GIẢI PHẪU CHỨC NĂNG THẦN KINH: ÔN NHANH 12 DÂY THẦN ...
Cập nhật lần cuối vào 01/06/2023
Hệ thần kinh ngoại biên có 12 đôi dây thần kinh sọ (cranial nerve, CN) kiểm soát phần lớn các chức năng vận động và cảm giác của đầu và cổ. Các dây thần kinh sọ là các dây thần kinh xuất hiện trực tiếp từ não (bao gồm cả thân não). Ngược lại, các dây thần kinh gai sống xuất phát từ các khoanh của tủy sống.
Dây thần kinh sọ gồm một cặp đôi ở hai bên, được gán một chữ số La mã làm tên. Việc đánh số dựa trên thứ tự mà dây thần kinh sọ xuất hiện ở não, từ bụng đến lưng. Tên cho biết chức năng hoặc đường đi của nó.
Các dây thần kinh khứu giác (I) và dây thần kinh thị giác (II) xuất phát từ đại não hoặc não trước, và mười đôi còn lại xuất phát từ thân não, là phần dưới của não. Các dây thần kinh sọ não được xem là thành phần của hệ thần kinh ngoại vi. Tuy nhiên, ở cấp độ cấu trúc, chính xác hơn thì các dây thần kinh khứu giác, thị giác được xem là một phần của hệ thần kinh trung ương.
Mục lục
PHÂN LOẠI CÁC DÂY THẦN KINH SỌ NÃO
Danh sách các dây thần kinh sọ:
- CN I: Dây thần kinh Khứu giác
- CN II: Dây thần kinh Thị giác
- CN III: Dây thần kinh Vận nhãn chung
- CN IV: Dây thần kinh Ròng rọc
- CN V: Dây thần kinh Tam thoa
- CN VI: Dây thần kinh Vận nhãn ngoài
- CN VII: Dây thần kinh Mặt
- CN VIII: Thần kinh Tiền đình – Ốc tai
- CN IX: Thần kinh Thiệt Hầu
- CN X: Thần kinh Lang thang
- CN XI: Thần kinh Phụ
- CN XII: Thần kinh Hạ thiệt
Phân loại theo chức năng:
- Các dây thần kinh cảm giác (hướng tâm, afferent): dây thần kinh sọ số I, II, VIII.
- Các dây thần kinh vận động (ly tâm, efferent) và phân bố cho các cơ vân: dây thần kinh sọ số III, IV, VI, XI, XII.
- Các dây thần kinh hỗn hợp (vừa có sợi trục cảm giác và sợi trục vận động): dây thần kinh sọ số V, VII, IX, X.
- Dây thần kinh vận nhãn (III), dây thần kinh mặt (VII), dây thần kinh thiệt hầu (IX) và dây thần kinh lang thang (X) bao gồm sợi trục thân thể (somatic) và sợi trục tự chủ (automatic). Phần thân thể phân bố cho các cơ vân và phần tự chủ thuộc hệ phó giao cảm phân bố cho các tuyến, các cơ trơn và cơ tim.
Phân loại theo vị trí, nguồn gốc:
12 cặp dây thần kinh sọ bắt nguồn từ mũi (CN I), mắt (CN II), tai trong (CN VIII), thân não (CN III-XII) và tủy sống (CN XI).
Có thể phân chia vị trí một cách đơn giản theo Quy luật số 4 của Thân não (The Rule of 4 of the Brainstem):
- 4 cặp trên cầu não:
- Các dây thần kinh khứu giác và thị giác phát sinh từ đại não và gian não
- Dây thần kinh vận nhãn (III) và dây thần kinh ròng rọc (IV) xuất hiện từ não giữa (mesencephalon, mid brain).
- 4 cặp ở cầu não:
- V, VI, VII, VIII
- 4 cặp ở hành não- tủy sống:
- IX, X, XI, XII
Ngoài ra, có:
- 4 cấu trúc ở giữa (bên trong) bắt đầu với chữ M,
- 4 cấu trúc bên trong là đường vận động (Motor pathway, là bó vỏ gai), liềm giữa (Medial lemniscus, ML, nối tiếp với cột sau, dẫn truyền cảm giác gai -đồi thị), Medial longitudinal fasciculus (MLF, điều hợp vận động liên hợp của mắt và phối hợp vận động của đầu- cổ), và các nhân vận động (Motor nuclei).
- 4 cấu trúc ở bên (ngoài) bắt đầu với chữ S,
- 4 cấu trúc bên ngoài bắt đầu với chữ S là bó gai-tiểu não (Spinocerebellar tracts), bó gai – đồi thị (Spinothalamic tract), nhân cảm giác của dây thần kinh sọ V (Sensory nucleus of CN V), và giao cảm (Sympathetic).
