Giải Pháp điều Hành Lãi Suất Với Mục Tiêu Tăng Trưởng Kinh Tế
Có thể bạn quan tâm
- Chứng khoán
Quá trình điều hành lãi suất của Việt Nam sau giai đoạn 2007-2008
Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007-2008, nền kinh tế Việt Nam có dấu hiệu suy giảm rõ rệt. Trước thực trạng này, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) linh hoạt theo hướng nới lỏng, kích cầu nhằm ngăn chặn nguy cơ suy giảm kinh tế, tuy nhiên cũng thận trọng nhằm kiểm soát lạm phát. CSTT nới lỏng một cách thận trọng được thực hiện từ đầu năm 2009 đã tạo động lực khuyến khích sản xuất, tăng cường xuất khẩu, ổn định kinh tế vĩ mô.
Cụ thể, trong thời gian này, chính sách lãi suất được NHNN điều hành tăng giảm theo những biến động của thị trường như:
- Lãi suất cơ bản được điều chỉnh giảm về mức 7%/năm từ ngày 01/02/2009, đưa lãi suất cho vay tối đa về mức 10,5%/năm nhằm tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại (NHTM) mở rộng tín dụng đáp ứng nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp (DN) kinh doanh trong nền kinh tế.
- Để giải tỏa căng thẳng lãi suất trong hoạt động cho vay của các NHTM, NHNN vẫn điều hành chính sách lãi suất hướng đến tác động làm giảm lãi suất cho vay kinh doanh nhưng có khuynh hướng thả nổi lãi suất theo thỏa thuận đối với các hợp động cho vay tiêu dùng (Thông tư 01/2009/TT-NHNN ngày 23/11/2009). Điều này xuất phát từ chỉ đạo từ Nghị quyết 23/2008/NQ-QH12 ngày 06/11/2008 của Quốc hội khóa XII kỳ họp thứ tư và Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ nhằm cởi trói cho các NHTM trong việc cho vay theo lãi suất thỏa thuận giữa người đi vay và người cho vay.
- Tiến hành kiểm tra nghiêm ngặt, ngăn chặn tình trạng vượt trần lãi suất của các NHTM (Văn bản số 9484/2009/VB-NHNN ban hành ngày 21/02/2009). Với lãi suất cơ bản duy trì ở mức 7%/năm, các NHTM đã nâng lãi suất huy động lên đỉnh điểm ở mức 10,5%/năm (chưa tính đến các hình thức khuyến mãi, rút thăm trúng thưởng, cộng thưởng khác được các NHTM gián tiếp cộng vào làm tăng lãi suất huy động vượt trần lãi suất theo quy định).
Ngoài ra, nhiều NHTM đã áp lãi suất tiền gửi ở mức cao nhất có thể là 10,49% hay 10,50%/năm cho hầu hết các kỳ hạn. Chính vì vậy, đường cong lãi suất có khuynh hướng bị xóa nhoà (IMF, 2012).
- Thúc đẩy các NHTM kiểm soát rủi ro tín dụng một cách chặt chẽ và khắt khe trong việc cấp tín dụng cho khách hàng, hạn chế và tập trung xử lý nợ xấu thông qua việc thực hiện CSTT thắt chặt bằng cách điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản (cuối năm 2009). Việc điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản đã kéo theo sự gia tăng lãi suất huy động và lãi suất cho vay. Điều này làm cho các NHTM khắt khe trong việc lựa chọn đối tượng cho vay, là tập trung vào những đối tượng khách hàng có uy tín, hoạt động kinh doanh hiệu quả, tỷ suất sinh lời cao và có khả năng trang trải chi phí sử dụng vốn cao.
Kết quả là tốc độ tăng trưởng kinh tế trong năm 2009 có xu hướng cải thiện dần qua các quý nhờ cầu đầu tư và tiêu dùng trong nước dần phục hồi bởi tác động của các biện pháp kích thích kinh tế của Chính phủ: Quý I/2009 tăng 3,14%; quý II/2009 tăng 4,41%; quý III/2009 tăng 5,98%, quý IV/2009 tăng 6,99%. Lạm phát cũng giảm còn 6,88%.
- Từng bước cởi trói cho các NHTM thông qua việc cho phép các NHTM áp dụng lãi suất cho vay thỏa thuận đối với hoạt động cho vay trung và dài hạn (Thông tư 07/2010/TT-NHNN được NHNN ban hành ngày 26/2/2010) và cho tất cả các loại hình cho vay (Thông tư 12/2010/TT-NHNN, ngày 14/4/2010), nhằm khơi thông thị trường vốn cho các DN.
