GIẢI PHẪU CHỨC NĂNG CỔ VÀ BÀN TAY. CƠ VÀ HOẠT ĐỘNG CƠ

Cập nhật lần cuối vào 10/02/2023

Bàn tay chủ yếu được sử dụng trong các hoạt động cầm nắm đòi hỏi các vận động rất tinh tế kết hợp nhiều cơ bàn tay và ngón tay. Do đó, cần có sự phối hợp giữa các khớp cổ tay và bàn ngón tay để hoạt động được hiệu quả.

Xin xem lại Phần 1: Giải phẫu chức năng Cổ và Bàn tay: Xương và Khớp

Mục lục

CÁC CƠ VẬN ĐỘNG CỔ TAY VÀ BÀN NGÓN TAY

Gồm các cơ điều khiển vận động cổ-bàn tay và các cơ vận động ngón tay

Các cơ vận động cổ- bàn tay

Cơ gấp cổ tay quay: (Flexor Carpi Radialis)

  • Gấp cổ tay
  • Dạng cổ tay (nghiêng quay)
  • Gấp khuỷu yếu
  • Quay sấp cẳng tay yếu
  • N: TK giữa (C6, C7)

Cơ gan tay dài (Palmaris Longus Muscle)

  • Gấp cổ tay
  • Gấp khuỷu yếu
  • N: TK giữa (C6, C7)

Cơ gấp cổ tay trụ (Flexor Carpi Ulnaris)

  • Gấp cổ tay
  • Khép cổ tay cùng với cơ duỗi cổ tay trụ
  • Cơ gấp khuỷu yếu
  • N: TK trụ (C8, T1)

Cơ duỗi cổ tay trụ (Extensor Carpi Ulnaris)

  • Duỗi cổ tay
  • Khép cổ tay cùng với cơ gấp cổ tay trụ
  • Cơ duỗi khuỷu yếu
  • N: TK quay (C6, C7, C8)

Cơ duỗi cổ tay quay ngắn (Extensor Carpi Radialis Brevis)

  • Duỗi cổ tay
  • Dạng cổ tay
  • Cơ gấp khuỷu yếu
  • N: TK quay (C6, C7)

Cơ duỗi cổ tay quay dài (Extensor Carpi Radialis Longus)

  • Cơ duỗi cổ tay
  • Dạng cổ tay
  • Gấp khuỷu yếu
  • Quay sấp yếu (từ tư thế ngữa sang trung tính )
  • N: TK quay (C6, C7)

VIDEO:

Các cơ vận động ngón tay

Cơ gấp các ngón nông (Flexor Digitorum Superficialis)

  • Gấp các ngón tay ở khớp bàn-đốt (MCP) và khớp gian đốt gần (PIP)
  • Gấp cổ tay
  • Gấp khuỷu yếu
  • N: TK giữa (C7,C8, T1)

Cơ gấp các ngón sâu (Flexor Digitorum Profundus)

  • Gấp 4 ngón ở khớp MCP và PIP, DIP
  • Gấp cổ tay
  • N: TK giữa và TK trụ (C8, T1)

Cơ gấp ngón cái dài (Flexor Pollicis Longus)

  • Gấp khớp CMC, MCP và IP ngón cái
  • Gấp cổ tay
  • Khép cổ tay
  • N: TK giữa (C8, T1)

Cơ duỗi các ngón tay (Extensor Digitorum)

  • Duỗi các ngón 2,3, 4, 5 ở khớp bàn đốt
  • Duỗi cổ tay
  • Duỗi khuỷu yếu
  • N: TK quay (C6, C7, C8)

Cơ duỗi ngón trỏ (Extensor Indicis)

  • Duỗi ngón trỏ ở khớp MCP
  • Duỗi cổ tay yếu
  • Quay ngữa yếu
  • N: TK quay (C6, C7, C8)

Cơ duỗi ngón út (Extensor Digiti Minimi)

  • Duỗi ngón út ở khớp MCP
  • Duỗi cổ tay yếu
  • Duỗi khuỷu yếu
  • N: TK quay (C6, C7, C8)

Cơ duỗi ngón cái ngắn (Extensor Pollicis Brevis)

  • Duỗi ngón cái ở khớp CMC và MCP
  • Dạng cổ tay
  • Duỗi cổ tay yếu
  • N: TK quay (C6, C7)

Cơ duỗi ngón cái dài (Extensor Pollicis Longus)

  • Duỗi ngón cái: khớp CMC, MCP, IP
  • Duỗi cổ tay
  • Dạng cổ tay
  • Quay ngữa yếu
  • N: TK quay (C6, C7, C8)

Cơ dạng ngón cái dài (Abductor Pollicis Longus)

  • Dạng ngón cái ở khớp CMC
  • Dạng cổ tay
  • Duỗi ngón cái ở khớp CMC
  • Quay ngữa yếu
  • Gấp cổ tay yếu
  • N: TK quay (C6, C7, C8)
image36
Hình: Hõm lào giải phẫu

