Giải Trình Tự Bằng Phương Pháp Sanger - GENTIS
Có thể bạn quan tâm
Nguyên lý của giải trình tự bằng Sanger
Phương pháp này thực hiện dựa trên kỹ thuật phổ biến là “chain termination- kết thúc chuỗi” bằng việc sử dụng các deoxy nucleotide đã bị chỉnh sửa làm mất nhóm hydroxyl ở đầu 3’ của phân tử đường. Nhóm 3’-OH đóng vai trò cho phép gắn thêm một nucleotide mới vào chuỗi. Khi một ddNTP được thêm vào chuỗi, vì không có nhóm 3’-OH nên một nucleotide không được thêm vào, phản ứng tổng hợp sẽ dừng lại. Enzyme polymerase xúc tác phản ứng gắn các dNTP vào mạch đơn của DNA để kéo dài mạch ở vị trí 3’- OH và dừng lại nếu gắn các ddNTP vào chuỗi.
Trong một phản ứng chứa cả dNTP và ddNTP nên sau phản ứng tổng hợp, hình thành các đoạn DNA có độ dài khác nhau do ddNTP gắn ngẫu nhiên làm dừng phản ứng. Dựa vào sự sai khác về độ dài các đoạn DNA hiển thị trên bản gel sau điện di để xác định trình tự trong gene.
Các bước thực hiện
Giải trình tự DNA theo Sanger thực hiện các bước giống kỹ thuật PCR, trong đó thành phần của phản ứng bao gồm những chất cần thiết để nhân bản DNA:
- Một enzyme DNA polymerase: xúc tác phản ứng kéo dài mạch;
- Một primer: là một đoạn DNA sợi đơn ngắn kết hợp với DNA, là trình tự khởi đầu cho polymerase;
- Trình tự DNA
- 4 loại deoxy nucleotide DNA (dATP, dTTP, dCTP, dGTP).
- 4 loại dideoxy nucleotide (ddATP, ddTTP, ddCTP, ddGTP) được đánh dấu đồng vị phóng xạ.
Trong thí nghiệm của Sanger, sử dụng 4 ống nghiệm chứa 4 loại ddNTP khác nhau được đánh dấu đồng vị phóng xạ đồng thời được thực hiện phản ứng tổng hợp. Sau đó sản phẩm của 4 ống nghiệm được điện di hiện hình đồng vị phóng xạ trên cùng một bản gel để quan sát các band DNA.
Căn cứ vào vị trí các vạch quan sát được trên bản gel mà xác định trình tự các nucleotide theo chiều từ 5 -3 từ dưới lên trên.
Ngày nay người ta sử dụng các máy giải trình tự động để sắp xếp trình tự các band điện di. Kỹ thuật giải trình tự DNA tự động (Dye temination sequencing) sử dụng các ddNTP có đánh dấu huỳnh quang đã giúp cho việc sắp xếp trình tự DNA trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn. Mỗi loại ddNTP được gắn một màu có bước sóng phát xạ huỳnh quang khác nhau cho phép thực hiện giải trình tự trong một phản ứng .
Hệ thống điện di mao quản được sử dụng để đọc trình tự DNA một cách tự động. Cấu tạo của máy gồm 16 mao quản chứa gel polyacrylamide cho phép phân tích nhiều mẫu trong một lần điện di. Hệ thống detector gồm các camera có chùm tia laser đi qua nó để ghi nhận tín hiệu huỳnh quang một cách chính xác.
Nguyên tắc hoạt động của máy là trong suốt quá trình điện di, khi có một vạch điện di đi qua chùm tia laser thì vạch điện di sẽ phát sáng và được camera ghi nhận và lưu lại thành một cường độ đỉnh sáng (peak) trong biểu đồ. Từ biểu đồ của các đỉnh cường độ sáng này, máy sẽ so dòng của các đỉnh tương ứng với nhau và phân tích thành trình tự của đoạn DNA.
Ưu nhược điểm của giải trình tự Sanger
Giải trình tự Sanger có thể thực hiện với các đoạn DNA tương đối dài (khoảng 900 cặp base). Tuy nhiên, giải trình tự DNA theo phương pháp Sanger là tốn kém và không hiệu quả cho các dự án có quy mô lớn hơn, như trình tự toàn bộ hệ gen hay metagenome.
Từ khóa » Trình Tự Axit Nucleic
-
Acid Nucleic – Wikipedia Tiếng Việt
-
Các Phương Pháp Nhận Dạng Dựa Trên Acid Nucleic Cho Bệnh Lý ...
-
Phương Pháp Xác định Trình Tự Axit Nucleic Bằng Phương ... - 123doc
-
Trình Tự Axit Nucleic - Wiki Là Gì
-
Chương 7: PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TRÌNH TỰ AXIT NUCLEIC
-
Trình Tự Acid Nucleic – Du Học Trung Quốc 2022 - Wiki Tiếng Việt
-
Trình Tự Acid Nucleic - Wikiwand
-
Trình Tự Axit Nucleic
-
Trình Tự Axit Nucleic - Nucleic Acid Sequence
-
Phương Pháp Giải Trình Tự Của Axit Nucleic - VOER
-
Giải Trình Tự ADN - TBR
-
Phương Pháp Xác định Trình Tự Axit Nucleic Bằng ...
-
Axit Nucleic - Tài Liệu Y Học