Việc trở lại áp dụng chính sách lãi suất thỏa thuận giữa người đi vay và người cho vay đã làm giảm đáng kể vai trò của lãi suất cơ bản vì đã chấm dứt điều hành theo chế độ trần lãi suất (tối đa bằng 150% lãi suất cơ bản). Việc tăng lãi suất cơ bản từ 8% lên 9%/năm vào tháng 11/2010 và ổn định ở mức 9% cho đến cuối năm 2012 cho thấy vai trò định hướng và thông tin tham chiếu của lãi suất cơ bản trở nên mờ nhạt trong cơ chế dẫn truyền của lãi suất đến mục tiêu của CSTT.
Trong giai đoạn 2012-2014, mặt bằng lãi suất đã liên tục giảm dần theo định hướng của NHNN. Cùng với đó, các chỉ số kinh tế vĩ mô như GDP và lạm phát đều khởi sắc hơn, tạo đà cho các ngân hàng tiếp tục giảm lãi suất để hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Từ năm 2015 đến nay, mặt bằng lãi suất được duy trì tương đối ổn định theo chiều hướng giảm nhẹ lãi suất VNĐ.
Tuy nhiên, gần đây lãi suất huy động trung, dài hạn có chiều hướng tăng do các ngân hàng cần huy động nguồn vốn tự do hóa để đáp ứng Thông tư 06/2016/TT-NHNN, ngày 27/05/2016 của NHNN, giữ nguyên lãi suất huy động USD ở mức 0% và tiếp tục giảm lãi suất cho vay USD để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và chống đô la hóa. Lãi suất huy động cuối năm 2017 tại một số NHTM lớn đang rục rịch tăng, tương tự như năm 2016.
Đối với chính sách tỷ giá, từ tháng 03/2015, biên độ tỷ giá được nới rộng +/- 5% cho đến nay. Việc nới biên độ để tỷ giá nhằm để tỷ giá phản ánh sát hơn tín hiệu thị trường. Mặt khác, nới rộng biên độ VND/USD cũng nhằm tạo thuận hơn cho xuất khẩu.Vấn đề đặt ra ở giai đoạn hậu suy giảm kinh tế là tỷ giá hối đoái được điều chỉnh như thế nào sẽ tác động tác động tích cực đến nền kinh tế? Nới biên độ hay điều chỉnh tỷ giá? hay vừa nới biên độ vừa điều chỉnh tỷ giá?
Về bản chất, nới rộng biên độ hay điều chỉnh tỷ giá liên ngân hàng đều làm giảm giá trị đồng nội tệ, làm cho VND phản ánh sát hơn với giá trị thực. Thay vì để biên độ quá rộng rất khó khăn cho quản lý, nên thay thế bằng việc điều chỉnh tỷ giá liên ngân hàng. Khi giá USD/VND đạt tới mức kỳ vọng, sẽ xuất hiện một làn sóng bán USD, dòng VND gửi vào ngân hàng sẽ gia tăng, lúc này NHTM sẽ có điều kiện hạ lãi suất VND (cả huy động và cho vay).
Thực hiện điều này sẽ vừa có tác động đến lãi suất, tác động đến dòng vốn vào - ra, vừa có điều kiện duy trì khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, chủ động nhập khẩu, vừa giảm kỳ vọng VND mất giá so với USD trong ngắn hạn.
Giải pháp điều hành lãi suất trong thời gian tới
Một CSTT phù hợp sẽ thúc đẩy quá trình hồi phục nhanh hơn. Trong giai đoạn hiện nay, Chính phủ, NHNN cần tập trung thực hiện các giải pháp sau:
Thứ nhất, phối hợp giữa kiểm soát dòng vốn vào với mục tiêu điều hành CSTT. Thực tế hiện nay, nếu NHNN vẫn tiếp tục thực thi CSTT thắt chặt và ổn định tỷ giá thông qua việc can thiệp trên thị trường ngoại hối để duy trì khả năng xuất khẩu nhưng việc Việt Nam tiếp tục phải huy động luồng vốn nước ngoài đổ vào đã gây sức ép mua ngoại tệ với NHNN, ảnh hưởng đến cung tiền và lãi suất. Do đó, để hạn chế tối thiểu sự tác động từ bên ngoài thì việc phối hợp giữa các biện pháp kiểm soát dòng vốn nước ngoài với các giải pháp điều hành CSTT càng trở nên quan trọng hơn.
Việc kiểm soát nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), có thể thực hiện theo kinh nghiệm của Trung Quốc (khuyến khích FDI vào các lĩnh vực khuyến khích xuất khẩu, tạo ra các rào cản kỹ thuật với các lĩnh vực không khuyến khích đầu tư như đưa ra các yêu cầu cao về môi trường).
