[Giải Phẫu Số 5] Cẳng Tay
Có thể bạn quan tâm
Nội dung
- GIỚI HẠN
- VÙNG CẲNG TAY TRƯỚC (regio antebrachii anterior)
- 1. GIỚI HẠN
- 2.LỚP NÔNG
- 3. LỚP SÂU
- 3.3. THẦN KINH Vùng cẳng tay trước có ba thần kinh.
- VÙNG CẲNG TAY SAU (regio antebrachü posterior)
- 1. GIỚI HẠN
GIỚI HẠN
Cẳng tay được giới hạn từ đường thẳng ngang ở dưới nếp gấp khuỷu hai khoát ngón tay đến nếp gấp xa nhất ở cổ tay. Cẳng tay chia làm hai vùng: vùng cẳng tay trước và vùng cẳng tay sau ngăn cách nhau bởi xương quay, xương trụ và màng gian cốt.
VÙNG CẲNG TAY TRƯỚC (regio antebrachii anterior)
1. GIỚI HẠN
| Vùng cẳng tay trước có nền là mặt trước xương quay, mặt trước màng gian cốt, mặt trước và mặt trong xương trụ. Bên trong ngăn cách với vùng cẳng tay sau bởi mỏm khuỷu và bờ sau xương trụ (sờ được ngay dưới da). Bên ngoài, giới hạn bởi bờ trước xương quay (chỉ sờ được dưới da ở phần gần cổ tay). Hai giới hạn trong và ngoài không bắt chéo với các thần kinh vận động nên có thể mổ vào cẳng tay qua các đường này.
2.LỚP NÔNG
2.1. DA VÀ TỔ CHỨC TẾ BÀO DƯỚI DA.
Dưới da trong lớp mỡ có một mạng tĩnh mạch đổ vào ba tĩnh mạch : ở phía ngoài là tĩnh mạch đầu (0.cephalica), ở trong là tĩnh mạch nền (U. basilica) và ở giữa là tĩnh mạch giữa cẳng tay (U.mediana antebrachii). Các tĩnh mạch này đi lên vùng khuỷu trước để góp phần tạo nên chữ M tĩnh mạch (xem bài Vùng khuỷu trước). Ngoài tĩnh mạch có các nhánh cùng của thần kinh bì cẳng tay trong ở trong và thần kinh cơ bì ở phía ngoài.
2.2. MẠC NÔNG, Dầy ở trên, mỏng ở dưới. Ở mặt sâu tách ra hai trẻ đi tới bờ trước xương quay và xương trụ ngăn cách vùng cẳng tay trước với vùng cẳng tay sau.
3. LỚP SÂU
3.1. CÁC CƠ VÙNG CẲNG TAY TRƯỚC (H.6.1 và H.6.2) Cẳng tay trước có tám cơ xếp thành ba lớp:
– Lớp nông gồm bốn cơ (H.6.3) : cơ sấp tròn (m.pronator teres), cơ gấp cổ tay quay (m.flexor carpi radialis), cơ gan tay dài (m.palmaris longue), cơ gấp cổ tay trụ (m.flexor carpi ulnaris).
– Lớp giữa gồm một cơ (H.6.1, H.6.2, H.6.4)cơ gấp các ngôn nông (m.flexor digitorum superficialis).
– Lớp sâu gồm ba cơ (H.6.1, H.6.2, H.6.5) : cơ gấp các ngón sâu (m.flexor digitorum profundus), cơ gấp ngón cái dài (m. flexor pollicis longue), cơ sấp vuông (m.pronator quadratus).
* Cơ sấp tròn: Nguyên ủy : đầu cánh tay (caput humerale) : mỏm trên lồi cầu trong xương cánh tay, đầu
trụ (caput ulnare) : mỏm vẹt xương trụ. Bám tận : giữa mặt ngoài xương quay. Động tác : sấp bàn tay và gấp căng tay. * Cơ gấp cổ tay quay : Nguyên ủy ; mỏm trên lồi cầu trong xương cánh tay. Bám tận : Phần nền xương đốt bàn tay II. Động tác : gấp cổ tay và khuỷu, dạng cổ tay. * Cơ gan tay dài: Nguyên ủy : mỏm trên lồi cầu trong xương cánh tay Bám tận : cân gan tay và mạc giữ gân gấp. Động tác : căng cân gan tay, gấp nhẹ cổ tay.
