Làm Gì để Nâng Cao “Chỉ Số Phát Triển Con Người”? - Tạp Chí Tài Chính
Có thể bạn quan tâm
- Giải Pháp Nâng Cao ý Thức Pháp Luật Cho Người Dân
- Giải Pháp Nào Sau đây Có ý Nghĩa Hàng đầu Trong Việc Giải Quyết Các Vấn đề Về Môi Trường
- Giải Pháp Nào Sau đây Góp Phần Nâng Cao Chất Lượng Sản Phẩm Công Nghiệp Của Nước Ta
- Giải Pháp Nào Sau đây Là Chủ Yếu để Giải Quyết Tình Trạng Thiếu Việc Làm ở đồng Bằng Sông Hồng
- Giải Pháp Nào Sau đây Là Chủ Yếu để Giảm Thiểu Rủi Ro Trong Tiêu Thụ Sản Phẩm Nông Sản Nước Ta
- Đầu tư
- Trao đổi - Bình luận
CÁC CHỈ SỐ THỐNG KÊ HDI CỦA VIỆT NAM TỪ 1990-2012 Nguồn: UNDP |
Từ biểu đồ trên có thể thấy HDI của Việt Nam tăng liên tục qua các năm. Tuy nhiên, một số thông tin liên quan còn cho thấy, trong 10 nước ở khu vực Đông Nam Á, HDI của Việt Nam đứng thứ 7; trong số 187 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới (có số liệu so sánh về HDI, được chia thành 4 nhóm rất cao, cao, trung bình, thấp), Việt Nam thuộc nhóm có HDI trung bình (từ 0,522 đến dưới 0,698), trong khi nhóm có HDI rất cao đạt tới 0,793 trở lên (năm 2013, Na Uy là nước có HDI cao nhất, đạt 0,955).
Xem xét cụ thể một số chỉ số thành phần để thấy được chúng ta cần chú ý những lĩnh vực nào nhằm thúc đẩy sự cải thiện HDI nói chung trong thời gian tới.
Trước hết về chỉ số tuổi thọ, tuổi thọ bình quân ở nước ta đạt mức cao nhất và có tầm quan trọng hàng đầu trong 3 chỉ số (thu nhập, tuổi thọ, giáo dục), quyết định thứ bậc về HDI. Cụ thể, tuổi thọ bình quân của người Việt Nam năm 2013 đạt 73,1 (cao hơn mức 69,3 tuổi của nhóm nước có HDI trung bình, cao hơn cả mức 72,6 tuổi của nhóm có HDI cao). Ngoài các yếu tố có tính tự nhiên, tuổi thọ cao của người Việt Nam còn là kết quả của việc cải thiện mức sống, chăm lo sức khoẻ con người, được thể hiện trên nhiều mặt. Cụ thể: Tỷ lệ nghèo giảm mạnh (từ 58,2% năm 1993 xuống còn 9,6% cuối năm 2012 và dự kiến còn 7,8% vào cuối năm 2013); số cơ sở khám chữa bệnh công lập đến năm 2013 có 13.120; số giường bệnh (không kể trạm y tế) năm 2013 đạt 283.000; bình quân 1 vạn dân đạt 25,5 giường; số bác sỹ đạt 75.000 người; bình quân 1 vạn dân đạt 8,4 bác sỹ…
Bên cạnh đó, nhiều chỉ tiêu liên quan cũng đạt kết quả tích cực. Tỷ suất sinh đã giảm nhanh từ 19,9‰, năm 1999 xuống còn 17,0‰, năm 2013; tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi giảm từ 36,7‰ năm 1999 xuống còn 15,3‰ năm 2013; tỷ lệ trạm y tế xã/phường/thị trấn có bác sỹ, có nhân viên hộ sinh hoặc y sỹ sản nhi, đạt chuẩn quốc gia về y tế, tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vaccine đã tăng lên. Có một nét đẹp đáng khích lệ là những người từ 80 tuổi trở lên từ nhiều năm nay đã được trợ cấp hàng tháng, tuy chưa nhiều, nhưng điều đó thể hiện sự quan tâm của Nhà nước, của cộng đồng đối với người cao tuổi.