Đối với dòng vốn đầu tư gián tiếp (FPI), cho đến nay, các biện pháp trực tiếp mà Chính phủ đang áp dụng để kiểm soát dòng vốn vào FPI đổ vào thị trường chứng khoán (TTCK) là việc không cho phép mở rộng tỷ lệ nắm giữ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài tại các doanh nghiệp trong nước (hiện nay tỷ lệ này ở mức 49% đối với công ty cổ phần và 30% đối với các NHTM); và việc quy định đầu tư gián tiếp nước ngoài chỉ được thực hiện bằng VND thông qua tài khoản VND tại tổ chức tín dụng được phép.
Trong chừng mực nào đó hai biện pháp kiểm soát trên đã hạn chế sự gia tăng ồ ạt ngoài tầm kiểm soát của dòng vốn gián tiếp đổ vào Việt Nam. Thời gian tới, Chính phủ có thể áp dụng thêm các giải pháp như đánh thuế vào các giao dịch ngoại hối.
Thứ hai, phối hợp đồng bộ các chính sách tài khóa và CSTT. Để tăng cường hiệu quả thực thi CSTT và chính sách tài khóa quốc gia, cần thiết phải có sự kết hợp nhịp nhàng và đồng bộ giữa hai chính sách để tăng cường hiệu quả thực thi của từng chính sách.
Thu, chi ngân sách và tín dụng nhà nước phải gắn chặt với nguyên tắc giữ ổn định tiền tệ của NHNN. Chính phủ cần đẩy nhanh tiến trình cải cách hệ thống thuế theo hướng sửa đổi, bổ sung các luật thuế hiện hành theo hướng mở rộng đối tượng nộp thuế, giảm thuế suất và nghiên cứu soạn thảo các luật thuế mới để góp phần tăng thu NSNN, giảm chi từ đó cắt giảm bội chi NSNN.
Song song với việc tăng thu NSNN, chính sách tài khóa cần phải cắt giảm các khoản chi tiêu công theo hướng tiếp tục cắt giảm các khoản chi thường xuyên, tỷ lệ vốn chi đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN phải được cắt giảm qua từng năm theo hướng “Nhà nước và nhà đầu tư cùng làm” bằng cách kêu gọi đầu tư hoặc đổi đất dự án cho các tập đoàn nước ngoài để lấy hạ tầng cơ sở nhằm giảm bớt gánh nặng nợ công. Đồng thời, thiết lập mối quan hệ thường xuyên, liên tục trong quá trình hoạch định và thực thi CSTT và chính sách tài khóa giữa Bộ Tài chính và NHNN.
Thứ ba, hoàn thiện những điều kiện cơ bản để hướng tới điều hành CSTT theo cơ chế mục tiêu lạm phát. CSTT truyền thống của mỗi quốc gia được đặt ra thông thường để đạt được 04 mục tiêu chính đó là: Tạo ra công ăn việc làm nhằm giảm áp lực thất nghiệp, đảm bảo sự tăng lên của GDP thực, đảm bảo sức mua hàng hoá trong nước của nội tệ, ổn định tỷ giá.
NHNN không thể đạt được tất cả các mục tiêu cùng một lúc trong ngắn hạn, mà buộc phải lựa chọn một mục tiêu chính để tập trung trong khi tạm thời coi nhẹ các mục tiêu khác. Trước đây, thường có 02 xu hướng chính cho CSTT đó là tập trung vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế hoặc cùng một lúc theo đuổi nhiều mục tiêu khác nhau.
Tuy nhiên, nếu tập trung vào mục tiêu tăng trưởng, thì kết quả là quốc gia đó sẽ phải hứng chịu những cơn sốc lạm phát và tác động tiêu cực nhất định đến nền kinh tế. Chính sách mục tiêu lạm phát đang trở thành xu hướng lựa chọn số một hiện nay cho nhiều quốc gia trên thế giới, vì chính sách này thể hiện rõ rằng, mục tiêu của CSTT là đạt được tỷ lệ lạm phát thấp trong trung và dài hạn.
Từ trước đến nay, Việt Nam đã thực hiện một CSTT đa mục tiêu. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, chính sách này cũng đã bộc lộ những hạn chế của mình. Trước hết, nó khiến cho lạm phát của Việt Nam không mang tính thị trường mà chịu chi phối nhiều của yếu tố chủ quan.
Hơn nữa, CSTT đa mục tiêu đã hạn chế khả năng của NHNN phản ứng lại những biến động của thị trường, đặc biệt là biến động giá cả. Việc phải đắn đo khi đưa ra các quyết định đối với sự biến động của lạm phát mà không làm ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng ít lên các mục tiêu khác đặt NHNN trước nhiều lựa chọn phức tạp hơn.
