Giải Toán Lớp 6 Bài 13: Ước Và Bội Của Một Số Tự Nhiên
Giải bài tập toán lớp 6 trang 44: ước và bội là gì, ước và bội lớp 6, ước và bội trang 44, ước và bội của một số, bài tập ước và bội.
Tóm tắt nội dung
- Lý thuyết Ước và Bội của một số tự nhiên
- 1. Định nghĩa ước và bội là gì?
- 2. Cách tìm ước và bội của một số tự nhiên
- Trả lời câu hỏi bài 13 trang 43 SGK toán lớp 6
- Câu hỏi 1 Bài 13 trang 43 Toán 6 Tập 1
- Câu hỏi 2 Bài 13 trang 44 Toán 6 Tập 1
- Câu hỏi 3 Bài 13 trang 44 Toán 6 Tập 1
- Giải bài tập bài 13 trang 44 SGK toán lớp 6
- Bài 111 trang 44 SGK toán lớp 6
- Bài 112 trang 44 SGK toán lớp 6
- Bài 113 trang 44 SGK toán lớp 6
- Bài 114 trang 45 SGK toán lớp 6
Lý thuyết Ước và Bội của một số tự nhiên
1. Định nghĩa ước và bội là gì?
Số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b thì ta nói a là bội của b, còn b là ước của a.
Kí hiệu :
B(a): tập hợp các bội của a.
Ư(a): tập hợp các ước của a.
2. Cách tìm ước và bội của một số tự nhiên
Ta có thể tìm các bội của một số khác 0 bằng cách nhân số đó lần lượt cho 1, 2, 3, …
Ví dụ : B(5) = {5.1, 5.2, 5.3, …} = {5, 10, 15, …}
Ta có thể tìm các ước của một số a (a > 1) bằng cách lần lược chia số a cho số tự nhiên từ 1 đến a để xét xem a chia hết cho những số nào, khi đó các số ấy là ước của a.
Ví dụ : Ư(10) = {10, 5, 2, 1}
Ư(13) = {13, 1}
* Lưu ý:
– Số 0 không phải là ước của bất kỳ số nào.
– Số 1 là ước của mọi số tự nhiên lớn hơn 1. Vậy nên mọi số tự nhiên lớn hơn 1 đều có ít nhất 02 ước là 1 và chính nó.
Trả lời câu hỏi bài 13 trang 43 SGK toán lớp 6
Câu hỏi 1 Bài 13 trang 43 Toán 6 Tập 1
Số 18 có là bội của 3 không? Có là bội của 4 không?
Số 4 có là ước của 12 không? Có là ước của 15 không ?
Giải:
– Số 18 là bội của 3 vì 18 chia hết cho 3.
– Số 18 không là bội của 4 vì 18 không chia hết cho 4.
– Số 4 là ước của 12 vì 12 chia hết cho 4.
– Số 4 không là ước của 15 vì 15 không chia hết cho 4.
Câu hỏi 2 Bài 13 trang 44 Toán 6 Tập 1
Tìm các số tự nhiên x mà x ∈ B(8) và x < 40.
Giải:
Ta có: B(8) = {0; 8; 16; 24; 32; 40; …}
Vì x 40 ∈ B(8) và x < 40 nên x sẽ là 0; 8; 16; 24; 32.
Vậy các số tự nhiên x cần tìm là 0; 8; 16; 24; 32
Câu hỏi 3 Bài 13 trang 44 Toán 6 Tập 1
Viết các phần tử của tập hợp Ư(12).
Giải:
Ta thấy 12 chia hết cho 1;2;3;4;6;12
Vậy Ư(12) = {1;2;3;4;6;12}
Giải bài tập bài 13 trang 44 SGK toán lớp 6
Bài 111 trang 44 SGK toán lớp 6
a) Tìm các bội của 4 trong các số 8; 14; 20; 25.
b) Viết tập hợp các bội của 4 nhỏ hơn 30.
c) Viết dạng tổng quát các số là bội của 4.
Giải:
a) Vì 8 4 và 20 4 nên trong các số 8; 14; 20; 25 các bội của 4 sẽ là: 8; 20
b) Ta có: B(4) = {0; 4; 8; 12; 16; 20; 24; 28; 32; …}
Vậy tập hợp các bội của 4 nhỏ hơn 30 là: {0; 4; 8; 12; 16; 20; 24; 28}.
c) Dạng tổng quát các số là bội của 4 là:
4k, với k ∈ N.
