Giải Nghĩa Về DNS Record, 6 Loại DNS Record Phổ Biến Nhất
Có thể bạn quan tâm
- Techblog
- Kiến thức cơ bản
DNS record là một trong những thuật ngữ quan trọng mà hầu hết những người học về IT đều biết đến, với nhiều loại bản ghi DNS (DNS record) khác nhau. Cùng Bizfly Cloud tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.
DNS record là gì?
DNS record là bản ghi nằm trong DNS servers cung cấp thông tin về cơ sở dữ liệu DNS, cho biết các tên miền, địa chỉ IP gắn với tên miền và cách xử lý các yêu cầu với tên miền đó… Tất cả các tên miền trên internet đều phải có một vài bản ghi DNS cần thiết để người dùng có thể truy cập trang web khi nhập tên miền và thực hiện các mục đích khác.
Có khá nhiều loại DNS record, vậy đâu là những loại record phổ biến nhất cần biết?
Các loại DNS record phổ biến nhất
SOA (START OF AUTHORITY) Record
Trong mỗi tập tin cơ sở dữ liệu DNS phải có một SOA record (Start of Authority) duy nhất, bao gồm các thông tin về domain trên DNS Server và zone transfer.
Cú pháp như sau:
Serial: Áp dụng cho tất cả dữ liệu trong zone, có định dạng YYYYMMDDNN (YYYY: năm, MM: tháng, DD: ngày, NN: số lần sửa đổi dữ liệu zone trong ngày). Mỗi lần sửa đổi dữ liệu zone thì đều phải phải tăng số này lên. Khi máy chủ Secondary liên lạc với máy chủ Primary sẽ yêu cầu số serial. Nếu số serial của máy Secondary nhỏ hơn số serial của máy Primary, điều này có nghĩa là dữ liệu zone trên Secondary đã cũ, do đó máy Secondary sẽ thực hiện sao chép dữ liệu mới từ máy Primary thay cho dữ liệu hiện có.
Refresh: Khoảng thời gian máy chủ Secondary kiểm tra dữ liệu zone trên máy Primary và cập nhật nếu cần thiết. Giá trị này sẽ thay đổi tùy theo tần suất thay đổi dữ liệu trong zone.
Retry: Áp dụng trong trường hợp máy chủ Secondary không kết nối được với máy chủ Primary theo thời hạn mô tả trong Refresh. Ví dụ nếu máy chủ Primary bị tắt nguồn tại thời điểm kết nối, thì máy chủ Secondary sẽ tìm cách để kết nối với máy chủ Primary theo chu kỳ thời gian mô tả trong Retry. Giá trị này thường sẽ nhỏ hơn giá trị Refresh.
Expire: Sau khoảng thời gian trên, nếu máy chủ Secondary vẫn không kết nối được với máy chủ Primary thì dữ liệu zone trên máy Secondary sẽ bị quá hạn. Khi đó, máy chủ này sẽ không trả lời truy vấn về zone này nữa. Giá trị Expire thường sẽ lớn hơn giá trị Refresh và Retry.
TTL (time to live): Giá trị này áp dụng cho tất cả record trong zone, được đính kèm trong thông tin trả lời một truy vấn. TTL được sử dụng để xác định thời gian mà các máy chủ name server khác cache lại thông tin trả lời.
A record
A record (viết tắt của Address record) là DNS record cơ bản và quan trọng nhất dùng để truy cập web. Nó giúp trỏ tên miền (domain) của website tới một địa chỉ IP cụ thể. A record có cú pháp như sau:
[Tên miền] IN A [địa chỉ IP của máy]
Ví dụ: google.com IN A 172.217.5.78
Hầu hết các website chỉ có một bản ghi A, nhưng một số trang web sẽ có một vài bản ghi A không giống nhau. Điều này có nghĩa là một tên miền có thể được trỏ đến nhiều địa chỉ IP khác nhau. A record được dùng để chuyển tên miền sang địa chỉ IPv4.
AAAA record
Cấu trúc của bản ghi AAAA cũng tương tự như bản ghi A. Bản ghi này được sử dụng để phân giải Host ra địa chỉ 128-bit IPv6.
CNAME record
CNAME (Canonical Name) record là một bản ghi DNS record quy định một tên miền là bí danh của một tên miền chính khác. Một tên miền chính có thể có nhiều bí danh CNAME. Cú pháp của DNS record này như sau:
[Tên bí danh] IN CNAME [tên miền chính]
Trong đó, tên miền chính là tên miền được khai báo trong A record đến IP của máy. Tên bí danh là tên miền khác mà bạn cho phép có thể trỏ đến máy tính (địa chỉ IP) này. Ví dụ www.bizflycloud.com IN CNAME bizflycloud.com, tức là khi người dùng gõ www.bizflycloud.com thì hệ thống cũng sẽ đưa về địa chỉ IP của tên miền chính bizflycloud.com.
>> Tìm hiểu thêm: CNAME là gì? Sử dụng CNAME với domain như thế nào?
MX record
MX (Mail Exchange) record là một DNS record giúp xác định mail server mà email sẽ được gửi tới. Một tên miền có thể có nhiều MX record, điều này giúp tránh việc không nhận được email nếu một mail server ngưng hoạt động.