So với những tiêu chí cơ bản cho sự thành công của chính sách mục tiêu lạm phát thì việc áp dụng ngay sách mục tiêu lạm phát tại thời điểm hiện tại cho Việt Nam là không khả thi. Tuy nhiên, thời điểm hiện nay cần hoàn thiện những điều kiện cơ bản, những tiền đề cho quá trình áp dụng chính sách này trong tương lai. Để hoàn thiện các điều kiện tiền để cho lộ trình tiến tới áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu cần thực hiện một số giải pháp sau:
- Trong thời kỳ quá độ chuyển sang chính sách lạm phát mục tiêu, Việt Nam nên thúc đẩy việc tính lạm phát cơ bản đảm bảo độ tin cậy. Đây sẽ là căn cứ quan trọng đối với NHNN để bổ sung vào quá trình điều hành CSTT vì lạm phát cơ bản phản ánh xu hướng biến động của giá cả.
Nếu lạm phát cơ bản không tăng, thì đây là căn cứ để NHNN xem xét khả năng chưa thắt chặt tiền tệ. Ngược lại, khi lạm phát cơ bản tăng, NHNN cần cân nhắc việc có phản ứng CSTT để kiểm soát lạm phát.
Ngoài ra, lạm phát cơ bản có khả năng dự báo tỷ lệ lạm phát CPI trong tương lai. Đây ra một trong những căn cứ để đưa ra quyết định CSTT vì CSTT thường có độ trễ.
- Từng bước xây dựng tính độc lập cho NHNN, đặc biệt là tính độc lập về mặt chức năng. Đây là điều kiện tiên quyết cho sự thành công của chính sách mục tiêu lạm phát trong tương lai (mới đảm bảo thực hiện một CSTT đơn mục tiêu và tính công khai minh bạch trong mọi hoạt động). Tiếp đó, NHNN cần chủ động hơn trong việc điều tiết lượng tiền cung ứng sao cho phù hợp với những yêu cầu của nền kinh tế.
- Nâng cao độ tin cậy của NHNN đối với các chủ thể trong nền kinh tế. Để thực hiện điều này, cần đưa ra một khung giá trị cho mục tiêu lạm phát thay vì một giá trị như hiện nay. Điều này sẽ giúp tăng tính linh hoạt cho NHNN.
Việc NHNN đạt được mục tiêu trong cả một khung giá trị biến động sẽ dễ dàng hơn, công chúng sẽ tin tưởng hơn vào khả năng của NHNN trong thực thi các cam kết.
- Tập trung nghiên cứu cơ chế truyền dẫn CSTT ở Việt Nam để xác định rõ độ trễ về thời gian, phương thức và mức độ tác động của các chính sách do NHNN thực hiện đến các mục tiêu CSTT. Đây là vấn đề quan trọng và không thể thiếu khi Việt Nam chính thức áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu.
Thứ tư, phát triển thị trường liên ngân hàng, tạo kênh truyền tải tác động của chính sách lãi suất. Thị trường liên ngân hàng có vai trò rất quan trọng trong việc truyền tải các tác động CSTT đến nền kinh tế, được xem là cơ sở hạ tầng cho luân chuyển tiền tệ.
Thông qua thị trường này, các tổ chức tín dụng có thể vay mượn lẫn nhau. Do đó, thời gian tới, Chính phủ cần sớm trình Quốc hội thông qua Luật NHNN và Luật Các tổ chức tín dụng theo hướng tạo sự chủ động cho NHNN phù hợp với luật pháp Việt Nam và thông lệ quốc tế. Điều này tạo một hành lang pháp lý thống nhất và cơ bản, giúp NHNN điều hành CSTT và triển khai thực hiện các chính sách vĩ mô có tính ổn định và dài hạn.
Bên cạnh đó, NHNN cần xây dựng các cơ chế về hoạt động của thị trường liên ngân hàng theo hướng mở, hạn chế tối đa tình trạng xin cho và điều hành các công cụ gián tiếp theo mệnh lệnh hành chính như hiện nay. Nên duy trì sự biến động của lãi suất thị trường liên ngân hàng trong phạm vi hành lang giữa lãi suất tái cấp vốn và nhận tiền gửi thanh toán của NHNN. Tăng cường biện pháp để các ngân hàng giao dịch với nhau trên thị trường liên ngân hàng, thay vì giao dịch với NHNN.
