GIẢI MÃ 7 NGUYÊN TẮC CỦA PHƯƠNG PHÁP EFFORTLESS ...
Có thể bạn quan tâm
Effortless English là một phương pháp học tiếng Anh giao tiếp nổi tiếng, được ví như “chiếc chìa khóa” giúp bạn mở cánh cửa giao tiếp ngoại ngữ. Tuy nhiên việc có được “chiếc chìa khóa” đó không có nghĩa là bạn sẽ thành thạo tiếng Anh giao tiếp. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây Pasal sẽ bật mí cho bạn 7 nguyên tắc của Effortless English, giúp bạn mở khóa thành công, chinh phục tiếng Anh giao tiếp hiệu quả.
Những điều cần biết Effortless English
Đối với nhiều người học tiếng Anh, phương pháp Effortless English vốn không còn quá xa lạ. Đây là hệ thống học phản xạ giao tiếp nổi tiếng được nghiên cứu và phát triển bởi chuyên gia A.J Hoge.
Hệ thống phương pháp Effortless hướng tới việc giúp khơi gợi đam mê, động lực, truyền cảm hứng học tiếng Anh cho các học viên, khiến học viên không cảm thấy mệt mỏi hay bị ép buộc. Hiện nay, Effortless English đã được ứng dụng trên 54 quốc gia và giúp hàng triệu người trên thế giới có thể giao tiếp tiếng Anh thành thạo.
Về hoàn cảnh ra đời của phương pháp Effortless English, xuất phát từ những năm tháng giảng dạy của thầy Hoge, khi thầy nhận ra phần lớn các sinh viên đều không gặp phải khó khăn gì khi học ngữ pháp tiếng Anh, khả năng đọc hiểu của họ rất tốt. Họ đạt điểm ngữ pháp rất cao trong các kì thi kiểm tra. Thế nhưng khi trực tiếp nói chuyện với các sinh viên, ông phát hiện rằng khả năng nói tiếng Anh của họ thì ngược lại, không được tốt.
Giải mã 7 nguyên tắc của phương pháp Effortless English
Nếu nói rằng phương pháp Effortless English giúp bạn giao tiếp thành công thì 7 nguyên tắc sau đây chính là chìa khóa giúp bạn chinh phục được phương pháp này.
Nguyên tắc 1: HỌC THEO CỤM TỪ, KHÔNG HỌC TỪNG TỪ RIÊNG LẺ
Có thể bạn đã rất quen thuộc với việc học những list từ vựng dài “tăm táp” nhưng lại không theo chủ đề hay ngữ cảnh nhất định. Việc này sẽ chỉ khiến bạn mất thêm nhiều thời gian cho việc cố gắng ghi nhớ một cách không có hệ thống. Bởi lẽ những từ vựng riêng lẻ sẽ khó nhớ hơn việc bạn đặt chúng trong một ngữ cảnh, hoặc một cụm từ nhất định. Bằng cách này bạn còn biết thêm được những từ vựng đó thông thường sẽ đi với các giới từ, danh từ gì. Ví dụ như động từ “take”mỗi khi kết hợp với 1 giới từ nó lại mang ý nghĩa khác nhau. “Take” ở đây không chỉ đơn thuần là “cầm, lấy” nữa mà “take up” có nghĩa là “bắt đầu một thói quen mới”, “take out” là “chuyển cái gì đó ra ngoài”, “take after” là “giống ai đó về ngoại hình hoặc tính cách”,…Có thể thấy trong hệ thống từ điển các từ vựng cũng được liệt kê tương tự như vậy bên cạnh việc giải thích nghĩa đơn thuần của từ đó
Nguyên tắc 2: Đừng học ngữ pháp
Bạn không nên vội hiểu nhầm nguyên tắc này. Đừng học ngữ pháp ở đây nếu như mục địch cuối cùng bạn hướng đến là tiếng Anh giao tiếp, “Đừng” học ngữ pháp theo những phương pháp truyền thống trên sách vở, trường lớp hàng ngày của bạn.
Theo Effortless English, trong quá trình học các cụm từ, câu chúng ta đã học ngữ pháp rồi. Chúng ta học ngữ pháp bằng cách lắng nghe, ghi nhớ cụm từ, chứ không phải bằng các quy tắc được viết ra giấy như chủ ngữ, động từ, tân ngữ,…Chúng ta có thể học ngữ pháp một cách hoàn toàn tự nhiên.
Nguyên tắc 3: Học bằng tai
Chính vì những thói quen chú trọng học tiếng Anh trên sách vở mà đôi khi bạn quên mất việc học giao tiếp tốt cần một khả năng lắng nghe chứ không chỉ dừng lại ở việc đọc.Bạn càng nghe nhiều, bạn càng nắm bắt được từ vựng và ngữ pháp một cách tự nhiên mà không cần ghi nhớ
Cũng giống như những đứa trẻ, khi sinh ra chúng sẽ được nghe trước tiên. Nghe luôn là bước đầu tiên khi chúng tiếp cận một ngôn ngữ. Khi chúng nghe những người xung quanh như ông bà, bố mẹ, anh chị nói chuyện,…Sau một thời gian nghe hiểu nhất định, đứa trẻ sẽ đột nhiên bắt đầu nói. Vậy nên hãy đi theo quy trình tự nhiên một cách tuần tự bạn nhé!
