Giải Thích Thuật Ngữ: Chi Phí Cố định - 24HMoney
- Bất động sản
- Ngân hàng
- Tài chính
- Chứng khoán
Lĩnh vực: Tài chính
Giải thích thuật ngữ
Chi phí cố địnhChi phí cố định (trong kinh tế học vi mô) hay Định phí (trong kế toán quản trị) là những phần chi phí kinh doanh không thay đổi theo quy mô sản xuất, nếu xét trong một khuôn khổ công suất sản xuất nhất định.
Ví dụ, tiền thuê cửa hàng của một doanh nhân có thể không phụ thuộc vào doanh thu hoặc một nhà sản xuất đồ may mặc phải trả một khoản tiền thuê mặt bằng cố định, không phụ thuộc vào sản lượng quần áo ông may được.
Trong khi đó chi phí khả biến (biến phí) có thể tăng hay giảm cùng với mức tăng giảm sản lượng sản xuất. Ví dụ như chi phí mua nguyên vật liệu, tiền lương cho công nhân.
Cùng với chi phí khả biến, chi phí cố định (ký hiệu FC) là một trong hai thành phần của tổng chi phí. Trong công thức tính đơn giản chi phí tổng cộng = chi phí cố định + chi phí biến đổi.
Trong kinh tế học vi mô và kinh doanh còn có các khái niệm về chi phí trung bình và chi phí cận biên liên quan đến các khái niệm chi phí cố định và chi phí thay đổi. Các khoản chi phí này quyết định mức lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được. Trong trường hợp đơn giản, chi phí cố định không có ý nghĩa quyết định đến sản xuất vì chúng không thay đổi, và doanh nghiệp sẽ quyết định tiếp tục sản xuất nếu giá bán ra cao hơn chi phí sản xuất của mỗi sản phẩm tăng thêm (chi phí biên).
Từ khóa » Tổng định Phí Kí Hiệu Là Gì
-
Tổng định Phí Kí Hiểu Là Gì - Hàng Hiệu
-
Định Phí (Fixed Cost) Là Gì? Các Loại định Phí Của Doanh Nghiệp
-
Định Phí Là Gì? Chi Phí Cố định - PHẦN MỀM QUẢN LÝ DOANH ...
-
Chi Phí Cố định – Wikipedia Tiếng Việt
-
Biến Phí Là Gì? Phân Loại Và So Sánh Giữa Biến Phí Và định Phí?
-
[PDF] Bảng Chú Giải Thuật Ngữ Các định Nghĩa - IFAC
-
Tập Hợp Các Công Thức Kế Toán Quản Trị ứng Dụng Thực Tế
-
Tổng Hợp Công Thức Kế Toán Quản Trị Thực Hành Tham Khảo
-
Chi Phí Trung Bình - CMARD2
-
Công Thức Kế Toán Quản Trị - Trường THPT Thành Phố Sóc Trăng
-
Sản Lượng Hòa Vốn - CMARD2
-
Biến Phí Là Gì? Cách Phân Biệt Giữa Biến Phí Và định Phí
-
Ví Dụ Về Biến Phí định Phí Và Chi Phí Hỗn Hợp - Thả Rông
-
Cách Tính Khấu Hao Tài Sản Cố Định (TSCĐ) - Có Ví Dụ Cụ Thể