+ Cơ gấp cổ tay trụ : Nguyên ủy ; đầu cánh tay (caput humerale) : mỏm trên lối cầu trong xương cánh tay; đầu trụ
caput ulnare) : mỏm khuỷu, bờ sau xương trụ. Bảm tận : xương đậu, xương bàn tay V và xương mốc. Động tác : gấp và khớp cổ tay. * Cơ cấp các ngón nông : Nguyên tủy ; đầu cánh tay – trụ (caput humeroulnare) : mỏm trên lối cầu trong xương cánh tay và mỏm vẹt xương trụ.
đầu quay (caput radiale) : nửa trên bờ trước xương quay. Bám tận : đốt giữa xương ngón tay II đến V bằng 2 chẽ (gân thủng) để cho gân của cơ gấp các ngôn sâu xuyên qua (H.7.5). Động tác : gấp khớp gian đốt gần các ngón 2, 3, 4, 5 và gấp cổ tay. * Cơ cấp các ngón sau : Nguyên tủy : mặt trước và mặt trong xương trụ, màng gian cốt. Bám tận : đốt xa xương ngón tay II đến V, sau khi xuyên qua ngân thủng của cơ gấp các ngon nông dân xuyên) (H.7.5). Động tác : gấp khớp gian đốt xa các ngôn 2, 3, 4, 5 và gấp cổ tay.
* Cơ cấp ngón cái dài: Nguyên ủy : giữa mặt trước xương quay. Bám tận : đốt xa xương ngón tay I. Động tác : gấp ngón 1. * Cơ sáp vuông : Nguyên ủy : mặt trước xương trụ (1/4 xa). Bám tận : mặt trước xương quay (1/4 xa). Động tác : sấp cẳng tay và bàn tay.
Nhận xét : – Các cơ cẳng tay trước nằm ở mặt trước và bờ trong cẳng tay. – Thường các cơ lớp nông và giữa trở thành gân ở khoảng giữa cẳng tay. Các cơ lớp sâu trở thành gân ở khoảng 1/3 xa của cẳng tay (H.6.2).
– Các gân của cơ gấp các ngôn sâu nằm cạnh nhau trên cùng một mặt phẳng. Các gân của cơ gấp các ngón nồng xếp thành hai lớp; gân ngón 3 và 4 xếp thành lớp trước, gân ngón 2 và 5 xếp thành lớp sau. Khi đi qua mạc giữ gân gấp, các gân gấp các ngôn nông xếp liên tục nhau trên một mặt phẳng.
– Các bó cơ gấp nông 2 và 5 gián đoạn ở giữa bởi các gân trung gian, tạo thành các cơ nhị thân, mỗi thân nhận một nhánh thần kinh.
– Tất cả các cơ của vùng cẳng tay trước đều do thần kinh giữa chi phối ngoại trừ cơ gấp cổ tay trụ và 2 bố trong của cơ gấp các ngón sâu (do thần kinh trụ).
3.2 MẠCH MÁU VÙNG CẲNG TAY TRƯỚC.
Có hai động mạch lớn ở vùng cẳng tay trước là động mạch trụ và động mạch quay.
3.2.1. Động mạch trụ (a.ulnaris) (H.6.6, H.6.7) là nhánh cùng của động mạch cánh tay, | bắt đầu từ 3cm dưới nếp khuỷu, đi xuống cẳng tay phía sau các cơ sấp tròn, cơ gấp cổ tay quay, cơ gan tay dài và cơ gấp các ngón nồng.