Thứ năm, phát triển TTCK, tạo sự gắn kết giữa thị trường tiền tệ với thị trường chứng khoán nhằm khơi thông dòng luân chuyển vốn. Phát triển TTCK nhằm tăng thêm kênh huy động vốn của các DN, các nhà đầu tư, tránh tình trạng dồn nhu cầu vốn lên vai hệ thống ngân hàng sẽ khó tránh khỏi sức ép tăng lãi suất như thời gian vừa qua. Thị trường tiền tệ và TTCK phát triển sẽ như hai bình thông nhau trong sự luân chuyển vốn, lãi suất ngân hàng tăng hoặc giảm sẽ ảnh hưởng đến giá chứng khoán giảm hoặc tăng, cũng như ảnh hưởng đến dòng luân chuyển vốn.
Thứ sáu, hoàn thiện hệ thống thông tin hỗ trợ cho hoạch định và thực thi CSTT. Việc bùng nổ các loại hình dịch vụ ngân hàng có ảnh hưởng đáng kể đến việc thực thi CSTT. Các hình thức dịch vụ mới như thẻ tín dụng, máy rút tiền mặt ATM... đã làm cho cầu tiền phản ứng một cách nhanh hơn trước các diễn biến của lãi suất, tức là đã làm tăng độ co giãn của cầu tiền đối với lãi suất, đẩy nhanh tốc độ chu chuyển của các luồng vốn, làm cho cung cầu tiền tệ trở nên khó dự báo hơn, cơ chế truyển tải CSTT nhạy cảm hơn.
Hiện nay, vấn đề nắm bắt thông tin thị trường còn rất nhiều bất cập, nhiều chỉ tiêu hiện chưa có để phục vụ cho việc điều hành các chính sách CSTT. Do vậy, để có cơ sở dữ liệu phân tích xác định cơ chế truyền dẫn CSTT, việc hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường của quốc gia là rất cần thiết. Ứng dụng công nghệ thông tin sẽ giúp cải thiện chất lượng thống kê tiền tệ và khả năng phân tích và dự báo kinh tế.
Tài liệu tham khảo
1. Tập thể tác giả (2015), Tài chính tiền tệ, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, NXB Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh;
2. Phạm Văn Năng, Trần Hoàng Ngân, Trương Quang Thông, Ngân Hàng TMCP TP. Hồ Chí Minh, Nhìn lại một chặng đường phát triển. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 2015;
3. Trần Huy Hoàng (2015). Quản trị NHTM, NXB Thống kê;
4. Nguyễn Thị Minh Hiền (2015). Marketing ngân hàng, NXB Thống kê;
5. Nguyễn Trần Hiệp (2016), Thương hiệu và sự phát triển của doanh nghiệp, NXB Lao động Xã hội;
6. David F. Dalessandro (2016), Cuộc chiến sự nghiệp: 10 nguyên tắc để tạo dựng và bảo vệ thành công thương hiệu cá nhân, NXB Tri thức.
Từ khóa » Giải Pháp Chính Sách Lãi Suất
-
[DOC] Chính Sách Lãi Suất: Cơ Sở Lý Luận Và Thực Tiễn
-
8 Giải Pháp điều Hành Chính Sách Tiền Tệ Những Tháng Cuối Năm 2021
-
Thực Hiện Tốt Các Giải Pháp điều Hành Chính Sách Tiền Tệ Và Hoạt ...
-
Những Chính Sách, Giải Pháp Của Ngành Ngân Hàng Giúp Doanh ...
-
Giải Pháp điều Hành Tín Dụng Ngành, Lĩnh Vực Góp Phần Hỗ Trợ Tăng ...
-
Các Giải Pháp điều Hành Lãi Suất Phải Phù Hợp Với Cơ Chế Thị Trường
-
Điều Hành Chính Sách Tiền Tệ Và Hoạt động Ngân Hàng Giúp Kiểm ...
-
Đánh đổi Mục Tiêu Lạm Phát, Giảm Sâu Lãi Suất - Chi Tiết Tin
-
Điều Hành Chính Sách Tiền Tệ Chủ động, Linh Hoạt, Kiểm Soát Lạm Phát ...
-
7 Nhóm Giải Pháp Ngành Ngân Hàng Triển Khai Nghị Quyết 11 Của ...
-
Giảm Lạm Phát để Giảm Lãi Suất - Intresco
-
Chính Sách Về Lãi Suất Cho Vay Của Các Ngân Hàng Trong Thời Kỳ ...
-
Lãi Suất Huy động Tăng: 'Kìm' Lãi Suất Cho Vay Thế Nào? | Tài Chính
-
Năm 2022: Điều Hành Chính Sách Tiền Tệ Linh Hoạt, Hỗ Trợ Doanh ...