Giải đáp Thắc Mắc: Ra Máu Giữa Chu Kỳ Kinh Có Thai
Có thể bạn quan tâm
Trang chủ » Sống khỏe » Sản khoa
Giải đáp thắc mắc: Ra máu giữa chu kỳ kinh có thai 24/12/2017 - 21:29 Tác giả: Bệnh viện ĐKQT Thu CúcTham vấn bác sĩ Bác sĩ CKIINguyễn Văn Hà
Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản1900 55 88 92Đặt lịch khámCâu hỏi:
Xin chào bác sĩ! Em và người yêu thường tính ngày an toàn để quan hệ. Chu kỳ kinh nguyệt của em rất đều, có từ ngày mồng 5 hàng tháng, đến mồng 8 là hết. Vào ngày 11 tháng này, em và bạn trai có quan hệ. Đến ngày 18 em đã bị ra vài giọt máu, giống như máu kinh nguyệt nhưng có ít hơn, kèm theo là triệu chứng đau lưng, đau bụng dưới. Em băn khoăn không biết ra máu giữa chu kỳ kinh có thai không, đây có phải là máu báo không? Quan hệ sau khi hết kinh 3 ngày thì làm sao có thai được đúng không bác sĩ? Mong bác sĩ giải đáp sớm giúp em. Em xin cảm ơn! (Ánh Tuyết – Hà Nội)
Trả lời:
Bạn Ánh Tuyết thân mến! Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi về chuyên mục tư vấn của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc. Vấn đề bạn băn khoăn về ra máu giữa chu kỳ kinh có thai không chúng tôi xin được tư vấn như sau: – Tùy theo cơ địa từng người, hiện tượng thụ thai thành công, thì có thể sau 7-14 ngày quan hệ sẽ xuất hiện máu báo thai. Trong thời gian này, trứng thụ tinh đã kịp thời làm tổ trong buồng tử cung, gây bong tróc niêm mạc tử cung, xuất huyết với lượng ít, chỉ vài giọt máu máu hồng hoặc nâu, trong vài ngày là hết. Để biết ra máu giữa chu kỳ kinh có thai không, bạn có thể thử thai bằng que hoặc đi xét nghiệm beta hCG tại cơ sở y tế. – Trường hợp bạn có chu kỳ kinh đều, thì quan hệ sau khi hết kinh 3 ngày, tỷ lệ rụng trứng để đậu thai là khá thấp, nhưng không phải an toàn tuyệt đối. Bạn không nên áp dụng cách này để tránh thai thường xuyên. Vì trong một số trường hợp, khả năng có thai vẫn xảy ra. Nguyên nhân có thể do sự bất thường của chu kỳ kinh xuất phát từ sự thay đổi hormone của bạn nữ do thay đổi môi trường sống, quá căng thẳng, áp lực, có sự kích thích hưng phấn quá mức… – Ngoài có thai, xuất huyết âm đạo cũng có thể ở thời điểm trứng rụng. Tại thời điểm trứng rụng, dịch âm đạo thường tăng, có thể xuất huyết. Nguyên nhân là do nồng độ estrogen tạm thời giảm, làm cho niêm mạc tử cung mất đi nội tiết tố hỗ trợ dẫn đến bong niêm mạc tử cung, gây chảy máu âm đạo – Nếu như tình trạng chảy máu kéo dài, kèm đau lưng, đau bụng dưới, vùng kín ngứa… thì là dấu hiệu cảnh báo viêm nhiễm phụ khoa, bệnh phụ khoa. Bạn cần đi khám ngay để được bác sĩ chẩn đoán đúng nguyên nhân và có hướng điều trị thích hợp.
Hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp đã giúp bạn Tuyết cũng như chị em giải đáp được thắc mắc về tình trạng ra máu giữa chu kỳ kinh có thai được không. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, chị em hãy đến các cơ sở y tế uy tín để được các bác sĩ chuyên môn thăm khám và tư vấn nhé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Chia sẻ: Từ khóa: chu kỳ kinhra máu giữa chu kỳ kinh Bài viết liên quanLý giải nguyên nhân vì sao kinh nguyệt đều nhưng không có thai?
Nhiều chị em có chu kỳ kinh nguyệt đều nhưng không có thai. Vậy chu kỳ kinh nguyệt...
