Sự Khác Biệt Giữa Máu Báo Thai Và Máu Kinh Nguyệt Là Gì? | Huggies

MỤC LỤC BÀI VIẾT

  • Khí hư màu nâu là gì?
  • 7 Nguyên nhân ra máu nâu trước kỳ kinh nguyệt
  • Làm thế nào để ngăn ngừa ra máu nâu trước kỳ kinh?
  • Ra máu nâu trước kỳ kinh có nguy hiểm không?
  • Ra huyết trắng bao lâu thì có kinh?
  • Khi nào bạn cần gặp bác sĩ để thăm khám?
  • Các câu hỏi thường gặp về khí hư màu nâu trước kỳ kinh

Ra máu nâu trước kỳ kinh thường lành tính và nguyên nhân gây ra tình trạng này có rất nhiều. Đôi lúc, nó có thể là dấu hiệu mang thai, tiền mãn kinh hoặc chỉ ra một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn ít phổ biến hơn. Khí hư màu nâu trước hành kinh thường là dịch tiết âm đạo có lẫn máu. Để tìm hiểu thêm chi tiết, mời bạn đọc cùng Huggies tìm kiếm câu trả lời ngay bài viết dưới đây!

>> Tham khảo:

  • Trễ kinh bao lâu thì có thai? Chậm kinh bao lâu thì thử que chính xác
  • Vừa hết kinh 2 ngày quan hệ có bầu không?
  • 7 Dấu Hiệu Mang Thai Khi Kinh Nguyệt Không Đều

Khí hư màu nâu là gì?

Dịch âm đạo có màu nâu hoặc màu hồng nhạt thường xuất hiện vào những ngày gần đến kỳ kinh hoặc khi chu kỳ kinh nguyệt sắp kết thúc. Tình trạng này xuất hiện là do máu kinh ra chậm hoặc do máu tiếp xúc với không khí và bị oxy hóa khiến màu sắc chuyển từ đỏ sang nâu. Đây là hiện tượng phổ biến và hầu như không gây lo ngại cho chị em phụ nữ.

Nhưng nếu khí hư màu nâu xuất hiện thường xuyên, kéo dài hoặc đi kèm các dấu hiệu bất thường như mệt mỏi, đau bụng âm ỉ hoặc đi kèm các triệu chứng khó chịu khác thì lúc này chị em cần đến ngay cơ sở y tế để được kiểm tra và theo dõi.

>> Tham khảo: Phương pháp tăng khả năng mang thai cho cặp đôi

Khí hư màu nâu thường xuất hiện khi gần đến kỳ kinh

Khí hư màu nâu thường xuất hiện khi gần đến kỳ kinh hoặc khi kỳ kinh sắp kết thúc (Nguồn: Huggies)

7 Nguyên nhân ra máu nâu trước kỳ kinh nguyệt

1. Ra máu nâu trước kỳ kinh do rối loạn nội tiết tố

Rối loạn nội tiết tố, đặc biệt là tình trạng thiếu hụt hormone estrogen là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến hiện tượng ra máu nâu trước kỳ kinh nguyệt. Hormone estrogen đảm nhiệm vai trò điều hòa và duy trì sự ổn định của lớp niêm mạc tử cung. Do đó, khi cơ thể không sản xuất đủ lượng estrogen, lớp niêm mạc tử cung trở nên mỏng, dễ bong tróc và gây ra hiện tượng máu có màu nâu nhạt hoặc nâu đậm trước chu kỳ kinh nguyệt.

>>Tham khảo:

  • Nguyên Nhân Que Thử Thai 1 Vạch Nhưng Vẫn Có Thai
  • Que Thử Thai 1 Vạch Đậm 1 Vạch Mờ Có Thai Không?
  • Que thử thai 2 vạch mờ có thai không? Cách kiểm tra chính xác

2. Ra máu nâu trước kỳ kinh do có dấu hiệu mang thai

Ra máu nâu trước kỳ kinh nguyệt có thể là một trong những dấu hiệu mang thai sớm. Sau khi trứng được thụ tinh, phôi thai sẽ di chuyển vào tử cung và bắt đầu quá trình làm tổ trong lớp niêm mạc tử cung. Quá trình này thường diễn ra khoảng 1-2 tuần sau thụ tinh và có thể gây ra hiện tượng chảy máu nhẹ. Lúc này bạn sẽ thấy máu có màu nâu hoặc hồng nhạt (máu báo thai). Hiện tượng này là do phôi thai vùi sâu vào niêm mạc tử cung khiến một lượng máu nhỏ bị đẩy ra ngoài cùng với khí hư.