Ở cung xơ nối hai đầu cánh tay trụ và đầu quay của cơ gấp các ngón nồng, động mạch bắt chéo phía sau thần kinh giữa (qua trung gian đầu trụ cơ sấp tròn). Động mạch đi về phía trong cẳng tay, đến chỗ nối 1/3 trên và 1/3 giữa động mạch nằm sau cơ gấp cổ tay trụ, cơ tùy hành của động mạch trụ, và đi cùng với thần kinh trụ. Đến cổ tay, đi trước mạc giữ gần gấp ở bên ngoài xương đầu và đi vào bàn tay để tận cùng ở đó (xem bài Bàn tay). Phía sau động mạch trụ là các cơ bao phủ mặt trước xương trụ : cơ cánh tay, cơ gấp các ngón sầu. Động mạch trụ có hai tĩnh mạch đi kèm.
Người ta không bắt mạch trụ ở cổ tay vì phía trước động mạch bị che bởi một trẽ nông của mạc giữ gần gấp, căng từ cơ gấp cổ tay trụ đến xương thang.
Động mạch trụ cho các nhánh (H.6.7):
– Động mạch quặt ngược trụ (a.recurrens ulnaris) chia hai nhánh trước (ramus anterior) và nhánh sau (ramus posterior) góp phần vào mạng mạch khớp khuỷu (rete articulare cubiti).
– Động mạch gian cốt chung (a. interossea communis) ngắn, đi tới bờ trên màng gian cốt, chia làm hai nhánh, động mạch gian cốt trước (a.interossea anterior) đi trước màng gian cốt (cùng với thần kinh gian cốt trước tạo thành bó mạch, thần kinh gian cốt trước) và động mạch gian cốt sau (a.interossea posterior) đi sau màng gian cốt. Động mạch gian cốt trước cho động mạch giữa (a.mediana) đi kèm với thần kinh giữa. Động mạch gian cốt sau cho động mạch gian | cốt quặt ngược, góp phần vào mạng mạch khớp khuỷu.
– Nhánh gan cổ tay (ramus carpeus palmaris) và nhánh mu cổ tay (ramus carpeus dorsalis) nối nhau quanh cổ tay.
– Nhánh gan tay sâu góp phần vào cung động mạch gan tay sâu. Cuối cùng, động mạch trụ tạo thành cung gan tay nông ở bàn tay.
3.2.2. Động mạch quay (a.radialis) (H.6.1, H.6.2, H.6.4H.6.7) là nhánh cùng của động mạch cánh tay, bắt đầu từ 3cm dưới nếp khuỷu, hướng về phía ngoài cẳng tay. So với động mạch trụ, động mạch quay ở nông hơn. Phía trước và phía ngoài, động mạch bị che phủ bởi cơ cánh tay quay, cơ tùy hành của động mạch quay. Phía trong, ở 1/3 trên, động mạch liên hệ với cơ sấp tròn, và ở 2/3 dưới là cơ gấp cổ tay quay. Ngay phía sau động mạch là các cơ bọc mặt trước xương quay : cơ nhị đầu cánh tay, cơ ngửa tay, cơ sấp tròn, bố quay cơ gấp các ngón nông, cơ gấp ngón cái dài, cơ sấp vuông. Ở 1/3 dưới, động mạch tựa vào mặt trước đầu dưới xương quay (mạch quay bắt được ở đây). Sau đó, động mạch quay đi vòng ra phía sau để vào bàn tay qua hôm lào, Hồm lào được giới hạn bởi phía trong là gân cơ duỗi ngón cái dài và phía ngoài là gân cơ dạng ngón cái dài và duỗi ngón cái ngắn. Động mạch quay tận cùng ở gan tay (xem bài Bàn tay). Nhánh nông thần kinh quay chỉ đi cùng động mạch ở 1/3 giữa cẳng tay. Động mạch quay cho các nhánh (H,6,7):
– Động mạch quặt ngược quay ra. recurrens radialis) góp phần vào mạng mạch khớp khuỷu. – Nhánh gan cổ tay (ramus carpeus palmaris) nối với nhánh gan cổ tay của động mạch trụ. – Nhánh gan tay nông (ramus palmaris superficialis) góp vào cung gan tay nông.