Nguyên tắc 4: Học sâu – chậm mà chắc
Học theo phương pháp Effortless English đòi hỏi sự kiên trì và bền bỉ. Mỗi bài học phải được học ít nhất trong 7 ngày và phải lặp đi lặp lại nó đến khi hiểu và hiểu thật sâu. Ví dụ như khi bạn nghe một câu chuyện hay đọc 1 tờ báo, bạn cần phải nghe, đọc, hiểu, thấm cho tới khi bạn có thể kể lại câu chuyện đó theo cách kể của chính bạn mà nghĩa không đổi.
Hãy tập trung vào các từ, động từ và cụm từ phổ biến qua việc nghe và sau đó lặp đi lặp lại nhiều lần, thực hành chúng một cách thường xuyên.Vậy nên thay vì học 10 từ mới, hãy học 1 từ mới, ôn lại 10 lần.
Nguyên tắc 5: Học ngữ pháp thông qua những câu chuyện
Tạm quên đi những công thức, “khuôn mẫu” ngữ pháp cứng nhắc trong sách vở phương pháp Effortless English giúp bạn trau dồi kiến thức ngữ pháp thông qua những mini-stories (câu chuyện nhỏ) thể hiện quan điểm nói riêng, bạn sẽ học ngữ pháp 1 cách tự nhiên.
Bạn chỉ cần lắng nghe, hiểu câu chuyện và ngữ pháp tự động đi vào tiềm thức. Bạn có thể đáp trả, phản hồi người đối diện một cách nhanh chóng mà không cần phải nghĩ ngợi nhiều. Một trong những ưu điểm của các câu chuyện theo điểm nhìn đó là chúng thường tập trung vào các cấu trúc ngữ pháp được sử dụng phổ biến nhất. Sau một thời gian, bạn sẽ nhận ra rằng mình đã tiếp thu được ngữ pháp một cách trực quan, tự nhiên mà không cần cố gắng, nỗ lực “nhồi nhét” những dòng ngữ pháp khô khan vào đầu.
Nguyên tắc 6: Học tiếng Anh “thật”
Đừng chỉ học tiếng Anh trên sách vở. Hãy quăng qua một bên những quyển giáo trình khô khăn, nặng tính học thuật, nghiên cứu. Hãy học tiếng Anh “thật”, tiếng Anh được dùng “thực tế” trong đời sống hằng ngày, thông qua những bộ phim, sách, video, podcasts…
Thực tế khi học tiếng Anh trong sách vở, bạn sẽ học những câu như: “How are you? thì một người Mỹ thực sự sẽ nói là “Howya doin’?”, “Howzit goin’?”, “Hey, whassup?” ,…Đó là lí do mà rất nhiều người học tiếng Anh lâu năm vẫn không thể hiểu người bản địa nói gì.
Nguyên tắc 7: Nghe và trả lời thông qua các mẩu chuyện
Muốn khả năng phản xạ tốt, bạn nên luyện tập nghe và trả lời câu hỏi của người nói, chứ đừng chỉ nghe rồi lặp lại như “robot” mà không suy nghĩ. Theo cách học tiếng Anh truyền thống, giáo viên thường bắt các bạn nghe và nhắc lại. Tuy nhiên việc nghe và nhắc lại lại không mấy đem lại hiệu quả. Tuy nhiên khi tập nghe và trả lời thì tức là bạn đã phải hiểu chúng và có sự suy nghĩ, tư duy về nội dung bạn lắng nghe.
Bài viết trên đây đã giải mã toàn bộ các nguyên tắc giúp bạn chinh phục được mục tiêu giao tiếp thành thạo tiếng Anh với phương pháp Effortless English. Hy vọng bài viết trên bổ ích với bạn. Chúc bạn thành công!
Từ khóa » Giải Mã Tiếng Anh Là Gì
-
Giải Mã In English - Glosbe Dictionary
-
Giải Mã - Phép Tịnh Tiến Thành Tiếng Anh, Ví Dụ | Glosbe
-
GIẢI MÃ - Nghĩa Trong Tiếng Tiếng Anh - Từ điển
-
Giải Mã Trong Tiếng Anh Là Gì? - English Sticky
-
Giải Mã Trong Tiếng Tiếng Anh - Tiếng Việt-Tiếng Anh | Glosbe
-
GIẢI MÃ LÀ Tiếng Anh Là Gì - Trong Tiếng Anh Dịch - Tr-ex
-
MÃ GIẢI MÃ Tiếng Anh Là Gì - Trong Tiếng Anh Dịch - Tr-ex
-
"giải Mã" Là Gì? Nghĩa Của Từ Giải Mã Trong Tiếng Việt. Từ điển Việt-Việt
-
Deciphering Tiếng Anh Là Gì? - Từ điển Anh-Việt
-
"đọc Mật Mã, Giải Mã" Tiếng Anh Là Gì? - EnglishTestStore
-
Trợ Giúp - Cambridge Dictionary
-
Giải Mã Cách Học Ngữ Pháp Tiếng Anh Hiệu Quả - ACET
-
9x điển Trai 'đi Ngược đám đông' Giải Mã Từ Lóng Tiếng Anh Hút Triệu ...