Teo Cơ Bàn Tay Và Hội Chứng Kênh Guyon

Video

Xem thêm tin
Thiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song - Viện trưởng Viện NCKHYDLS 108 chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Thiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song - Viện trưởng Viện NCKHYDLS 108 chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

20/11/2024 Chiều ngày 19/11, Viện NCKHYDLS 108, Bệnh viện TWQĐ 108 tổ chức Lễ Kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam. Thay mặt Thường vụ, Đảng uỷ, lãnh đạo Viện NCKHYDLS 108, Thiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song - Viện trưởng Viện NCKHYDLS 108, Giám đốc Bệnh viện đã phát biểu chúc mừng, tri ân quý Thầy cô; đề ra các mục tiêu cụ thể cho đội ngũ giảng viên và phương hướng hoạt động năm 2025. Trân trọng kính mời quý vị xem video phát biểu chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 của Thiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song dưới đây: Chi tiết
Bệnh đái tháo đường có xu hướng trẻ

Bệnh đái tháo đường có xu hướng trẻ

14/11/2024 Chi tiết
Phẫu thuật thay khớp nhân đạo tại Bệnh viện TWQĐ 108

Phẫu thuật thay khớp nhân đạo tại Bệnh viện TWQĐ 108

11/11/2024 Chi tiết
Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng và phong trào thi đua quyết thắng năm 2024

Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng và phong trào thi đua quyết thắng năm 2024

30/10/2024 Chi tiết Trang chủ | Y Học Sức Khỏe Teo cơ bàn tay và hội chứng kênh Guyon 03:21 PM 23/05/2016 Teo cơ bàn tay kèm theo tê bì là các triệu chứng có thể gặp trong nhiều hội chứng bệnh và do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Không giống như hội chứng ống cổ tay, teo cơ bàn tay do hội chứng kênh Guyon ít phổ biến hơn do đó ít được quan tâm hơn. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện sớm và điều trị phù hợp bệnh sẽ ảnh hưởng nặng nề đến chức năng của bàn tay.

Hội chứng kênh Guyon (Guyon’s cannal syndrome) được biết đến như một bệnh chèn ép dây thần kinh trụ ở cổ tay. Kênh Guyon là một kênh chạy dọc mép dưới của bàn tay về phía ngón út của bàn tay. Tại đây, dây thần kinh dây trụ đi vào kênh Guyon cùng với động mạch trụ. Ở giữa kênh dây thần kinh trụ tách ra thành hai nhánh: 1) nhánh nông – sau khi tách nhánh chi phối cho cơ gan tay ngắn (palmaris brevis) sẽ chi phối cảm giác ngón IV, V; 2) nhánh sâu (vận động) tách ra một nhánh chi phối cho cơ ở ô mô út rồi đi vòng ra phía ngoài chi phối cho các cơ giun, cơ liên cốt mu tay, gan tay và nhánh tận cùng chi phối cho cơ liên cốt mu tay I. Khi dây thần kinh trụ bị chèn ép tại kênh Guyon sẽ gây các biểu hiện tê tay và teo cơ trên lâm sàng tùy theo vị trí bị chèn ép. Nguyên nhân Hai nhóm nguyên nhân gây hội chứng kênh Guyon có thể kể đến như: 1) các nguyên nhân do chấn thương gồm: các chấn thương vùng cổ tay (tai nạn, chấn thương thể thao..), chấn thương do đặc thù công việc phải vận đông cổ tay và gan tay bị đè ép thường xuyên; 2) các nguyên nhân không do chấn thương gồm: các bệnh lý viêm xương khớp ở cổ tay, chèn ép do hạch, bệnh lý mạch máu… Triệu chứng Triệu chứng lâm sàng của hội chứng kênh Guyon xuất hiện tùy thuộc vào vị trí chèn ép của dây thần kinh trụ trong kênh, có 3 vùng tổn thương tương ứng với các biểu hiện lâm sàng: - Vùng 1: chèn ép thân dây trụ, bệnh nhân bị giảm cảm giác ở ngón V và nửa ngón IV, yếu và teo các cơ ô mô út và liên cốt. Không giảm cảm giác mu tay vì nhánh da trụ mu tay (dorsal ulnar cutaneous nerve) tách khỏi dây trụ ở phía trên của kênh Guyon. Nếu tổn thương nặng, có triệu chứng bàn tay vuốt trụ (ulnar claw hand). - Vùng 2: Nhánh sâu của dây trụ bị chèn ép ở gần cuối kênh Guyon, sát với móc của xương móc. Cảm giác bình thường, cử động bàn tay giảm độ khéo léo và không thể dạng các ngón tay. Có thể có triệu chứng bàn tay vuốt trụ nếu bệnh nặng. Vùng 2 là kiểu thường gặp nhất của hội chứng kênh Guyon. - Vùng 3: chỉ tổn thương nhánh nông của dây trụ, vị trí ở chỗ gần hết kênh Guyon. Giảm cảm giác các ngón 4 và 5. Các cơ nhỏ bàn tay không bị. Vùng 3 là kiểu ít gặp nhất.

Hình ảnh các vùng tổn thương của dây thần kinh trụ ở cổ tay Cận lâm sàng và chẩn đoán Chẩn đoán hội chứng kênh Guyon chủ yếu dựa vào việc thăm khám lâm sàng thần kinh. Chẩn đoán điện hay còn gọi là điện cơ rất có giá trị trong chẩn đoán hội chứng kênh Guyon đồng thời giúp định khu tổn thương, đánh giá mức độ nặng của bệnh, tiên lượng và theo dõi sau điều trị. Một số xét nghiệm hỗ trợ chẩn đoán khác cũng có thể cần thực hiện bao gồm: chụp XQ xương cổ bàn tay, siêu âm, MRI… Điều trị - Điều trị bảo tồn: Bất động cổ tay, cố định cổ tay ở tư thế chức năng vào ban đêm hoặc cả ngày; vật lý trị liệu; sử dụng các thuốc giảm đau chống viêm (NSAIDs); tiêm steroid tại chỗ. Các triệu chứng cải thiện dần sau 4 – 6 tuần điều trị. - Phẫu thuật: Mục đích nhằm giải phóng chèn ép của dây thần kinh trụ ở cổ tay, có hiệu quả trong khoảng 60 – 95% các trường hợp. Các biến chứng có thể gặp gồm: tăng cảm lòng bàn tay, tê bì dai dẳng, nhiễm trùng… BS. Nguyễn Minh Đức Khoa Nội Thần kinh – Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 Chia sẻ

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng chuyên mục

    Một số điều cần biết về kéo dài chân, nâng chiều cao

    Một số điều cần biết về kéo dài chân, nâng chiều cao

    14:14 07/07/2019
    Chăm sóc người bị cảm cúm

    Chăm sóc người bị cảm cúm

    13:46 21/12/2018
    Một số điều cần biết về bệnh Viêm tụy cấp

    Một số điều cần biết về bệnh Viêm tụy cấp

    03:08 12/07/2018

Từ khóa » Chức Năng Cơ Giun Bàn Tay