– Nhánh mu cổ tay (ramus carpeus dorsalis) nối với nhánh mu cổ tay của động mạch trụ, tạo thành mạng mu cổ tay (rete carpi dorsale).
– Động mạch ngón cái chính (a.princeps policis).
Cuối cùng, động mạch quay tạo thành cung gan tay sâu ở bàn tay. | 94,3% nguyên ủy động mạch quay và trụ ở người Việt Nam ở 3 cm dưới nếp khuỷu, 3% có nguyên ủy ở giữa cánh tay, 1,5% động mạch trụ có nguyên ủy từ nách, trong trường hợp này động mạch trụ nhỏ không tham gia tạo nên cung động mạch gan tay nông, do đó động mạch giữa phát triển lớn bất thường và xuống góp phần tạo nên cung động mạch gan tay nông.
3.3. THẦN KINH Vùng cẳng tay trước có ba thần kinh.
3.3.1. Thần kinh trụ (H.6,4, H.6.6) đi từ phía sau mỏm trên lồi cầu trong đến phía ngoài xương đậu rồi đi phía trước mạc giữ gần gấp để vào bàn tay. Ở cẳng tay thần kinh trụ nằm trước cơ gấp các ngón sâu và sau cơ gấp cổ tay trụ. Động mạch trụ đi cùng với thần kinh trụ ở 2/3 dưới và nằm bên ngoài thần kinh trụ. Ở phía trên cổ tay thần kinh trụ cho nhánh vận động một cơ rưỡi : cơ gấp cổ tay trụ và nửa trong cơ gấp các ngón sâu (ngón 4 và 5).
3.3.2. Nhánh nông thần kinh quay : là một trong hai nhánh cùng của thần kinh quay. Sau khi đi qua bao khớp khuỷu, thần kinh đi xuống phía sau cơ cánh tay quay, phía trước cơ duỗi cổ tay quay dài, rồi đi ra phía sau giữa hai cơ này và ra dưới da ở khoảng 3,0 cm trên mỏm trầm xương quay để xuống cảm giác cho nửa ngoài mu tay. Động mạch quay nằm bên trong và đi cùng với thần kinh quay ở 1/3 giữa cẳng tay.
3.3.3. Thần kinh giữa (H.6.4, H.6.5) đi từ giữa nếp gấp khuỷu đến giữa nếp gấp cổ tay theo trục giữa cẳng tay (vì vậy có tên là thần kinh giữa). Thần kinh đi sâu dưới cơ sấp tròn hoặc giữa 2 đầu của cơ này, sâu hơn cơ gấp cổ tay quay, cơ gấp các ngôn nông (trong bao cơ này) và Cơ gan tay dài. Phía sau thần kinh giữa là các cơ phủ trước xương trụ: Cơ cánh tay, cơ gấp các ngón sâu. Thần kinh giữa bắt chéo động mạch trụ ở /3 trên cẳng tay, và đi kèm với động mạch giữa (thường là một nhánh nhỏ). Thần kinh giữa vận động tất cả các cơ vùng cẳng tay trước (ngoài trừ cơ gấp cổ tay trụ và nửa trong cơ gấp các ngón sâu thì được vận động bởi thần kinh trụ). Riêng nhánh vận động cho cơ sấp vuông gọi là dây thần kinh gian cốt trước (n.interosseus anterior). Ở một phần ba dưới cẳng tay, thần kinh giữa đi cùng với 4 gân cơ gấp nông các ngón. Thần kinh là thành phần ở nông nhất và ngoài nhất so với các gân này (H6.2 và 6.4).
VÙNG CẲNG TAY SAU (regio antebrachü posterior)
1. GIỚI HẠN
Vùng cẳng tay sau có nền là mặt sau xương trụ, mặt sau màng gian cốt, mặt sau và mặt ngoài xương quay. Các giới hạn trong và ngoài giống như ở vùng cẳng tay trước.