Video:

Các cơ nội tại bàn tay

Có nguyên uỷ ở (gần) cổ bàn tay và chịu trách nhiệm cho các vận động tinh và chính xác của bàn tay

  • Mô cái (Thenar): cơ gấp ngón cái ngắn, cơ dạng ngón cái ngắn, cơ đối ngón cái
  • Mô út (Hypothenar): Cơ gấp ngón út, cơ dạng ngón út, cơ đối ngón út
  • Lớp sâu gan tay: Cơ khép ngón cái, Cơ gian cốt, Cơ giun
Hình: Cơ gấp ngón cái ngắn và cơ gấp ngón út
Hình: Cơ dạng ngón cái ngắn và cơ dạng ngón út
Hình: Cơ đối ngón cái, cơ khép ngón cái và cơ đối ngón út
Hình: Cơ gian cốt mu tay (dạng ngón)
Hình: Cơ gian cốt gan tay (khép ngón)
Hình: Cơ giun, nhìn từ gan tay (từ gân gấp ngón sâu bám vào gân duỗi các ngón), gấp bàn ngón trong khi duỗi các khớp IP
Hình: Nhìn bên một ngón cho thấy mối liên hệ giữa cơ gấp các ngón nông, cơ gấp các ngón sâu, cơ duỗi các ngón, và cơ giun

CÁC HOẠT ĐỘNG CƠ CỔ TAY VÀ BÀN TAY

Hầu hết các cơ hoạt động ở cổ tay và bàn tay đều xuất phát từ bên ngoài bàn tay và được gọi là cơ ngoại lai. Những cơ này đến bàn tay tạo thành các gân khá dài. Các gân được giữ ở vùng mu và lòng cổ tay bởi các mạc giữ gân duỗi và gấp sao cho các gân gần với khớp.

Có 39 cơ nhưng không có cơ nào hoạt động một mình, các cơ chủ vận hoạt động cùng các cơ đối vận dù là các vận động đơn giản nhất. Các cơ ngoại lai đem lại cho các ngón sức mạnh và khéo léo mà không tăng kích thước bàn tay.

Bên cạnh các cơ ngoại lai, các cơ nội tại xuất phát từ bàn tay tạo nên vận động ở khớp MCP và IP. 4 cơ nội tại ngón cái tạo nên mô cái và 3 cơ nội tại ngón út tạo nên mô út.

Các cơ gấp cổ tay

Gồm các cơ gấp cổ tay trụ, gấp cổ tay quay, gan tay dài xuất phát từ lồi cầu trong xương cánh tay. Các cơ này đi dọc cẳng tay khoảng ½ rồi chuyển thành gân.

Cơ gấp cổ tay quay và cơ gấp cổ tay trụ đóng vai trò chính trong gấp cổ tay.

Các cơ duỗi cổ tay

Gồm các cơ duỗi cổ tay trụ, duỗi cổ tay quay dài và ngắn xuất phát từ gần lồi cầu ngoài. Các cơ này đi dọc cẳng tay khoảng 1/3 đường rồi chuyển thành gân.

  • Các cơ này cũng tạo vận động ở khớp khuỷu, do đó tư thế khuỷu cũng quan trọng với chức năng cơ duỗi cổ tay.
    • Cơ duỗi cổ tay quay (dài và ngắn) gấp khuỷu và do đó duỗi cổ tay tốt hơn khi duỗi khuỷu.
    • Cơ duỗi cổ tay trụ làm duỗi khuỷu và tăng khả năng duỗi cổ tay khi khuỷu gấp.
  • Duỗi cổ tay là một hoạt động quan trọng khi gấp các ngón, do đó các cơ duỗi cổ tay co trong các hoạt động này.

Nghiêng trụ và nghiêng quay

  • Nghiêng trụ: cơ gấp cổ tay trụ, cơ duỗi cổ tay trụ.
  • Nghiêng quay: cơ gấp cổ tay quay, duỗi cổ tay quay.

Vận động nghiêng quay quan trọng vì nó tạo nên tư thế khóa khớp để giữ vững bàn tay.

Gấp ngón

Gồm các cơ gấp các ngón nông và sâu. Các cơ này xuất phát gần lồi cầu trong.

  • Cơ gấp các ngón sâu không thể gấp từng ngón một. Do đó gấp các ngón giữa, nhẫn và út thường xảy ra động thời bởi vì các gân gấp xuất phát từ một gân và cơ chung. Ngón trỏ có thể gấp độc lập vì có cơ riêng và sự tách gân chung.
  • Cơ gấp các ngón nông có thể gấp các ngón độc lập tại PIP.
  • Gấp ngón ở khớp MCP do cơ giun và gian cốt. Các cơ này cũng trợ giúp duỗi khớp IP. Do đó để gấp cả ba khớp MCP, PIP, và DIP, các cơ gấp ngón dài phải thắng thành phần duỗi của cơ giun và gian cốt (tư thế tốt nhất là kết hợp duỗi cổ tay).

