Giải Hóa 8 Bài 27: Điều Chế Khí Oxi – Phản ứng Phân Hủy

Giải Hóa 8 bài 27: Điều chế khí oxi – Phản ứng phân hủyGiải bài tập Hóa 8 bài 27Bài trướcTải vềBài sauNâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

Giải bài tập hóa 8: Điều chế khí oxi – Phản ứng phân hủy

  • A. Tóm tắt kiến thức cần nhớ
    • 1. Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm
    • 2. Điều chế oxi trong công nghiệp
    • 3. Phản ứng phân hủy
  • B. Hướng dẫn giải bài tập SGK Hóa 8 trang 94
    • Bài 1 trang 94 SGK Hóa 8
    • Bài 2. trang 94 SGK Hóa 8
    • Bài 3. trang 94 SGK Hóa 8
    • Bài 4. trang 94 SGK Hóa 8
    • Bài 5. trang 94 SGK Hóa 8
    • Bài 6. trang 94 SGK Hóa 8
  • C. Giải bài tập sách bài tập Hóa 8 bài 27: Điều chế khí oxi – Phản ứng phân hủy
  • D. Trắc nghiệm Hóa 8 bài 27 Điều chế khí oxi – Phản ứng phân hủy

Giải Hóa 8 bài 27: Điều chế khí oxi – Phản ứng phân hủy với lời giải chi tiết rõ ràng cho các câu hỏi trong SGK Hóa học 8 học kì 2. Lời giải hay bài tập Hóa học 8 này sẽ giúp các em học sinh nắm chắc kiến thức được học về cách điều chế khí oxi và phản ứng phân hủy trong chương trình SGK môn Hóa. Sau đây mời các em cùng tham khảo.

  • Giải bài tập trang 91 SGK Hóa lớp 8: Oxit
  • Giải bài tập bài: Không khí - Sự cháy
  • Giải bài tập bài: Bài luyện tập 5: Oxi - không khí

A. Tóm tắt kiến thức cần nhớ

1. Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm

Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm bằng cách đun nóng những hợp chất giàu oxi dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao.

Ví dụ

2KClO3 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) 2KCl + 3O2

2KMnO4 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) K2MnO4 + MnO2 + O2

2. Điều chế oxi trong công nghiệp

a. Sản xuất oxi từ không khí

Trước hết hóa lỏng không khí ở nhiệt độ thấp và áp suất cao, sau đó cho không khí lỏng bay hơi. Trước hết thu được khí nito (ở -196oC), sau đo là khí oxi (ở -183oC)

b. Sản xuất từ nước

2H2O \overset{điện phân}{\rightarrow}\(\overset{điện phân}{\rightarrow}\) 2H2 + O2

3. Phản ứng phân hủy

Định nghĩa:

Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới.

Ví dụ:

CaCO3 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\)CaO + CO2

2KClO3 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) 2KCl + 3O2

2KMnO4 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) K2MnO4 + MnO2 + O2

B. Hướng dẫn giải bài tập SGK Hóa 8 trang 94

Bài 1 trang 94 SGK Hóa 8

Những chất nào trong số những chất sau được dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm:

a) Fe3O4; b) KClO3; c) KMnO4;

d) CaCO3; e) Không khí; g) H2O

Hướng dẫn giải bài tập

Những chất được dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm: b) KClO3; c) KMnO4.

Bài 2. trang 94 SGK Hóa 8 

Sự khác nhau về điều chế oxi trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp về nguyên liệu, sản lượng và giá thành?

Hướng dẫn giải bài tập

Phòng thí nghiệm

Công nghiệp

Nguyên liệu

KMnO4, KClO3

không khí, nước

Sản lượng

đủ để làm thí nghiệm

sản lượng lớn

Giá thành

cao

thấp

Bài 3. trang 94 SGK Hóa 8 

Sự khác nhau giữa phản ứng phân hủy và phản ứng hóa hợp? Dẫn ra hai thí dụ để minh họa.

Hướng dẫn giải bài tập

Phản ứng hóa hợp

Phản ứng phân hủy

Chất tham gia

Hai hay nhiều chất

Một chất

Chất tạo thành

Một chất

Hai hay nhiều chất.

Phản ứng hóa hợp

4P + 5O2 → 2P2O5

Phản ứng phân hủy

2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2

Bài 4. trang 94 SGK Hóa 8

Tính số gam Kali clorat cần thiết để điều chế được:

a) 48 g khí oxi;

b) 44,8 lít khí oxi (đktc).

Hướng dẫn giải bài tập

Phương trình phản ứng hóa học:

2KClO3 → 2KCl + 3O2

2mol                      3mol

a. Số mol oxi tạo thành: nO2 = 48/32 = 1,5 (mol).

Theo phương trình phản ứng hóa học ta có: nKClO3 = 2/3; nO2 = 2/3. 1,5 = 1(mol).

Khối lượng kali clorat cần thiết là:

mKClO3 = n.M = 1.(39 + 35,5 + 48) = 122,5 (g).

b) Số mol khí oxi tạo thành: nO2 = 44,8/22,4 = 2(mol).