2, LỚP NÔNG
2.1 DA VÀ LỚP TỔ CHỨC TẾ BÀO DƯỚI DA : Dưới lớp da mềm mại là một mạng tĩnh mạch và các nhánh cùng của dây thần kinh bì cẳng tay trong ở trong, của dây cơ bì ở ngoài và nhánh bì căng tay sau (n.cutaneus antibrachii posterior) của dây quay ở giữa.
2.2. MẠC NÔNG. Rất dày, nhất là ở phía trên.
3. LỚP SÂU
3.1. CÁC VÙNG CƠ CĂNG TAY SAU. Các cơ vùng cẳng tay sau xếp thành hai lớp, một lớp nông và một lớp sâu. Lớp nông chia làm hai nhóm, nhóm ngoài và nhóm sau. Advertisement
3.1.1. Nhóm ngoài của lớp nông (H.6.1, H.6.8) có ba cơ :
* Cơ cánh tay quay (m.brachioradialis).
Nguyên ủy : 2/3 trên gờ của mỏm trên lồi cầu ngoài xương cánh tay, vách gian cơ ngoài cánh tay.
Bám tận : nền mỏm trầm xương quay. Động tác : gấp cẳng tay, sấp cẳng tay nếu cẳng tay đang ngửa, và ngửa cẳng tay nếu cẳng tay đang sắp.
* Cơ duỗi cổ tay quay dài (m.extensor carpi radialis longus).
Nguyên tỉy : 1/3 dưới gờ của mỏm trên lồi cầu ngoài xương cánh tay, vách gian cơ ngoài cánh tay.
Bám tận : nền xương bàn tay II. Động tác : duỗi và dạng bàn tay, cố định cổ tay trong lúc gấp và duỗi các ngón tay.
* Cơ duỗi cổ tay quay ngắn (m. extensor carpi radialis breuis) Nguyên ủy : mỏm trên lồi cầu ngoài xương cánh tay. Bám tận : nền xương bàn tay III. Động tác : duỗi và dạng cổ tay.
3.1.2. Nhóm sau của lớp nông (H.6.1, H,6,8) có bốn cơ. * Cơ duỗi các ngón (m. extensor digitorum) Nguyên ủy ; mỏm trên lồi cầu ngoài xương cánh tay, mạc cẳng tay. Bám tận : bốn gần đến nền xương đốt các ngón tay II, III, IV, V. Động tác : duỗi ngón tay và cổ tay.
* Cơ duỗi ngón út (m, extensor digiti minimi) Nguyên ủy : mỏm trên lồi cầu ngoài xương cánh tay, mạc cẳng tay. Bám tận : mu đốt gần xương ngón tay V. Động tác : duỗi ngón út. * Cơ duỗi cổ tay trụ (m. extensor carpi ulnaris) Nguyên ủy : mỏm trên lồi cầu ngoài xương cánh tay, mạc cẳng tay. Bám tận : nền của xương bàn tay V. Động tác : duỗi và khép bàn tay, cố định cổ tay trong lúc gấp và duỗi các ngón tay. * Cơ khuỷu (m. anconeus) Nguyên ủy : mỏm trên lỗi cầu ngoài xương cánh tay. Bám tận : bề ngoài mỏm khuỷu và mặt sau xương trụ. Động tác : duỗi cắng tay 3.1.3. Các cơ của lớp sâu (H.6.1, H.6.8). * Cơ dạng ngón cái dài (m. abductor pollicis longue) Nguyên ủy : mặt sau xương trụ, xương quay và màng gian cốt. Bám tận : nền xương đốt bàn tay I (phía ngoài). Động tác : dạng ngón cái và bàn tay.
