Giải Pháp Nâng Cao Chỉ Số Phát Triển Con Người (HDI) Tỉnh Bắc Ninh ...

1. Thực trạng Chỉ số phát triển con người tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2005-2010

Như chúng ta đã biết Lịch sử nhân loại là lịch sử phát triển của loài người. Trong quá trình đó, ước mơ có một cuộc sống tự do, dồi dào về vật chất, phong phú về tinh thần, không ngừng được nâng cao về tri thức của mỗi người luôn được ấp ủ và theo đuổi qua mọi thế hệ, mọi thời đại. Tuy nhiên trong những giai đoạn lịch sử khác nhau, khi theo đuổi mục đích đó, trọng tâm và mục tiêu phát triển lại không hoàn toàn giống nhau. Để đo lường thành tựu phát triển con người, từ năm 1990 chương trình phát triển của Liên hiệp quốc đã đưa ra phương pháp tính chỉ số phát triển con người (Human Development Index-HDI) và hiện có hơn 177 nước đã thực hiện tính HDI cho mình, nhiều nước tính cả cho cấp tỉnh. trong đó có hầu hết các quốc gia Đông nam châu Á (ASEAN). Đây là chỉ số tổng hợp phản ánh trình độ phát triển của con người và cũng phản ánh mức độ đạt được những khát vọng chung của loài người là có mức sống cao, có học vấn cao, có sức khoẻ dồi dào, xã hội lành mạnh, phát triển văn hoá cộng đồng…

Quan niệm mới về phát triển con người còn bao hàm nhiều khía cạnh:

Trước tiên: Quan niệm này nhấn mạnh mục tiêu của phát triển là vì con người, vì việc cải thiện chất lượng cuộc sống con người bền vững.

Thứ hai: Phát triển con người phải do chính con người thực hiện.

Thứ ba: Quan niệm mới về phát triển con người dựa trên cách tiếp cận toàn thể.

Thứ tư: Ở đây phân biệt dứt điểm khái niệm phát triển con người và phát triển nguồn nhân lực (còn gọi là nguồn vốn con người).

Từ những nhận thức ấy, trên góc độ thống kê, phát triển con người phải được thể hiện bằng một con số được tổng hợp, con số đó chính là CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN CON NGƯƠI (HDI). Chỉ số HDI bao gồm: Sức khoẻ - Giáo dục - Thu nhập

- Về sức khoẻ: Con người khoẻ mạnh thì cuộc sống sẽ trường thọ. Ngược lại, trường thọ là một biểu hiện của một cơ thể khoẻ mạnh. Vì vậy, sức khoẻ được “lượng hoá” bằng chỉ tiêu tuổi thọ trung bình.

- Về Giáo dục: Được đánh giá bằng kiến thức, hay còn gọi là trình độ tri thức, là sự tổng hợp theo tỷ lệ biết chữ của người lớn (với quyền số 2/3) và tỷ lệ nhập học của tất cả các cấp (tiểu học, trung học và đại học với quyền số tổng cộng chung là 1/3).

- Về Thu nhập: Được đo bằng giá trị GDP bình quân đầu người thực tế theo sức mua tương đương (PPP-Purchasing Power Parity và thường đưa về USD).

Công thức tính Chỉ số HDI

HDI = (I tuổi thọ + I tri thức + I GDP)/3

I tuổi thọ là chỉ số tuổi thọ;

I tri thức là chỉ số tri thức;

I GDP là chỉ số thu nhập.

Từ kết quả nghiên cứu ta tính được chỉ số HDI của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2005-2010 như sau:

Chỉ tiêu

2005

2006

2007

2008

2009

2010

Chỉ số tuổi thọ

0,804

0,807

0,809

0,810

0,816

0,816

Chỉ số tri thức

0,860

0,865

0,867

0,873

0,880

0,881

Chỉ số thu nhập

0,537

0,559

0,582

0,605

0,623

0,649

Chỉ số phát triển con người (HDI)

0,734

0,744

0,753

0,763

0,773

0,784

Theo kết quả phần tính toán trên, chỉ số HDI của tỉnh Bắc Ninh đứng ở thứ hạng cao và thuộc các tỉnh phát triển. So sánh với chỉ số HDI chung của cả nước và các tỉnh, thành phố trong cả nước thì chỉ số HDI của tỉnh trên mức bình quân của cả nước và đúng ở tốp 10 tỉnh dẫn đầu của cả nước.

