Hoá Học 8 Bài 27: Điều Chế Khí Oxi - Phản ứng Phân Hủy
Có thể bạn quan tâm
Như các em đã biết khí oxi là sản phẩm của quá trình quang hợp của cây xanh. Nhưng trong hóa học thì khí oxi được điều chế như thế nào? Một số phản ứng phân hủy để tạo ra khí oxi ra sau? Để hiểu rõ hơn tiết học này các em sẽ tìm hiểu về Điều chế khí oxi - Phản ứng phân hủy.
ATNETWORK YOMEDIA1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm
1.2. Sản xuất khí Oxi trong công nghiệp
1.3. Phản ứng phân hủy
2. Bài tập minh hoạ
3. Luyện tập Bài 27 Hóa học 8
3.1. Trắc nghiệm
3.2. Bài tập SGK và Nâng cao
4. Hỏi đáp về Bài 27 Chương 4 Hóa học 8
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm
Trong phòng thí nghiệm, khí oxi được điều chế bằng cách đun nóng những hợp chất giàu oxi và dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao như KMnO4 và KClO3.
1.1.1. Thí nghiệm
* Phản ứng nhiệt phân Kali pemanganat KMnO4
Video 1: Nhiệt phân Kali pemanganat KMnO4
- Khí oxi duy trì sự sống và sự cháy nên làm cho que đóm còn tàn than hồng bùng cháy.
- Phương trình hóa học: 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2
* Phản ứng nhiệt phân Kali clorat
Video 2: Phản ứng nhiệt phân Kali clorat có xúc tác MnO2
- MnO2 đóng vai trò là chất xúc tác.
- Phương trình hóa học: 2 KClO3 2 KCl + 3 O2
1.1.2. Kết luận
- Kĩ năng tiến hành thí nghiệm:
-
Khi làm thí nghiệm phải hơ nóng đều ống nghiệm trước khi tập trung đun ở đáy ống nghiệm để ống nghiệm nóng đều à không bị vỡ.
-
Khi đun nóng KMnO4 ta phải đặt miếng bông ở đầu ống nghiệm để tránh thuốc tím theo ống dẫn khí thoát ra ngoài.
-
Vì khí oxi nặng hơn không khí nên khi thu khí oxi bằng cách đẩy không khí phải đặt miệng bình hướng lên trên và đầu ống dẫn khí phải để ở sát đáy bình.
-
Để biết được khí oxi trong bình đã đầy ta dùng que đóm đặt trên miệng ống nghiệm.
-
Khi thu oxi bằng cách đẩy nước ta phải chú ý: rút ống dẫn khí ra khỏi chậu trước khi tắt đèn cồn.
-
- Trong phòng thí nghiệm, khí oxi được điều chế bằng cách đun nóng những hợp chất giàu oxi và dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao như KMnO4 và KClO3.
- Có 2 cách thu khí oxi:
- Đẩy nước.
- Đẩy không khí.
Hình 1: Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm
1.2. Sản xuất khí Oxi trong công nghiệp
- Trong thiên nhiên nguồn nguyên liệu được dùng để sản xuất khí oxi là nước và không khí.
- Các nguyên liệu để điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm không thể dùng để sản xuất khí oxi trong công nghiệp được vì các nguyên liệu này hiếm và mắc tiền.
- Lượng oxi được điều chế trong phòng thí nghiệm ít, quy mô sản xuất nhỏ và rất đắt.
- Không thể dùng thiết bị để điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm để điều chế khí oxi trong công nghiệp vì những thiết bị đó quá quá phức tạp.
1.2.1. Sản xuất khí oxi từ không khí
Bằng cách hạ không khí xuống dưới – 2000C, sau đó nâng dần dần nhiệt độ lên – 1830C ta thu được khí N2, hạ -1500C ta thu được khí oxi.
1.2.2. Sản xuất khí oxi từ nước
Người ta điện phân nước.
H2O điện phân → H2 + O2
1.3. Phản ứng phân hủy
Phản ứng hóa học | Số chất phản ứng | Số chất sản phẩm |
2 KClO3 2 KCl + 3 O2 | 1 | 2 |
2KMnO4 KMnO4 + MnO2 + O2 | 1 | 2 |
CaCO3 CaO + CO2 | 1 | 2 |
⇒ Phản ứng phân hủy là phản ứng từ một chất ban đầu cho ra sản phẩm từ hai chất trở lên.
Phản ứng hóa hợp và phản ứng phân hủy trái ngược nhau.
Bài tập minh họa
Bài 1:
Thể tích khí Oxi sinh ra ở điều kiện tiêu chuẩn khi nhiệt phân 15,8 gam muối Kalipemanganat là?
Hướng dẫn:
Số mol KMnO4 là: \({n_{KMn{O_4}}} = \frac{{15,8}}{{158}} = 0,1(mol)\)
Phương trình hóa học:
2KMnO4 KMnO4 + MnO2 + O2
2 mol 1 mol
0,1 mol → 0,05 mol
Thể tích khí oxi sinh ra ở đktc là:
\({V_{{O_2}}} = 22,4.n = 22,4.0,05 = 1,12(lit)\)
Bài 2:
Nhiệt phân 12,25 gam muối Kaliclorat với xúc tác Mangan đioxit (MnO2) thấy thoát ra V lit khí không màu (đktc). Khí sinh ra là khí gì và có thể tích là bao nhiêu?