Theo phương trình phản ứng hóa học ta có:

nKClO3 = 2/3; nO2 = 2/3 .2 ≈ 1,333 (mol).

Khối lượng kali clorat cần thiết là:

n.M = 1,333.(39 + 35,5 + 48) = 163,3 (g)

Bài 5. trang 94 SGK Hóa 8 

Nung đá vôi CaCO3 được vôi sống CaO và khí cacbonic CO2.

a) Viết phương trình hóa học của phản ứng.

b) Phản ứng nung vôi thuộc loại phản ứng hóa học nào? Vì sao?

Hướng dẫn giải bài tập

a) CaCO3 → CaO + CO2

b) Phản ứng nung vôi thuộc phản ứng phân hủy. Vì dưới tác động của nhiệt độ, từ một chất (đá vôi) bị phân hủy thành hai chất (vôi sống và khí cacbonic).

Bài 6. trang 94 SGK Hóa 8 

Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế oxit sắt từ Fe3O4 bằng cách dùng O2 oxi hóa sắt ở nhiệt độ cao.

a. Tính số gam sắt và oxi cần dùng để điều chế được 2,32g oxit sắt từ?

b. Tính số gam kali penmanganat KMnO4 cần dùng để có được lượng oxi dùng cho phản ứng trên.

Hướng dẫn giải bài tập

a. Số mol oxit sắt từ: nFe3O4 = 2,32/(56.3 + 16.4) = 0,01 (mol).

Phương trình hóa học.

3Fe + 2O2 → Fe3O4

Theo phương trình: 3mol   2mol    1mol.

Theo đề bài:          0,03← 0,02     0,01

Khối lượng sắt cần dùng là: m = 56.(3.0,1/1) = 1,68g

Khối lượng oxi cần dùng là: m = 32.(2.0,01) = 0,64g

b. Phương trình hóa học:

Số mol oxi ở phản ứng trên là: nO2 = 0,01 mol

2KMnO4 → K2MnO4 + O2

Theo pt:                   2mol                           1mol

Theo phương trình:  0,04                ←        0,02

nK2MnO4 = 0,02.2 = 0,04 mol

Số gam penmangarat cần dùng là: m = 0,04. (39 + 55 +64) = 6,32 g.

C. Giải bài tập sách bài tập Hóa 8 bài 27: Điều chế khí oxi – Phản ứng phân hủy

Ngoài các dạng câu hỏi bài tập sách giáo khoa hóa 8 bài 27, để củng cố nâng cao kiến thức bài học cũng như rèn luyện các thao tác kĩ năng làm bài tập. Các bạn học sinh cần bổ sung làm thêm các câu hỏi bài tập sách bài tập. Để hỗ trợ bạn đọc trong quá trình học tập cũng như làm bài tập. VnDoc đã hướng dẫn các ban học sinh giải các dạng bài tập trong Sách bài tập Hóa 8 bài 27 tại: Giải SBT Hóa 8 bài 27: Điều chế oxi - Phản ứng phân hủy

D. Trắc nghiệm Hóa 8 bài 27 Điều chế khí oxi – Phản ứng phân hủy

Câu 1: Các chất dùng để điều chế Oxi trong phòng thí nghiệm là

A. KClO3

B. KMnO4

C. CaCO3

D. Cả A & B

Câu 2: Tổng hệ số của chất tham gia và sản phẩm là

2KClO3 −to→ 2KCl + 3O2

A. 2&5

B. 5&2

C. 2&2

D. 2&3

Câu 3: Có những cách nào điều chế oxi trong công nghiệp

A. Dùng nghiên liệu là không khí

B. Dùng nước làm nguyên liệu

C. Cách nào cũng được

D. A&B

Câu 4: Nhiệt phân 12,25 g KClO3 thấy có khí bay lên. Tính thể tích của khí ở đktcA. 4,8 l

B. 3,36 l

C. 2,24 l

D. 3,2 l

Câu 5: Số sản phẩm tạo thành của phản ứng phân hủy là

A. 2

B. 3

C. 2 hay nhiều sản phẩm

D. 1

>> Chi tiết nội dung câu hỏi trắc nghiệm, cũng như đáp án được cập nhật tại: Trắc nghiệm Hóa học 8 bài 27: Điều chế khí oxi - Phản ứng phân hủy

..............................

Trên đây, VnDoc đã gửi tới các bạn Giải Hóa 8 bài 27: Điều chế khí oxi – Phản ứng phân hủy. Để xem lời giải những bài tiếp theo, mời các bạn vào chuyên mục Giải Hóa 8 trên VnDoc nhé. Chuyên mục tổng hợp lời giải môn Hóa theo từng đơn vị bài học, giúp các em luyện giải Hóa hiệu quả.

Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán 8, Chuyên đề Vật Lý 8, Chuyên đề Hóa 8, Tài liệu học tập lớp 8 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 8. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Từ khóa » điều Chế Oxi Lớp 8