2. Các giải pháp nâng cao Chỉ số phát triển con người tỉnh Bắc Ninh

2.1. Phát huy lợi thế so sánh, phát triển công nghiệp và dịch vụ theo hướng hiện đại, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn

Phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân trên 20,5%/năm và tỷ lệ sản phẩm công nghệ cao chiếu 40%. Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững, đảm bảo phát triển kinh tế, có hiệu quả, đáp ứng các yêu cầu về ổn định xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn tỉnh. Phát triển công nghiệp nông thôn, làng nghề, thực hiện chính sách nuôi cấy nghề mới vào các vùng thuận nông, phấn đấu 100% số xã có ít nhất một nghề phi nông nghiệp.

Phát triển đa dạng và nâng cao chất lượng các dịch vụ, phát triển một số ngành dịch vụ mới: Tài chính, thị trường vốn, kiểm toán, kinh doanh bất động sản, tư vấn pháp luật, chuyển giao công nghệ. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội tăng bình quân 15,2%/năm; Kim ngạch xuất khẩu tăng 26,2%/năm, tổng doanh thu du lịch tăng 16%/năm, tổng lượt khách tăng 17%/năm, tỷ trọng dịch vụ trên 24,4% GDP.

Phát triển sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá, hình thành một số mô hình sản xuất công nghệ cao và phát triển mạnh công nghiệp chế biến gắn với thị trường tiêu thụ. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất đạt 2%/năm, đến 2015 , giá trị sản xuất trồng trọt đạt 106 triệu đồng/ha canh tác, năng suất lúa bình quân 62 ta/ha, phát triển gia súc gia cầm, phấn đấu đến 2015 số xã đạt tiêu chí nông thôn mới là 50%

2.2. Phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa, xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Về Giáo dục - Đào tạo: Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, phát huy tổng hợp các nguồn lực để kiên cố phòng học, xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia. Đẩy mạnh việc triển khai xây dựng hạ tầng khu đại học cùng với việc nâng cấp Trường Cao đẳng sư phạm thành Trường Đại học đa ngành, xây dưng Trường Cao đẳng y, dược, tạo điều kiện cho các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp của nhà nước và các tổ chức xã hội đầu tư trên địa bàn tỉnh. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực có chất lượng cao, gắn kết đào tạo nguồn nhân lực với nhu cầu xã hội đáp ứng đòi hỏi đa dạng, đa tầng của công nghệ và trình độ phát triển của các lĩnh vực.

Về y tế chăm sóc sức khoẻ cộng đồng: Tăng cường đầu tư cho y tế chuyên sâu, trước mắt ưu tiên tập trung cho y tế cơ sở. Hình thành trung tâm y tế chất lượng cao cho vùng kinh tế Bắc Bộ theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Nâng cao hiệu quả chẩn đoán, phát hiện bệnh. Tăng cường năng lực y tế dự phòng, không để dịch bệnh lớn xảy ra. Đẩy mạnh công tác xã hội hoá y tế. Thực hiện tốt Luật Chăm sóc, Giáo dục trẻ em. Quy hoạch tổng thể và đầu tư xây dựng các điểm vui chơi cho trẻ em, nhất là khu vực nông thôn.

Thực hiện kế hoạch giảm tỷ lệ sinh từ 0,2-0,3‰, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đạt 1,1%, tăng tuổi thọ bình quân, từng bước khống chế tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, giảm tỷ lệ sinh con thứ 3, phấn đấu tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn 10% vào năm 2015.

Xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm:

2.3. Giải quyết việc làm cho người lao động

Với việc hình thành 15 khu công nghiệp tập trung và các khu công nghiệp vừa và nhỏ đã giải quyết được cơ bản việc làm cho người lao động trong toàn tỉnh. Tỷ lệ thất nghiệp năm 2005 là 4%, đến năm 2010 là 3,3%. Tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn ngày càng được cải thiện, tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng của dân số từ 15 tuổi trở lên tham gia hoạt động kinh tế thường xuyên trong khu vực nông thôn tăng dần qua các năm. Như vậy, khi dân số và chất lượng nguồn nhân lực được cải thiện thì càng thúc đẩy kinh tế phát triển và cũng là góp phần nâng cao chỉ số HDI.

2.4. Thực hiện tốt chính sách anh sinh xã hội và đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo

Để xây dựng một hệ thống an sinh xã hội và phúc lợi xã hội đồng bộ, hiệu quả cao cần có nhận thức mới, đầy đủ hơn về an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, phát huy thành quả và kinh nghiệm đã đạt được, khắc phục yếu kém bất cập.

Trước hết, cần khẳng định bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội là một chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của Đảng bộ và chính quyền các cấp và là quyền lợi và trách nhiệm của toàn xã hội.

Thứ hai, hệ thống an sinh xã hội và phúc lợi xã hội phải bảo đảm chủ động, tích cực và có tính xã hội hóa cao.

