ nề SV của mình. Anh Thương ở phường Phước Vĩnh (TP Huế) luôn có trong tay hơn 15 thợ nề chuyên nghiệp, nhưng hè con số này tăng lên do sự gia nhập của những thợ nề SV.

Hè nào cũng vậy, ít nhất 5-6 SV xin vào làm ở tổ thợ của anh. Thật ra, theo anh Thương, không chỉ hè, ngay trong thời gian học chính khóa, một số SV nếu đủ sức khỏe vẫn tìm đến đây để một buổi làm, một buổi học.

Anh Thương cho biết mình có những nguyên tắc rất riêng với những thợ nề SV để họ có điều kiện thêm thu nhập nhưng vẫn đảm bảo việc học tập (như cho các thợ nề SV nghỉ sớm hơn để về đi học chẳng hạn).

Dịp hè này, dãy nhà trọ của anh chỉ thu 50% số tiền của các SV không về quê mà ở lại đi làm. Dũng, Anh… lâu nay trọ tại nhà anh được anh coi như con cháu trong gia đình. Có những lúc anh phải đánh thức các bạn dậy để kịp đi làm, rồi những đồng tiền ứng trước khi có việc cần trong học hành; viên thuốc lúc ốm đau…

“Làm gì thì làm, tôi cho rằng việc làm đó trước hết phải không ảnh hưởng đến việc học”, anh Thương bảo. Có lẽ vì vậy mà dù vất vả nhưng hầu hết thợ nề SV làm nơi đây đều có kết quả học tập khá…

Từ khóa » đi Phụ Hồ Là Gì