>> Tham khảo:

  • Ra máu báo thai có đau bụng không? Kéo dài trong bao lâu?
  • Trễ kinh bao lâu thì có thai? Chậm kinh bao lâu thì thử que chính xác

Ra máu nâu trước kỳ kinh do có dấu hiệu mang thai

Ra máu nâu trước kỳ kinh do có dấu hiệu mang thai (Nguồn: Huggies)

3. Ra máu nâu trước kỳ kinh do máu báo kinh

Máu báo kinh thường xuất hiện trong giai đoạn hoàng thể (trước khi kỳ bắt đầu kỳ kinh nguyệt) và là hiện tượng thường thấy ở nhiều chị em. Nguyên nhân gây ra máu báo kinh là do lớp niêm mạc tử cung bắt đầu bong ra ở giai đoạn đầu của chu kỳ. Bạn có thể nhận biết máu báo kinh qua các đặc điểm như thời gian xuất hiện ngắn, lượng máu ra rất ít (chỉ khoảng 1-2 giọt mỗi lần) và không có mùi bất thường.

>> Tham khảo: Máu báo thai ra nhiều như máu kinh có sao không?

4. Ra máu nâu trước kỳ kinh do rụng trứng

Ra dịch nâu trước ngày kinh có thể liên quan đến quá trình rụng trứng. Khi trứng được phóng thích khỏi buồng trứng (hiện tượng phóng noãn) sẽ khiến nồng độ estrogen trong cơ thể phụ nữ tăng cao và sau đó giảm đột ngột. Sự thay đổi hormone này có thể làm niêm mạc tử cung bị tác động và gây ra hiện tượng chảy máu nhẹ.

>> Tham khảo:

  • Tất Tần Tật Về: Hết Kinh Bao Nhiêu Ngày Thì Rụng Trứng?
  • 5+ cách tính ngày rụng trứng: Tránh thai và thụ thai AN TOÀN, HIỆU QUẢ

Ra máu trước kỳ kinh do rụng trứng

Ra máu trước kỳ kinh do rụng trứng (Nguồn: Huggies)

5. Ra máu nâu trước kỳ kinh do u xơ tử cung

Ra máu nâu trước kỳ kinh nguyệt có thể là dấu hiệu của bệnh lý u xơ tử cung. Bệnh lý này làm thay đổi cấu trúc niêm mạc tử cung khiến cho máu bị ứ đọng và khi bong ra, máu sẽ trộn lẫn với dịch tiết gây ra hiện tượng ra máu nâu trước kỳ kinh nguyệt.

6. Ra máu nâu trước kỳ kinh do mang thai ngoài tử cung

Mang thai ngoài tử cung là tình trạng phôi thai không làm tổ trong tử cung mà phát triển ở các vị trí khác bên ngoài buồng tử cung. Tình trạng này có thể dẫn đến hiện tượng ra máu nâu trước kỳ kinh kèm theo các dấu hiệu khác như chậm kinh, đau bụng một bên, mệt mỏi,...Mang thai ngoài tử cung là một biến chứng nguy hiểm, nếu không được xử lý kịp thời có thể khiến ống dẫn trứng vỡ, gây chảy máu nặng và có thể đe dọa đến tính mạng.

>> Tham khảo: Thai ngoài tử cung: Nguyên nhân & Dấu hiệu nhận biết

7. Bắt đầu kỳ kinh nguyệt mới

Trước kỳ kinh nguyệt khoảng từ 2 - 7 ngày sẽ xuất hiện tình trạng khí hư chuyển sang màu nâu. Nguyên nhân gây nên hiện tượng này là do lớp niêm mạc tử cung bắt đầu bong nhẹ nhưng chưa hoàn toàn, khiến cho một lượng nhỏ máu thoát ra và hòa lẫn với dịch âm đạo tạo thành khí hư màu nâu. Đây là phản ứng sinh lý bình thường báo hiệu chu kỳ kinh nguyệt sắp bắt đầu.