Thứ ba, xây dựng một hệ thống an sinh xã hội và phúc lợi xã hội đa tầng, linh hoạt, bền vững, có thể hỗ trợ lẫn nhau, công bằng về trách nhiệm và lợi ích, chia sẻ rủi ro, hướng tới bao phủ toàn dân.

Một số nhiệm vụ trong tâm sau:

-Đẩy mạnh triển khai các chương trình phát triển kinh tế xã hội gắn với giải quyết việc làm;

-Phát triển đồng bộ, đa dạng và nâng cao chất lượng hệ thống bảo hiểm, đồng thời có chính sách hỗ trợ phù hợp dể người dân tích cực tham gia;

-Tăng thêm nguồn lực và phát huy vai trò chủ đạo để nâng cao phúc lợi xã hội và phát triển đa dạng hệ thống dịch vụ xã hội cơ bản;

-Huy động sự tham gia của xã hội đẻ thực hiện tốt an sinh xã hội và xã hội hóa công tác giảm nghèo.

3. Dự báo Chỉ số phát triển con người tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011-2015

Phương pháp 1: Áp dụng công thức Yn+t=Yn(1+r)t (1)

Trong đó: Yn+t là mức độ dự báo ở thời gian n+t;

t: Tấm xa dự báo;

Yn: Mức độ cuối cùng của dãy số thời gian;

r:Tốc độ phát triển bình quân.

Phương pháp 2: Áp dụng công thức Yt=Y0ert (2)

Trong đó: Yt là mức độ dự báo ở năm thứ t;

Yo: Mức độ năm gốc;

e: cơ số Logarit tự nhiên (e=2,71828);

r:Tốc độ phát triển bình quân;

t:Số năm dự báo.

Dự báo chỉ số HDI giai đoạn 2011-2015

Chỉ tiêu

2011

2012

2013

2014

2015

Chỉ số HDI (theo PP1)

0,792

0,802

0,813

0,823

0,834

Chỉ số HDI (theo PP2)

0,792

0,802

0,813

0,823

0,834

4. Kết luận

Chỉ số HDI tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2005-2010 như sau :

- Chỉ số phát triển con người HDI của tỉnh Bắc Ninh đã có bước tiến bộ đáng kể và xếp ở vị trí tốt 10 tỉnh dẫn đầu của cả nước. Năm 2005 là 0,734 đến năm 2010 là 0,782. Trong các chỉ số cấu thành chỉ số HDI, chỉ số tri thức, chí số tuổi thọ ở mức tương đương với các quốc gia phát triển.

- Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2006-2010 là 15,26% và là một trong những tỉnh có mức tăng trưởng cao nhất cả nước. Do vậy, trong 3 chỉ số thì chỉ số thu nhập có mức tăng trưởng cao nhất. Chỉ số thu nhập là: Năm 2005 là 0,537, năm 2006 là 0,559, năm 2007 là 0,582, năm 2008 là 0,605, năm 2009 là 0,623 và năm 2010 là 0,649.

Tuy nhiên sự gia tăng chỉ số HDI của tỉnh chưa mạnh, chưa bền vững được thể hiện ở một số điểm sau:

- Trong 3 chỉ số cấu thành nên chỉ số HDI, chỉ số thu nhập cỏn ở mức thấp và mới chỉ ở mức thì tương đương ở hàng các quốc gia đang phát triển.

- Số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh để năm 2009 là 2,32 con, cao hơn mức bình quân của cả nước và đồng bằng sông Hồng (tỷ lệ này tương ứng của cả nước là 2,03, đồng bằng sông Hồng là 2,11). Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên còn khá cao và chưa có xu hướng giảm. Trong 10 năm qua, tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên vẫn ở khoảng từ 17- 20,7%. Tỷ trẻ chết dưới một tuổi còn ở mức khá cao.

- Công tác đào tạo nghề cho lao động trẻ chưa được quan tâm đúng mức. Công tác quy hoạch và đào tạo nghề chưa được quan tâm, cơ sở vật chất và kỹ thuật của các trường chưa đáp ứng như cầu học nghề của học viên nhất là các nghề mới, có thế mạnh. Việc thành lập Trường Đại học đa ngành do tỉnh quản lý chưa được Chính phủ phê duyệt.

Thông qua việc tính toán chỉ số HDI và các chỉ số có liên quan của đề tài này, giúp cho Tỉnh uỷ, UBND tỉnh và các cấp, các ngành có liên quan đề ra các mục tiêu và giải pháp để thực hiện chiến lược phát triển bền vững mà Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII đã đề ra./.

Từ khóa » Giải Pháp Nâng Cao Hdi ở Việt Nam