Hướng dẫn:
Số mol Muối Kaliclorat (KClO3) là:
\({n_{KCl{O_3}}} = \frac{m}{M} = \frac{{12,25}}{{122,5}} = 0,1(mol)\)
Phương trình hóa học:
2 KClO3 2 KCl + 3 O2
2 mol 3 mol
0,1 mol → 0,15 mol
Vậy theo phương trình thì khí không màu thoát ra là khí oxi
Thể tích khí oxi ở điều kiện tiêu chuẩn là:
\({V_{{O_2}}} = 22,4.n = 22,4.0,15 = 3,36(lit)\)
3. Luyện tập Bài 27 Hóa học 8
Sau bài học cần nắm:
- Phương pháp điều chế, thu khí oxi trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
- Phản ứng phân hủy là gì và lấy ví dụ minh họa.
- Khái niệm chất xúc tác, biết giải thích vì sao MnO2 được gọi là chất xúc tác trong phản ứng đun nóng hỗn hợp: KClO3 và MnO2.
3.1. Trắc nghiệm
Bài kiểm tra Trắc nghiệm Hóa học 8 Bài 27 có phương pháp và lời giải chi tiết giúp các em luyện tập và hiểu bài.
-
Câu 1:
Cho các chất sau:
a. Fe3O4
b. KClO3
c. KMnO4
d. CaCO3
Chất dùng để điều chế oxi là:
- A. b, c.
- B. b, d
- C. a,b,c.
- D. b, c, d
-
Câu 2:
Hiện tượng khi sử dụng tàn đóm để thử khí oxi là:
- A. Que đóm tắt
- B. Que đóm bùng cháy
- C. Không có hiện tượng
- D. Que đóm cháy từ từ rồi tắt hẳn
-
Câu 3:
Phương pháp thu khí oxi và tư thế bình thu là:
- A. Đẩy nước và bình để đứng
- B. Đẩy không khí và bình để úp ngược
- C. Đẩy nước và bình để úp ngược
- D. ý B và C đều đúng
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK và Nâng cao
Các em có thể hệ thống lại nội dung bài học thông qua phần hướng dẫn Giải bài tập Hóa học 8 Bài 27.
Bài tập 1 trang 94 SGK Hóa học 8
Bài tập 2 trang 94 SGK Hóa học 8
Bài tập 3 trang 94 SGK Hóa học 8
Bài tập 4 trang 94 SGK Hóa học 8
Bài tập 5 trang 94 SGK Hóa học 8
Bài tập 6 trang 94 SGK Hóa học 8
Bài tập 27.1 trang 37 SBT Hóa học 8
Bài tập 27.2 trang 37 SBT Hóa học 8
Bài tập 27.3 trang 38 SBT Hóa học 8
Bài tập 27.4 trang 38 SBT Hóa học 8
Bài tập 27.5 trang 38 SBT Hóa học 8
Bài tập 27.6 trang 38 SBT Hóa học 8
Bài tập 27.7 trang 38 SBT Hóa học 8
Bài tập 27.8 trang 38 SBT Hóa học 8
Bài tập 27.9 trang 39 SBT Hóa học 8
4. Hỏi đáp về Bài 27 Chương 4 Hóa học 8
Trong quá trình học tập nếu có bất kì thắc mắc gì, các em hãy để lại lời nhắn ở mục Hỏi đáp để cùng cộng đồng Hóa HOC247 thảo luận và trả lời nhé.