Xem thêm tại liên kết http://www.boutlis.com/files/UnderstandingTheBrainstem.pdf
GIẢI PHẪU – CHỨC NĂNG CỦA CÁC DÂY THẦN KINH SỌ (I-VI)
Sau đây trình bày ngắn gọn về đường đi và chức năng của các dây thần kinh sọ.
CN I: Dây thần kinh Khứu giác (Olfactory Nerve)
[olfacere (Latin) = ngửi]
Đặc điểm, đường đi
Dây thần kinh khứu giác là một phần của đường truyền khứu giác và là dây thần kinh cảm giác thuần túy. Niêm mạc khứu giác, với các tế bào khứu giác, nằm ở lỗ mũi trên (meatus nasi superius).
Các tế bào khứu giác là các tế bào thần kinh với các sợi trục không có myelin được tạo thành bó và đi xuyên qua các lỗ sàng của mảnh sàng (lamina cribrosa, một phần của xương sàng/ethmoid) và màng cứng nằm trên đỉnh của hố sọ trước. Có khoảng 40 bó tạo nên dây thần kinh khứu giác phải và trái.
Dây thần kinh khứu giác là dây thần kinh ngắn nhất không đi qua thân não. Các dây thần kinh khứu giác tận cùng trong não thành hai khối chất xám và hành khứu (olfactory bulb), tại đây chúng được chuyển sang tế bào thần kinh thứ hai. Những sợi trục xuất phát từ các tế bào thần kinh của hành khứu trong đường khứu giác, đi đến vỏ khứu (rhinencephalon / não khứu giác), nơi cảm nhận khứu giác và sau đó được liên kết với các cảm xúc.
Chức năng của dây thần kinh khứu giác
- Dây thần kinh khứu giác có chức năng nhận biết và dẫn truyền mùi.
CN II: Dây thần kinh Thị giác (Optic Nerve)
(optikos = nhìn)
Đặc điểm và đường đi
Dây thần kinh thị giác có chức năng cảm giác thuần tuý. Dây thần kinh thị giác được tạo bởi tập hợp của các sợi trục từ tế bào hạch võng mạc (retinal ganglion cells). Những tế bào này nhận xung động từ các cơ quan thụ cảm ánh sáng của mắt. Hầu hết dây thần kinh thị giác được bao bọc trong ba lớp màng não. Từ võng mạc của mắt, các xung thị giác được truyền đến gian não (diencephalon) qua dây thần kinh thị. Các sợi đi từ trung tâm thị giác của đồi thị đến vỏ não thị giác ở thuỳ chẩm, nơi tái tạo hình ảnh.
Tuy nhiên, cả hai dây thần kinh thị giác không chạy tách riêng đến phần cùng bên của chúng ở đồi thị. Ở hố yên (sella turcica, ghế Thổ Nhĩ Kỳ), chúng kết hợp với nhau tạo thành chéo thị (hoặc giao thị) (chiasma opticum). Tại chéo thị này, các sợi của cả hai dây thần kinh thị trộn lẫn tạo thành các đường truyền mới và tiếp tục đến gian não. Từ chéo thị, các bó dây thần kinh không còn được gọi là dây thần kinh nữa, mà được gọi là các dải thị giác (optic tracts).
Trong dải thị giác, phần của dây thần kinh thị giác truyền thị trường phía ngoài (thái dương) đi cùng bên. Trong chéo thị, phần thị trường phía trong (mũi) được chuyển sang bên đối diện và bắt chéo sang bên đối diện.
Từ chéo thị, hai dải thị vòng quanh cuống đại não để tận cùng ở thể gối ngoài và lồi não trên (trung khu thị giác dưới vỏ). Từ trung tâm thị giác dưới vỏ, đường dẫn truyền thị giác được tiếp tục bởi các tế bào thần kinh khác tạo nên tia thị chạy trong chất trắng của vỏ não để tận cùng ở thùy chẩm của đoan não (vùng trung khu thị giác của vỏ não).
Chức năng của dây thần kinh thị giác
- Dẫn truyền thông tin hình ảnh (thị giác) từ võng mạc đến các trung tâm thị giác của não.
CN III: Dây thần kinh Vận nhãn (Oculomotor Nerve)
(oculus = mắt)
Đặc điểm, đường đi
Dây thần kinh Vận nhãn là một dây thần kinh sọ hỗn hợp chủ yếu là vận động, với nhân vận động nằm ở phần bụng của trung não (mescenphalon, = midbrain, não giữa). Các sợi trục của các neuron này thoát ra khỏi não ở mặt trước của trung não, ở bờ trong của cuống đại não, sau đó đi ra trước, nằm ở thành ngoài của xoang tĩnh mạch hang, đi đến khe ổ mắt trên, qua khe này để vào ổ mắt, ở ổ mắt chia thành hai nhánh tận cùng là nhánh trên và nhánh dưới.