Duỗi ngón

  • Chủ yếu là cơ duỗi các ngón.
  • Các cơ giun và gian cốt trợ giúp duỗi khớp PIP và IP.

Dạng ngón tay

Dạng và khép là vận động cần thiết để cầm nắm.

Khi các ngón gấp, dạng ngón bị hạn chế vì sự căng của các dây chằng bên và các cơ gian cốt bị căng (vì cũng là cơ gấp khớp MCP)

  • Dạng ngón 2, 3, 4 là do cơ gian cốt mu tay.
  • Dạng ngón út: cơ dạng ngón út ngắn

Khép ngón tay

  • Ba cơ gian cốt gan tay
Hoạt động của các cơ gian cốt gan tay và gian cốt mu tay

Vận động ngón cái

  • Ngón cái có 8 cơ điều khiển nhiều vận động.
  • Đối ngón là vận động quan trọng nhất vì cho phép ngón cái đối với các ngón khác trong động tác cầm, kẹp…
  • Mặc dù tất cả các cơ mô cái đều góp phần vào đối ngón, cơ chính là cơ đối ngón cái. Ngón út cũng hỗ trợ bằng cơ đối ngón út.

TƯ THẾ CHỨC NĂNG CỔ BÀN TAY VÀ HOẠT ĐỘNG CẦM NẮM

Tư thế cổ bàn tay

  • Tư thế cổ tay ảnh hưởng tư thế khớp bàn tay và tư thế khớp bàn tay ảnh hưởng tư thế khớp ngón tay
  • Các vận động cổ tay thường ngược với các vận động ngón tay bởi vì các gân cơ ngoại lai không đủ dài để cho phép đủ tầm vận động ở cổ tay và ngón tay.
  • Do đó, gấp ngón hết mức thường chỉ có thể được nếu cổ tay duỗi nhẹ. Tư thế cổ bàn tay chức năng được minh hoạ ở hình vẽ.
Hình: Tư thế cổ bàn tay chức năng (duỗi cổ tay, các ngón gấp nhẹ, ngón cái đối ngón)

Cầm nắm

Cầm nắm là hoạt động các ngón tay gập/đối để bao quanh một vật. Cầm nắm sức mạnh đòi hỏi sử dụng các cơ ngoại lai và cầm nắm tinh tế hơn sử dụng các cơ nội tại bàn tay để điều chỉnh vận động.

Sức mạnh các cơ cổ bàn tay: Cơ từ mạnh nhất đến yếu nhất (ngoại lai): gấp ngón sâu> gấp cổ tay trụ> cơ duỗi ngón> Gấp cái dài> duỗi cổ tay trụ> duỗi cổ tay quay. Hai cơ yếu nhất là cơ gan tay dài và duỗi cái dài.

Cầm nắm sức mạnh:

Các ngón gấp nhiều hơn ở các khớp MP, PIP, và DIP, ngón cái khép. Ví dụ cầm nắm hình trụ, hình tròn, hình móc…

image46
image47
image50

Cầm nắm chính xác tinh tế:

Có thể chỉ gấp nhẹ ở khớp PIP và DIP và có thể chỉ một hoặc hai ngón tay, ngón cái vuông góc với bàn tay, như trong động tác kẹp khóa (mép ngón), cầm kim (đầu ngón) và cầm viết (ba ngón).

image48
image52
image51
image53
Các kiểu cầm nắm. A, Power grip. B, Precision grip to hold an egg. C, Precision grip to throw a baseball. D to F, Modifications of the precision grip by altering the concavity of the distal transverse arch. G, Power key pinch. H, Tip-to-tip prehension pinch. I, Pulp-to-pulp prehension pinch. J, Hook grip.
Xem tiếp Giải phẫu chức năng. Phân tích hoạt động cơ chi trên Please leave this field empty

👋 Chào bạn!

Hãy nhập địa chỉ email của bạn để đăng ký theo dõi blog này và nhận thông báo về các bài mới qua email mỗi tuần.

MinhdatRehab

Bạn hãy kiểm tra hộp thư của mình để xác nhận đăng ký. Cám ơn.

Chia sẻ bài viết này:

  • Nhấn vào chia sẻ trên Facebook (Mở trong cửa sổ mới)
  • Bấm để chia sẻ trên Pocket (Mở trong cửa sổ mới)
  • Bấm để chia sẻ trên Pinterest (Mở trong cửa sổ mới)
  • Bấm để chia sẻ lên LinkedIn (Mở trong cửa sổ mới)
  • Nhấp để chia sẻ trên X (Mở trong cửa sổ mới)
  • Bấm để gửi một liên kết tới bạn bè (Mở trong cửa sổ mới)
  • Bấm để in ra (Mở trong cửa sổ mới)

Thích điều này:

Thích Đang tải...

Related

Từ khóa » Chức Năng Cơ Giun Bàn Tay