NONEBài học cùng chương
Hoá học 8 Bài 24: Tính chất của oxi Hoá học 8 Bài 25: Sự oxi hóa - Phản ứng hóa hợp - Ứng dụng của oxi Hoá học 8 Bài 26: Oxit Hoá học 8 Bài 28: Không khí - sự cháy Hoá học 8 Bài 29: Bài luyện tập 5 Hoá học 8 Bài 30: Bài thực hành 4 ADSENSE ADMICRO Bộ đề thi nổi bật UREKA AANETWORKXEM NHANH CHƯƠNG TRÌNH LỚP 8
Toán 8
Toán 8 Kết Nối Tri Thức
Toán 8 Chân Trời Sáng Tạo
Toán 8 Cánh Diều
Giải bài tập Toán 8 KNTT
Giải bài tập Toán 8 CTST
Giải bài tập Toán 8 Cánh Diều
Trắc nghiệm Toán 8
Đề thi giữa HK1 môn Toán 8
Ngữ văn 8
Ngữ Văn 8 Kết Nối Tri Thức
Ngữ Văn 8 Chân Trời Sáng Tạo
Ngữ Văn 8 Cánh Diều
Soạn Văn 8 Kết Nối Tri Thức
Soạn Văn 8 Chân Trời Sáng Tạo
Soạn Văn 8 Cánh Diều
Văn mẫu 8
Đề thi giữa HK1 môn Ngữ Văn 8
Tiếng Anh 8
Tiếng Anh 8 Kết Nối Tri Thức
Tiếng Anh 8 Chân Trời Sáng Tạo
Tiếng Anh 8 Cánh Diều
Trắc nghiệm Tiếng Anh 8 KNTT
Trắc nghiệm Tiếng Anh 8 CTST
Trắc nghiệm Tiếng Anh 8 Cánh Diều
Tài liệu Tiếng Anh 8
Đề thi giữa HK1 môn Tiếng Anh 8
Khoa học tự nhiên 8
Khoa học tự nhiên 8 KNTT
Khoa học tự nhiên 8 CTST
Khoa học tự nhiên 8 Cánh Diều
Giải bài tập KHTN 8 KNTT
Giải bài tập KHTN 8 CTST
Giải bài tập KHTN 8 Cánh Diều
Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8
Lịch sử và Địa lý 8
Lịch sử & Địa lí 8 KNTT
Lịch sử & Địa lí 8 CTST
Lịch sử & Địa lí 8 Cánh Diều
Giải bài tập LS và ĐL 8 KNTT
Giải bài tập LS và ĐL 8 CTST
Giải bài tập LS và ĐL 8 Cánh Diều
Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 8
GDCD 8
GDCD 8 Kết Nối Tri Thức
GDCD 8 Chân Trời Sáng Tạo
GDCD 8 Cánh Diều
Giải bài tập GDCD 8 KNTT
Giải bài tập GDCD 8 CTST
Giải bài tập GDCD 8 Cánh Diều
Trắc nghiệm GDCD 8
Công nghệ 8
Công Nghệ 8 KNTT
Công Nghệ 8 CTST
Công Nghệ 8 Cánh Diều
Trắc nghiệm Công Nghệ 8
Giải bài tập Công Nghệ 8 KNTT
Giải bài tập Công Nghệ 8 CTST
Giải bài tập Công Nghệ 8 CD
Đề thi giữa HK1 môn Công nghệ 8
Tin học 8
Tin Học 8 Kết Nối Tri Thức
Tin Học 8 Chân Trời Sáng Tạo
Trắc nghiệm Tin học 8
Giải bài tập Tin học 8 CD
Đề thi giữa HK1 môn Tin học 8
Tin Học 8 Cánh Diều
Cộng đồng
Hỏi đáp lớp 8
Tư liệu lớp 8
Xem nhiều nhất tuần
Đề thi HK2 lớp 8
Đề thi HK1 lớp 8
Đề thi giữa HK1 lớp 8
Đề thi giữa HK2 lớp 8
9 bài văn mẫu Cô bé bán diêm hay nhất
9 bài văn mẫu truyện Cô bé bán diêm
6 bài văn mẫu về đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió
Tiếng Anh Lớp 8 Unit 6
Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác
Tiếng Anh Lớp 8 Unit 5
Video Toán Nâng cao lớp 8- HK1
Video Toán Nâng cao lớp 8- HK Hè
Video Toán Nâng cao lớp 8- HK2
YOMEDIA YOMEDIA ×Thông báo
Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.
Bỏ qua Đăng nhập ×Thông báo
Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.
Đồng ý ATNETWORK ON QC Bỏ qua >>Từ khóa » điều Chế Oxi Lớp 8
-
Bài 27. Điều Chế Khí Oxi - Phản ứng Phân Hủy
-
Giải Hóa 8 Bài 27: Điều Chế Khí Oxi - Phản ứng Phân Hủy
-
Bài 27 - Hóa Học 8 - Cô Nguyễn Thị Thu (DỄ HIỂU NHẤT) - YouTube
-
Giải Hóa 8 Bài 27: Điều Chế Khí Oxi – Phản ứng Phân Hủy
-
Hóa Học 8 Bài 27: Điều Chế Khí Oxi - Phản ứng Phân Hủy
-
Lý Thuyết Hóa 8: Bài 27. Điều Chế Khí Oxi - Phản ứng Phân Hủy
-
Soạn Hóa Học 8 Bài 27: Điều Chế Khí Oxi Phản ứng Phân Hủy
-
Giải Bài 27 Hóa Học 8: Điều Chế Khí Oxi Phản ứng Phân Hủy - Tech12h
-
Lý Thuyết & Bài Soạn Bài 27: Điều Chế Khí Oxi - Phản Ứng Phân Hủy
-
Bài 27: Điều Chế Khí Oxi - Phản ứng Phân Hủy
-
[SGK Scan] Điều Chế Khí Oxi − Phản ứng Phân Huỷ - Sách Giáo Khoa
-
Hoá 8 Bài 27: Điều Chế Khí Oxi - Phản ứng Phân Huỷ - VOH
-
Giáo án Hóa Học Lớp 8 - Bài 27: Điều Chế Khí Oxi - Phản Ứng Phân ...
-
Oxi: Tính Chất, ứng Dụng Và Cách điều Chế [Tổng Hợp Lớp 8+10]