Dây thần kinh vận nhãn cho ra các sợi sau.
- Những sợi vận động:
- Nhánh trên phân bố cho các cơ thẳng trên (rectus superior), cơ nâng mi trên (levator palpebrae superioris).
- Nhánh dưới phân bố cho cơ cơ thẳng dưới (rectus inferior), cơ thẳng trong (rectus medialis), và, cơ chéo dưới (obliquus inferior).
- Những sợi đối giao cảm: Các xung động phó giao cảm từ trung não (nhân phó giao cảm phụ, Edinger – Westphal nucleus) đến hạch mi, theo nhánh dưới đến các cơ bên trong của mắt gồm cơ mi (ciliary) và cơ vòng mống mắt (iris sphincter).
Chức năng của dây thần kinh Vận nhãn
- Chức năng vận động:
- Dẫn truyền xung động vận động cho mí mắt trên và hầu hết các cơ của mắt (4 cơ chính) để theo dõi thị giác và cố định nhìn.
- Chức năng phó giao cảm:
- Điều hợp (accommodation): thích ứng với khoảng cách của một vật qua co cơ mi (điều khiển hình dạng thuỷ tinh thể)
- Ngoài ra, các sợi phó giao cảm còn có vai trò:
- Kích thích cơ vòng mắt (co đồng tử với ánh sáng mạnh)
- Chức năng cảm giác:
- Cảm thụ bản thể
Phần cảm giác bao gồm các tế bào thần kinh hướng tâm của các receptor cảm thụ bản thể ở các cơ bên ngoài mắt truyền đến trung não. Các sợi trục này mang thông tin phi thị giác về vận động và vị trí của cơ thể trong không gian (proprioception), cũng như tư thế và vị trí của các bộ phận cơ thể với nhau. Nó kiểm soát các cơ cho phép theo dõi (tracking) và cố định (fixation) thị giác. Theo dõi thị giác là khả năng theo dõi một vật khi vật đó di chuyển qua thị trường.
Lưu ý để dễ nhớ vận động ngoại nhãn theo kiểu “công thức hoá học”: SO4, LR6 (dây IV chéo trên, dây VI thẳng ngoài).
CN IV: Dây thần kinh ròng rọc (Trochlear Nerve)
Đặc điểm, đường đi
Dây thần kinh ròng rọc xuất phát từ nhân ròng rọc của não giữa. Đây là dây thần kinh sọ nhỏ nhất trong số 12 dây thần kinh sọ não và là dây thần kinh duy nhất đi ra khỏi mặt lưng của thân não với chủ yếu là các sợi trục vận động.
Dây thần kinh ròng rọc xuất phát từ não giữa, vòng quanh cuống đại não để ra trước, đi vào thành ngoài xoang tĩnh mạch hang, qua khe ổ mắt trên vào ổ mắt.
Chức năng của Dây thần kinh ròng rọc
- Chức năng vận động:
- Chi phối vận động cho cơ chéo trên (obliquus superior) của nhãn cầu. Khép và di chuyển mắt xuống dưới.
- Chức năng cảm giác:
- Cảm thụ bản thể
CN V: Dây thần kinh Sinh ba (Trigeminal Nerve)
Đặc điểm, đường đi
Dây thần kinh sinh ba là một dây thần kinh sọ hỗn hợp chủ yếu là cảm giác và được xem là dây thần kinh sọ não lớn nhất. Nó chạy từ cầu não đến phần xương đá (pars petrosa) của xương thái dương (Os temporale), nơi nó hội tụ các hạch sinh ba. Như tên gọi, dây thần kinh sinh ba có ba nhánh chính là:
- Dây thần kinh mắt (ophthalmic nerve)
- Dây thần kinh hàm trên (Maxillary nerve)
- Dây thần kinh hàm dưới (Mandibular nerve)
Dây thần kinh mắt đi qua khe ổ mắt trên, là nhánh nhỏ nhất. Dây thần kinh hàm trên có kích thước trung bình đi qua lỗ tròn (rotundum foramen), giữa dây thần kinh mắt và dây thần kinh hàm dưới. Dây thần kinh hàm dưới đi qua lỗ hình bầu dục và là dây thần kinh lớn nhất trong ba nhánh sinh ba.