>> Tham khảo: Quan hệ sau ngày rụng trứng có thai không?

Làm thế nào để ngăn ngừa ra máu nâu trước kỳ kinh?

Để giảm nguy cơ ra máu nâu trước kỳ kinh nguyệt, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau:

  • Vệ sinh vùng kín đúng cách: Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày, đặc biệt trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc giai đoạn mang thai. Đồng thời, bạn nên sử dụng thêm dung dịch vệ sinh với độ pH phù hợp để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: Để cơ thể có thể chống lại các tác nhân gây bệnh thì bạn cần xây dựng một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng bằng cách bổ sung rau xanh, trái cây và thực phẩm giàu protein. Bên cạnh đó, bạn nên hạn chế ăn đồ cay, nóng hoặc quá nhiều dầu mỡ để cơ thể có thể chuyển hóa chất dinh dưỡng tốt hơn.
  • Giảm căng thẳng: Căng thẳng kéo dài có thể làm bạn bị rối loạn nội tiết tố gây tác động đến chu kỳ kinh nguyệt và khiến tình trạng ra máu nâu có thể tệ hơn. Để giảm căng thẳng bạn hãy thực hiện các phương pháp thư giãn như yoga, thiền định hoặc tập luyện nhẹ nhàng để giữ tinh thần luôn trong trạng thái tốt nhất.
  • Đi khám phụ khoa định kỳ: Bạn nên thăm khám phụ khoa ít nhất 6 tháng một lần để sớm phát hiện và điều trị các vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản và phòng tránh những biến chứng không mong muốn.

Những thói quen lành mạnh này không chỉ giúp hạn chế tình trạng ra máu nâu mà còn bảo vệ sức khỏe toàn diện giúp đảm bảo cơ thể bạn luôn trong trạng thái tốt nhất.

>> Tham khảo:

  • Thử thai bằng phương pháp xét nghiệm máu
  • Mang thai ngoài ý muốn: Nguyên nhân và Lời khuyên xử lý

Giữ vệ sinh vùng kín để hạn chế tình trạng ra máu nâu trước kỳ kinh

Giữ vệ sinh vùng kín để hạn chế tình trạng ra máu nâu trước kỳ kinh (Nguồn: Sưu tầm)

Ra máu nâu trước kỳ kinh có nguy hiểm không?

Ra máu nâu trước kỳ kinh không phải lúc nào cũng nguy hiểm, tuy nhiên nếu xuất hiện những triệu chứng bất thường như đau bụng dữ dội, ra nhiều máu hơn bình thường, ra máu liên tục trong nhiều ngày hoặc có mùi hôi thì có thể đó là dấu hiệu của một bệnh lý như nhiễm trùng âm đạo, u xơ tử cung, viêm cổ tử cung hoặc khối u buồng trứng.

Tuy nhiên, nếu tình trạng ra máu nâu trước kỳ kinh chỉ kéo dài trong vài ngày và không gây ra khó chịu hoặc đau đớn, thì thường không đáng lo ngại. Nếu bạn không chắc chắn về tình trạng của mình, hãy tìm kiếm sự tư vấn và khám bệnh từ các chuyên gia y tế để có thể kiểm tra và chẩn đoán chính xác.

>> Tham khảo:

  • Cách sử dụng que thử rụng trứng và đọc kết quả
  • 20 Mẹo vặt để nhận biết có thai theo dân gian sớm, chính xác nhất

Ra huyết trắng bao lâu thì có kinh?

Huyết trắng sẽ thay đổi liên tục trong suốt chu kỳ kinh nguyệt. Trước khi có kinh, huyết trắng thường có màu trắng đục hoặc trong suốt với lượng dịch tiết ra thay đổi tùy thuộc vào từng người. Thời gian huyết trắng xuất hiện trước kỳ kinh có thể kéo dài từ vài ngày đến một tuần trước khi bắt đầu hành kinh.

