Giải Thuật Và Lập Trình: §3. Đệ Quy Và Giải Thuật đệ Quy - V1Study
Có thể bạn quan tâm
KHÁI NIỆM VỀ ĐỆ QUY
Ta nói một đối tượng là đệ quy nếu nó được định nghĩa qua chính nó hoặc một đối tượng khác cùng dạng với chính nó bằng quy nạp.
Ví dụ: Đặt hai chiếc gương cầu đối diện nhau. Trong chiếc gương thứ nhất chứa hình chiếc gương thứ hai. Chiếc gương thứ hai lại chứa hình chiếc gương thứ nhất nên tất nhiên nó chứa lại hình ảnh của chính nó trong chiếc gương thứ nhất… Ở một góc nhìn hợp lý, ta có thể thấy một dãy ảnh vô hạn của cả hai chiếc gương.
Một ví dụ khác là nếu người ta phát hình trực tiếp phát thanh viên ngồi bên máy vô tuyến truyền hình, trên màn hình của máy này lại có chính hình ảnh của phát thanh viên đó ngồi bên máy vô tuyến truyền hình và cứ như thế…
Trong toán học, ta cũng hay gặp các định nghĩa đệ quy:
Giai thừa của n (n!): Nếu n = 0 thì n! = 1; nếu n > 0 thì n! = n.(n-1)!
Ký hiệu số phần tử của một tập hợp hữu hạn S là |S|: Nếu S = Ø thì |S| = 0; Nếu S ≠ Ø thì tất có một phần tử x ϵ S, khi đó |S| = |S\{x}| + 1. Đây là phương pháp định nghĩa tập các số tự nhiên.
GIẢI THUẬT ĐỆ QUY
Nếu lời giải của một bài toán P được thực hiện bằng lời giải của bài toán P' có dạng giống như P thì đó là một lời giải đệ quy. Giải thuật tương ứng với lời giải như vậy gọi là giải thuật đệ quy. Mới nghe thì có vẻ hơi lạ nhưng điểm mấu chốt cần lưu ý là: P' tuy có dạng giống như P, nhưng theo một nghĩa nào đó, nó phải "nhỏ" hơn P, dễ giải hơn P và việc giải nó không cần dùng đến P.
Trong Pascal, ta đã thấy nhiều ví dụ của các hàm và thủ tục có chứa lời gọi đệ quy tới chính nó, bây giờ, ta tóm tắt lại các phép đệ quy trực tiếp và tương hỗ được viết như thế nào:
Định nghĩa một hàm đệ quy hay thủ tục đệ quy gồm hai phần:
Phần neo (anchor): Phần này được thực hiện khi mà công việc quá đơn giản, có thể giải trực tiếp chứ không cần phải nhờ đến một bài toán con nào cả.
Phần đệ quy: Trong trường hợp bài toán chưa thể giải được bằng phần neo, ta xác định những bài toán con và gọi đệ quy giải những bài toán con đó. Khi đã có lời giải (đáp số) của những bài toán con rồi thì phối hợp chúng lại để giải bài toán đang quan tâm.
Phần đệ quy thể hiện tính "quy nạp" của lời giải. Phần neo cũng rất quan trọng bởi nó quyết
định tới tính hữu hạn dừng của lời giải.
VÍ DỤ VỀ GIẢI THUẬT ĐỆ QUY
Từ khóa » đệ Quy Trong Giai Thừa
-
Bài 39. Cách Tính Giai Thừa Trong C/C++ - Lập Trình Không Khó
-
Tính N Giai Thừa Trong C/C++ Bằng đệ Quy Và Khử đệ Quy
-
Tính Giai Thừa Bởi Sử Dụng đệ Quy Trong C
-
Đệ Quy Và Giải Thuật đệ Quy - Viblo
-
Tính Giai Thừa Sử Dụng đệ Quy Trong C++
-
[Bài Tập C] Tìm Số Giai Thừa Bằng đệ Quy
-
Top 15 đệ Quy Trong Giai Thừa
-
LTC 32. Lập Trình đệ Quy Trong C, Tính Giai Thừa Bằng đệ ... - YouTube
-
Bài 32. Lập Trình đệ Quy Trong C, Tính Giai Thừa Bằng đệ Quy |Tự Học ...
-
Đệ Quy Trong C++ (Recursion) - How Kteam
-
Tổng Hợp Một Số Bài Tập Về Đệ Quy Trong C - VietTuts
-
Tính Giai Thừa Trong Python - Bài Tập Python Có Lời Giải - VietTuts
-
Chương Trình Đệ Quy Hoạt Động Như Thế Nào? - CodeLearn
-
Hàm đệ Quy Trong C
-
Giai Thừa – Wikipedia Tiếng Việt
-
Đệ Quy (tin Học) – Wikipedia Tiếng Việt