Chức năng của dây thần kinh sinh ba
Dây thần kinh sinh ba có chức năng cảm giác (sờ, đau, nhiệt, cảm thụ bản thể) ở vùng mặt và chức năng vận động hàm dưới
Dây thần kinh mắt (V1) có sợi chủ yếu là cảm giác và có các chức năng:
- Phân bố cảm giác của da vùng trán, mắt, mũi, và niêm mạc mũi;
- Phân bố cho mống mắt (iris), giác mạc, kết mạc, và tuyến lệ
Dây thần kinh hàm trên (V2) phân bố da mặt với các sợi cảm giác và một phần đối giao cảm và có các chức năng:
- Phân bố cho cảm giác da vùng giữa của mặt, mi mắt dưới, phần kết mạc của nó, răng trên (răng hàm, răng cửa và răng nanh), hốc mũi, lợi của hàm trên và niêm mạc vòm họng (bao gồm cả lưỡi gà), và hạnh nhân
- Phân bố cho tuyến lệ và các tuyến nhầy mũi bởi phần phó giao cảm
Dây thần kinh hàm dưới (V3), ngoài phần cảm giác còn chứa các sợi vận động của thần kinh sinh ba. Nó có các chức năng:
- Phân bố cảm giác cho răng dưới (răng hàm, răng cửa và răng nanh), nướu của hàm dưới, niêm mạc miệng, mặt lưng lưỡi, cảm giác da vùng thái dương, má, cằm và lỗ tai ngoài.
- Các sợi vận động phân bố cho các cơ nhai (cơ cắn, masseter) và các cơ trên móng (suprahyoid)
CN VI: Dây thần kinh vận nhãn ngoài (Abducens Nerve)
Abducens = dạng (đưa ra ngoài)
Đặc điểm, đường đi
Dây thần kinh vận nhãn ngoài xuất phát từ nhân vận nhãn ngoài (abducens nuclei) ở cầu não (pons) và là một dây thần kinh sọ hỗn hợp chủ yếu là sợi vận động. Từ nhân, các sợi trục đi ra ở rãnh hành -cầu, chạy ra trước qua xoang tĩnh mạch hang, qua khe ổ mắt trên để vào ổ mắt, đến phân bố cho cơ thẳng ngoài (rectus lateralis) của nhãn cầu (LR6).
Chức năng của dây thần kinh vận nhãn ngoài
- Chức năng vận động:
- Dạng mắt (kéo mắt ra ngoài)
- Chức năng cảm giác:
- Cảm thụ bản thể
XEM THÊM VIDEO:
Tham khảo chủ yếu từ: https://www.lecturio.com/magazine/12-cranial-nerves/ và một số tài liệu khác. Please leave this field empty👋 Chào bạn!
Hãy nhập địa chỉ email của bạn để đăng ký theo dõi blog này và nhận thông báo về các bài mới qua email mỗi tuần.
MinhdatRehab
Chia sẻ bài viết này:
- Nhấn vào chia sẻ trên Facebook (Mở trong cửa sổ mới)
- Bấm để chia sẻ trên Pocket (Mở trong cửa sổ mới)
- Bấm để chia sẻ trên Pinterest (Mở trong cửa sổ mới)
- Bấm để chia sẻ lên LinkedIn (Mở trong cửa sổ mới)
- Nhấp để chia sẻ trên X (Mở trong cửa sổ mới)
- Bấm để gửi một liên kết tới bạn bè (Mở trong cửa sổ mới)
- Bấm để in ra (Mở trong cửa sổ mới)
Thích điều này:
Đang tải...Related
Từ khóa » Dây 7 Bắt Chéo ở đâu
-
Giải Phẫu Các đôi Dây Thần Kinh Sọ - Dieutri.Vn
-
Bài Giảng Khám Mười Hai (12) đôi Dây Thần Kinh Sọ Não - Dieutri.Vn
-
Liệt Dây Thần Kinh Số VII, Chẩn đoán Và điều Trị - PGS Hà Hoàng Kiệm
-
Dây Thần Kinh Sọ Não Gồm Những Loại Nào? - Vinmec
-
GIẢI PHẪU DÂY THẦN KINH SỌ - SlideShare
-
Giải Phẫu Lâm Sàng Thân Não
-
Điều Trị Phẫu Thuật Liệt Dây Thần Kinh Số VII - Bệnh Viện Quân Y 103
-
Dây Thần Kinh Sọ: Cấu Trúc Và Chức Năng
-
Dây Thần Kinh Sọ – Wikipedia Tiếng Việt
-
Thần Kinh Phụ – Wikipedia Tiếng Việt
-
Hội Chứng Tháp Trong Bệnh Thần Kinh - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Chỉ điểm Cách Nhận Diện Và Xử Lý Khi Bị Liệt Dây Thần Kinh Số IV
-
Bệnh Lý Dây Thần Kinh Số III (thần Kính Thị Giác) - MSD Manuals
-
Liệt Dây Thần Kinh VII Ngoại Vi | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
[PDF] ĐAU DÂY THẦN KINH SỌ SỐ V - Bệnh Viện Đại Học Y Dược
-
Tháo Gỡ Tất Tần Tật Thắc Mắc Về Hiện Tượng đồng Vận Do Liệt Dây Thần ...