Thông thường, sau khi rụng trứng khoảng 12-16 ngày thì bạn sẽ có kinh nguyệt. Do đó, huyết trắng sẽ xuất hiện trong giai đoạn này để báo hiệu rằng chu kỳ kinh nguyệt sắp đến.

Nếu huyết trắng xuất hiện bất thường, có mùi lạ hoặc đi kèm với các triệu chứng như ngứa, đau hoặc cảm giác khó chịu thì có thể đó là dấu hiệu của một vấn đề về sức khỏe như nhiễm trùng hoặc rối loạn hormon. Khi đó, bạn nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và chẩn đoán.

>> Tham khảo: Mang thai bao nhiêu tuần thì sinh & Cách tính ngày dự sinh

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ để thăm khám?

Ra máu trước kỳ kinh nguyệt 3 ngày đến 7 ngày có thể là một dấu hiệu bình thường. Nhưng nếu tình trạng ra máu dịch nâu trước ngày kinh kéo dài hoặc xuất hiện thường xuyên thì lúc này bạn nên tìm gặp bác sĩ để thăm khám. Một số dấu hiệu cần chú ý bao gồm:

  • Ra máu giữa các chu kỳ hoặc lượng máu nhiều hơn bình thường.
  • Đau vùng chậu, cảm giác khó chịu hoặc kinh nguyệt nặng.
  • Thay đổi về màu sắc máu hoặc khí hư có mùi lạ.
  • Dịch tiết âm đạo có sự thay đổi, kèm theo các triệu chứng như đau hoặc ngứa.

Theo các bác sĩ, bạn nên duy trì thói quen ghi chép lại lịch sử chu kỳ kinh của mình và nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào thì tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ để nhận biết nguyên nhân và điều trị kịp thời.

>> Tham khảo:

  • Bạn muốn có thai? Lên kế hoạch chuẩn bị mang thai
  • Tổng hợp những điều cần biết khi mang thai

Các câu hỏi thường gặp về khí hư màu nâu trước kỳ kinh

Ra máu màu nâu trước kỳ kinh nguyệt 10 ngày có nguy hiểm không?

Ra máu nâu trước kỳ kinh 10 ngày thường là hiện tượng sinh lý bình thường và không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu tình trạng này lặp lại thường xuyên hoặc đi kèm với các triệu chứng như đau bụng, mệt mỏi, hay thay đổi dịch tiết âm đạo, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám. Đôi khi, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề về sức khỏe phụ khoa, chẳng hạn như viêm nhiễm hoặc các bệnh lý liên quan đến sức khỏe sinh sản.

Máu báo kinh khác gì với máu kinh nguyệt thông thường?

Máu báo kinh thường xuất hiện như những vệt máu nhỏ, nhẹ và thường xuất hiện trước một vài ngày trước khi kỳ kinh bắt đầu. Trong khi đó, máu kinh nguyệt là máu được đào thải từ tử cung sau khi lớp niêm mạc bong ra do quá trình thụ tinh không thành công. Máu báo kinh thường ít và thời gian xuất hiện cũng sẽ ngắn , còn máu kinh nguyệt sẽ ra nhiều hơn và thường sẽ kéo dài từ 2-7 ngày.

Hy vọng bài viết trên đã giải đáp thắc mắc của bạn về ra máu máu nâu trước kỳ kinh. Ngoài nội dung trên, bạn có thể ghé trang Huggies để tham khảo nhiều chủ đề hay và thú vị về sức khỏe liên quan đến mẹ và bé đã được bác sĩ kiểm chứng.

>> Tham khảo thêm:
  • 8 Dấu hiệu và 5 Cách tính ngày rụng trứng theo chu kỳ kinh nguyệt
  • Cách tính hết kinh bao nhiêu ngày thì rụng trứng?
  • Cách tính tuổi thai theo ngày quan hệ và chu kỳ kinh chính xác

>> Nguồn tham khảo:

  • https://www.healthline.com/health/brown-spotting-before-period
  • https://www.verywellhealth.com/brown-discharge-before-period-5205804

Từ khóa » Gần Ngày Rụng Trứng Ra Máu