Tuy nhiên, về mặt y tế, chăm sóc sức khoẻ cũng còn những hạn chế, bất cập, trong đó có các vấn đề về số bệnh nhân/giường bệnh, nhất là ở bệnh viện tuyến trên; về giá thuốc; về an toàn thực phẩm,… Về chỉ số thu nhập (tính bằng USD theo tỷ giá sức mua tương đương), bình quân đầu người đã tăng từ 850 USD năm 1990 lên 3.822 USD năm 2012. Do chỉ số thu nhập còn thấp, nên cần phải tập trung cho việc nâng cao chỉ tiêu này. Muốn tăng chỉ tiêu này, một mặt phải tăng tổng GDP (tính bằng USD theo tỷ giá sức mua tương đương); phải tăng tỷ lệ GNI so với GDP (năm 2013 đạt 95,2%) và tiếp tục giảm tốc độ tăng dân số.
Chỉ số tri thức (giáo dục), được biểu hiện qua 2 chỉ số chi tiết, đó là số năm đi học kỳ vọng và số năm đi học trung bình. Số năm đi học kỳ vọng tăng từ 7,8 năm vào năm 1990 lên 10,4 năm vào năm 2011 (vẫn thấp hơn mức 11,7 năm bình quân ở khu vực Đông Á Thái Bình Dương). Số năm đi học trung bình của Việt Nam đã tăng từ 4 năm (năm 1990) lên 5,5 năm năm 2011 (vẫn thấp hơn mức 7,2 năm của Đông Á Thái Bình Dương).
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong lĩnh vực giáo dục- đào tạo, nhưng kết quả vẫn còn thấp so với thế giới, đã “kéo” chỉ số HDI của Việt Nam xuống. Chính vì vậy, giáo dục- đào tạo, nhất là vấn đề chất lượng, còn đang là một điểm “nghẽn” lớn.
Để khắc phục vấn đề này, Văn kiện Đại hội XI của Đảng đã coi giáo dục-đào tạo là 1 trong 3 khâu đột phá chiến lược với các chỉ tiêu chủ yếu như nâng tỷ lệ lao động đã qua đào tạo đến năm 2015 đạt 55%, đến năm 2020 đạt 70% (đến năm 2013 mới đạt dưới 50%, nếu tính theo tiêu chí có bằng cấp như Tổng cục Thống kê thì mới đạt 17%); tăng số sinh viên bình quân 1 vạn dân đến năm 2020 lên 450 người (đến năm 2013 mới đạt 243,6 người).
Nền kinh tế mà Việt Nam lựa chọn là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, theo đó, Việt Nam vừa phải có GNI đầu người cao, vừa phải có tuổi thọ và tri thức cao, đặc biệt là tri thức cao; nâng cao trình độ nguồn nhân lực.
Mục tiêu được đề ra trong Văn kiện Đại hội XI của Đảng là đưa chỉ số phát triển con người của Việt Nam đến năm 2020 đạt mức trung bình cao của thế giới. Đây là mục tiêu rất cao nên cần biện pháp quyết liệt, đồng bộ.
Từ khóa » Giải Pháp Nâng Cao Hdi ở Việt Nam
-
Giải Pháp Nâng Cao Chỉ Số Phát Triển Con Người (HDI) Tỉnh Bắc Ninh ...
-
Tiến Bộ Xã Hội ở Việt Nam - Nhìn Từ Góc độ Chỉ Số Phát Triển Con Người
-
Cải Thiện Chỉ Số Phát Triển Con Người
-
Thực Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Con Người ở Việt Nam - Tài Liệu Text
-
Việt Nam đạt được Nhiều Tiến Bộ Trong Phát Triển Con Người Với Mức ...
-
Hệ Thống Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dân Số | Tạp Chí Tuyên Giáo
-
Một Số Giải Pháp Chủ Yếu Nhằm Nâng Cao Chất Lượng Dân Số Việt ...
-
Đánh Giá Phát Triển Con Người Việt Nam Và Một Số Khuyến Nghị
-
[PDF] BÁO CÁO - Tổng Cục Thống Kê
-
An Sinh Xã Hội Thế Giới - BHXH Việt Nam
-
Chỉ Số Phát Triển Con Người Của Việt Nam Cải Thiện Mạnh Mẽ
-
Công Bố Báo Cáo Chỉ Số Phát Triển Con Người Của Việt Nam Giai ...
-
Tăng Trưởng Toàn Diện, Chỉ Số đo Lường. - Chi Tiết Tin
-
Quản Lý Phát Triển Xã Hội Bền Vững ở Việt Nam - Chi Tiết Tin