Bài 112 trang 44 SGK toán lớp 6
Tìm các ước của 4, của 6, của 9, của 13 và của 1.
Giải:
Ư(4) = {1; 2; 4}
Ư(6) = {1; 2; 3; 6}
Ư(9) ={1; 3; 9}
Ư(13) = {1; 13}
Ư(1) = {1}.
Bài 113 trang 44 SGK toán lớp 6
Tìm các số tự nhiên x sao cho:
a) x ∈ B(12) và 20 ≤ x ≤ 50;
b) x ⋮ 15 và 0 < x ≤ 40;
c) x ∈ Ư(20) và x > 8;
d) 16 ⋮ x.
Giải:
a) Ta có: B(12) = {12; 24; 36; 48; 60; …}.
Vì x ∈ B(12) và 20 ≤ x ≤ 50 nên x là: 24; 36; 48.
b)Vì x ⋮ 15 nên x là bội của 15 hay x ∈ B(15).
Ta có B(15) = {15; 30; 45; 60; …}.
Vì x ∈ B(15) và 0 < x ≤ 40 nên x là 15; 30.
c) Ta có Ư(20) = {1; 2; 4; 5; 10; 20}
Vì x ∈ Ư(20) và x > 8 nên x là 10; 20.
d) Ta có 16 ⋮ x nên x là ước của 16. Vậy x ∈ Ư(16) = {1; 2; 4; 8; 16}.
Bài 114 trang 45 SGK toán lớp 6
Có 36 học sinh vui chơi. Các bạn đó muốn chia đều 36 người vào các nhóm. Trong các cách chia sau, cách nào thực hiện được ? Hãy điền vào ô trống trong trường hợp chia được .
Cách chia | Số nhóm | Số người ở một nhóm |
Thứ nhất | 4 | |
Thứ hai | 6 | |
Thứ ba | 8 | |
Thứ tư | 12 |
Giải:
Ta có: số người chơi = số nhóm x số người ở một nhóm.
Có 36 người chơi nên số nhóm và số người ở một nhóm đều phải là ước của 36.
Trong bảng đã cho ta thấy 4, 6, 12 đều là ước của 36; còn 8 không phải ước của 36 nên cách chia thứ nhất, thứ hai và thứ tư thực hiện được, cách chia thứ ba không thực hiện được.
Ta có bảng sau:
Cách chia | Số nhóm | Số người ở một nhóm |
Thứ nhất | 4 | 9 |
Thứ hai | 6 | 6 |
Thứ ba | 8 | Không thực hiện được |
Thứ tư | 12 | 3 |
Bài viết liên quan
- Luyện tập trang 42
- Bài 14: Số nguyên tố. Hợp số. Bảng số nguyên tố
Từ khóa » Bội Của 13
-
Tìm Tập Hợp Các Số Tự Nhiên Là Bội Của 13 - Can Tu
-
Tập Hợp Các Số Tự Nhiên Là Bội Của 13 Và Có Phần Tử.Câu 3
-
Tập Hợp Các Số Tự Nhiên X Là Bội Của 13 Và 26 - Olm
-
CMR:Có Thể Tìm được Số Là Bội Của 13 Gồm Toàn Chữ Số 2 - Olm
-
[Sách Giải] Bài 13: Bội Và ước Của Một Số Nguyên
-
Tập Hợp Các Số Tự Nhiên Là Bội Của 13 Và Có .......... Phần Tử. - Hoc24
-
Tìm Bội Của (-13) Lớn Hơn (-40) Nhưng Nhỏ Hơn 40 - Hoc24
-
Bội Của 13 Là : Giúp Mình Với Câu Hỏi 4847358
-
Cho A, B Là Các Số Nguyên .Chứng Minh Rằng:F=a(a-5)-a(a+8) - Lazi
-
Bội Chung Nhỏ Nhất (BCNN) Bằng Cách Phân Tích Thừa Số Nguyên Tố
-
Tìm Tất Cả Các ước Của Số N, Biết: N = 13; N = 20; N = 26 - Haylamdo
-
Giải Toán 6 Bài 13. Ước Và Bội
-
[Sách Giải] Bài 13: Bội Và ước Của Một Số Nguyên
-
Tìm Số Tự Nhiên X, Biết X Là Bội Của 9 Và 20 < X < 40