MX record có cấu trúc khá đơn giản, ví dụ như:
bizflycloud.vn IN MX 10 mx20.bizflycloud.vn
bizflycloud.vn IN MX 30 mx30.bizflycloud.vn
Trong đó, các số 10, 30 là các giá trị ưu tiên. Chúng có thể là các số nguyên bất kì từ 1 đến 255, số càng nhỏ thì độ ưu tiên càng cao. Như trong ví dụ trên, các mail có cấu trúc địa chỉ là …@bizflycloud.vn sẽ được gửi đến mail server mx20.bizflycloud.vn trước. Nếu nó có vấn đề thì các mail mới được chuyển đến mail server mx30.bizflycloud.vn.
TXT record
TXT record là một loại DNS record giúp tổ chức các thông tin dạng text (văn bản) của tên miền. Một domain (tên miền) có thể có nhiều bản ghi TXT và chúng chủ yếu được dùng cho các Sender Policy Framework (SPF) codes, giúp email server xác định các thư được gửi đến có phải từ một nguồn đáng tin hay không. Ngoài ra, loại bản ghi DNS này còn dùng để xác thực máy chủ của một tên miền, xác minh SSL...
NS record
NS (Name Server) record là một loại DNS record giúp xác định thông tin của một tên miền cụ thể được khai báo và quản lý trên máy chủ nào. Cú pháp của bản ghi này như sau:
[Tên miền] IN NS [tên máy chủ tên miền]
Ví dụ:
bizflycloud.com IN NS ns1.bizflycloud.vn
bizflycloud.com IN NS ns2.bizflycloud.vn
Trong ví dụ trên, tên miền bizflycloud.com sẽ được quản lý bởi hai máy chủ tên miền là ns1.bizflycloud.vn và ns2.bizflycloud.vn. Điều này cũng có nghĩa là các DNS record (A record, MX record…) của tên miền bizflycloud.com sẽ được khai báo trên hai máy chủ này.
PTR record
PTR (Pointer) record có thể nói là một DNS record ngược lại với A record, cho phép chuyển đổi từ địa chỉ IP sang tên miền. Bản ghi PTR giúp xác thực IP của các hostname gửi tới, giúp hạn chế bị spam mail…
SRV record
SRV record được sử dụng nhằm xác định vị trí của các dịch vụ đặc biệt trong domain như tên máy chủ, số cổng của máy chủ cho các dịch vụ được chỉ định.
Dưới đây là các trường dữ liệu trong SRV record:
Tên dịch vụ service
Giao thức sử dụng
Tên miền
TTL (Thời gian RR được lưu trữ trong cache) và Class (standard DNS class, luôn là IN)
Priority: ưu tiên của Host, số càng nhỏ thì càng được ưu tiên
Weight: hỗ trợ cho load balancing
Port dịch vụ
Target chỉ định FQDN cho host để hỗ trợ dịch vụ
DKIM record
Đây là bản ghi được sử dụng nhằm xác thực người gửi thông qua mã hóa một phần email gửi đi bằng một chuỗi ký tự, được xem như chữ ký. Khi email được gửi đi, máy chủ mail sẽ kiểm tra, so sánh với thông tin bản ghi được cấu hình trong DNS để xác nhận.
SPF record
SPF record đảm bảo các máy chủ mail chấp nhận mail với tên miền của khách hàng được gửi đi từ server của khách hàng, giúp chống lại spam và giả mạo email.
Tùy theo hệ thống DNS mà SPF hoặc TXT record sẽ được hiển thị. Đối với SPF record, máy chủ tiếp nhận mail sẽ kiểm tra IP của máy chủ gửi và IP của máy chủ đã đăng ký SPF record example.com. Nếu bạn sở hữu nhiều máy chủ mail thì nên liệt kê tất cả trong SPF record để đảm bảo mail đến đầy đủ và chính xác.
Hy vọng bài viết đã đem lại cho bạn những thông tin hữu ích về DNS record, hãy theo dõi Bizfly Cloud để cập nhật tin hay và bài viết mới nhất về công nghệ nhé!
Theo Bizfly Cloud chia sẻ
>> Có thể bạn quan tâm: Tại sao cần đổi DNS Google? Hướng dẫn đổi DNS Google trong Windows, MacOS, Android
TAGS: DNSDNS recordSHAREFacebookTwitterTừ khóa » Các Loại Record Dns
-
Các Loại Bản Ghi Trên DNS - Blog
-
DNS RECORD LÀ GÌ? 11 LOẠI DNS RECORD PHỔ BIẾN - Tenten
-
Một Số định Nghĩa Về Các DNS Record - Trung Tâm Hỗ Trợ Kỹ Thuật
-
DNS Record (bản Ghi DNS) Là Gì?
-
Tìm Hiểu Các Loại Record Trong DNS. Cách Tạo ... - CloudZone Support
-
Một Số Loại DNS Record Cơ Bản - Blog
-
Giới Thiệu Về Các Loại DNS Record - Tài Liệu 123Host
-
Tìm Hiểu Các Loại Bản Ghi Dns Cơ Bản, Dns Record Là Gì
-
Hướng Dẫn - Giới Thiệu Về Các Loại DNS Record - VNXF
-
DNS Record Là Gì? Một Số Khái Niệm Liên Quan DNS Record - BKNS.VN
-
Ns Record Là Gì
-
Dns Record Là Gì
-
Mẫu Tin Tài Nguyên DNS – Wikipedia Tiếng Việt
-
Các Loại DNS Record Gồm Những Gì Archives – Navee Corporation