Kinh nguyệt không đều sau sinh: khi nào nên đến gặp bác sĩ?
Kinh nguyệt không đều sau sinh vốn là tình trạng mà nhiều chị em gặp phải nhưng chưa...
Các dấu hiệu rối loạn nội tiết tố nữ không nên xem thường
Rối loạn nội tiết tố nữ vốn thường gặp nhưng ít nhận được sự quan tâm lo lắng...
Tắc kinh có nguy hiểm không?
Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường của chị em phụ nữ ở độ tuổi sinh...
Cách tính chu kỳ kinh nguyệt để có thai
Cách tính chu kỳ kinh nguyệt để có thai là phương pháp được nhiều cặp đôi áp dụng...
Chảy máu bất thường giữa kỳ kinh do đâu?
Chảy máu bất thường giữa kỳ kinh là hiện tượng nhiều chị em phụ nữ gặp phải. Tình...
Độ mờ da gáy 1.5 mm có đáng lo ngại không?
Khám xương chậu tuần bao nhiêu để biết sinh thường hay sinh mổ?
Tháng cuối thai kỳ có cần siêu âm 3D 1 tuần 1 lần không?
Cách cải thiện tình trạng đa ối tuần 35?
Thai tụ dịch màng nuôi có ảnh hưởng gì không?
Siêu âm thai: Hướng dẫn những thông tin cơ bản mẹ bầu cần biết
Siêu âm thai là một trong những phương pháp theo dõi thai kỳ quan trọng và phổ biến…Hội chứng ống cổ tay ở bà bầu: Nguyên nhân, cách chữa hiệu quả
Hội chứng ống cổ tay ở bà bầu gây ra tê, đau, làm giảm sức lực của các…Tư vấn rối loạn nhịp tim có ảnh hưởng đến thai nhi hay không
“Mẹ bị rối loạn nhịp tim có ảnh hưởng đến thai nhi không” là câu hỏi rất nhiều…So sánh 4 kiểu siêu âm thai, lý do bác sĩ kết hợp siêu âm 5D và 2D
Siêu âm thai là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh trong thai kỳ quan trọng, giúp theo dõi…Chửa ngoài tử cung nguy hiểm thế nào và cách nhận biết sớm
Chửa ngoài tử cung là một biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ, có thể đe dọa tính…Những kinh nghiệm hay cho mẹ bầu lần đầu đến phòng khám thai
Lần đầu đến phòng khám thai chắc hẳn chị em nào cũng rất bỡ ngỡ vì không biết…
- 0936 388 288
- 0936 388 288
- Đặt lịch khám
Từ khóa » Gần Ngày Rụng Trứng Ra Máu
-
Làm Gì Khi Bị Ra Máu Giữa Kỳ Kinh Nguyệt ? - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Chảy Máu Khi Rụng Trứng Có đáng Lo Ngại?
-
Ra Máu Kỳ Rụng Trứng Có Nguy Hiểm Hay Không? - IVF Hồng Ngọc
-
Sự Rụng Trứng Diễn Ra Như Thế Nào? | Vinmec
-
Nữ Giới Chảy Máu Giữa Kỳ Kinh Nguyệt Là Bị Làm Sao?
-
8 Dấu Hiệu Nhận Biết Thời điểm Ngày Trứng Rụng điển Hình | Medlatec
-
Chảy Máu Tử Cung Bất Thường Do Rối Loạn Chức Năng Phóng Noãn ...
-
Máu Báo Rụng Trứng: 3 Dấu Hiệu Nhận Biết Giúp Cặp Vợ Chồng Dễ Có ...
-
Phân Biệt Ra Máu Giữa Chu Kỳ Và Kinh Nguyệt Bình Thường
-
Ra Máu Giữa Chu Kỳ Là Bị Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không?
-
Ra Máu Ngày Rụng Trứng Có Thai Không - Sức Khỏe đời Sống 24h
-
Sự Khác Biệt Giữa Máu Báo Thai Và Máu Kinh Nguyệt Là Gì? | Huggies
-
Ra Máu Giữa Chu Kỳ Kinh Nguyệt Có đáng Lo? - VnExpress Sức Khỏe
-
8 Dấu Hiệu Sắp Rụng Trứng Rõ Nhất Và Dễ Dàng Dự đoán - Hello Bacsi