- Cơ duỗi ngón cái ngắn (m. extensor policis brevia) Nguyên tây : mặt sau xương quay và màng gian cốt. Bám tận : nền xương đốt gần ngón cái. Động tác : duỗi đốt gần ngón cái, dạng bàn tay. • Cơ duỗi ngón cái dài (m. extensor pollicis longue) Nguyên ủy : mặt sau 1/3 giữa xương trụ, màng gian cốt. Bám tận : xương đốt xa ngón cái. Động tác : duỗi đốt xa ngón cái, dạng bàn tay. * Cơ duỗi ngón trỏ (m. extensor indicis) Nguyên tây : mặt sau xương trụ, màng gian cốt Bám tận : vào gân ngón trỏ của cơ duỗi các ngón tay để tăng cường cho gân này. Động tác : duỗi đốt gần ngón trỏ. * Cơ ngửa (m.upinator)
Nguyên ủy : mỏm trên lồi cầu ngoài xương cánh tay, dây chằng bên ngoài, dây chằng vòng quay, mào cơ ngửa tay xương trụ. Cơ xếp làm hai lớp chồng lên nhau và quấn quanh phía ngoài cổ xương quay.
Bám tận : mặt ngoài và bờ sau xương quay. Động tác : ngửa cẳng tay và bàn tay. Đặc điểm chung của các cơ vùng cẳng tay sau là : – Các cơ vùng cẳng tay sau nằm ở bờ ngoài và mặt sau cẳng tay.
– Các cơ lớp nông trở thành gân ở khoảng giữa cẳng tay, các lớp cơ sâu trở thành gân ở 1/3 xa của cẳng tay.
– Tất cả các cơ của vùng đều do các nhánh bên hoặc nhánh cùng sau của thần kinh quay chi phối.
3.2. MẠCH MÁU VÀ THẦN KINH VÙNG CẲNG TAY SAU (H.6.8) nằm giữa lớp cơ nông và lớp cơ sâu. Vùng cẳng tay sau có động mạch và thần kinh gian cốt sau.
– Động mạch gian cốt sau (a. interossea posterior) là nhánh của động mạch gian cốt chung, có hai tĩnh mạch đi kèm.
– Thần kinh gian cốt sau (n, interosseus posterior) là nhánh cùng sâu của thần kinh quay vận động tất cả các cơ của vùng cẳng tay sau, trừ cơ cánh tay quay và cơ duỗi cổ tay quay dài là do các nhánh bên các thần kinh quay chi phối. Thần kinh gian cốt sau, sau khi tách ra cùng với nhánh cùng nông của thần kinh quay ở rãnh nhị đầu ngoài của vùng khuỷu trước thì đi giữa hai lớp cơ ngửa rồi tỏa ra thành nhiều nhánh ở giữa hai lớp cơ của vùng cẳng tay sau để vận động các cơ vùng này (H.6.8).
Từ khóa » Giải Phẫu Cơ Cẳng Tay
-
Giải Phẫu Vùng Cẳng Tay - Y Dược Tinh Hoa
-
GIẢI PHẪU CẲNG TAY - SlideShare
-
Giải Phẫu Cơ Chi Trên
-
Giải Phẫu Cơ Cẳng Tay - Trị Liệu Gia Bảo
-
BÀI 5: CẲNG TAY-BÀN TAY - Trần Công Khánh
-
GIẢI PHẪU CHỨC NĂNG VÙNG KHUỶU TAY VÀ CẲNG TAY. CƠ ...
-
Chia Sẻ Atlas Giải Phẫu Cơ Chi Trên Chi Tiết Nhất - Y Sĩ đa Khoa
-
Đặc điểm Giải Phẫu Vùng Cẳng Tay Trước - YouTube
-
444.Các Cơ Của Cẳng Tay (lớp Nông): Nhìn Sau
-
Động Mạch Cánh Tay – Wikipedia Tiếng Việt
-
Cơ Nhị đầu Cánh Tay – Wikipedia Tiếng Việt
-
Cơ Cẳng Tay: Cấu Tạo, Chức Năng, Bệnh
-
Bệnh Dây Thần Kinh Quay | Vinmec