Giám định Thương Mại Là Gì? Đặc điểm Của Dịch ... - Luật Dương Gia
Có thể bạn quan tâm
Mục lục bài viết
- 1 1. Khái niệm giám định thương mại:
- 2 2. Đặc điểm của dịch vụ giám định thương mại:
- 3 3. Điều kiện kinh doanh dịch vụ giám định thương mại:
- 4 4. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định:
1. Khái niệm giám định thương mại:
Luật Thương mại năm 2005 ra đời đã mở rộng khái niệm giám định so với Luật Thương mại năm 1997, theo đó giám định không chỉ bao gồm giám định hàng hóa mà còn gồm cả giám định dịch vụ. Đây là một điểm mới liên quan đến dịch vụ giám định trong Luật thương mại năm 2005.
Theo Điều 254 Luật Thương mại năm 2005 đưa ra quy định về dịch vụ giám định hoạt động thương mại có nội dung như sau:
“Dịch vụ giám định là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân thực hiện những công việc cần thiết để xác định tình trạng thực tế của hàng hoá, kết quả cung ứng dịch vụ và những nội dung khác theo yêu cầu của khách hàng”.
Thông qua định nghĩa này cho thấy, giám định thương mại là hoạt động của bên thứ ba nhằm đánh giá tình trạng thực tế của đối tượng giám định theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Nền tảng để thực hiện việc giám định là sự kết hợp chặt chẽ giữa yếu tố con người, cơ sở vật chất, công nghệ, phương pháp tạo nên sự đánh giá chuyên nghiệp. Có thể nói, không chỉ góp phần hạn chế rủi ro trong kinh doanh, “giám định” còn góp phần giúp các cơ quan nhà nước trong công tác quản lý nhằm bảo đảm một môi trường kinh doanh an toàn, hiệu quả cho các nhà đầu tư.
Như vậy, giám định thương mại là một hoạt động khoa học kỹ thuật cao và mang tính đặc thù đồng thời giám định cũng được xem là ngành kinh doanh, tầm quan trọng của dịch vụ giám định không chỉ liên quan đến số phận của hàng hóa hay doanh nghiệp có hàng hóa cần giám định, mà liên quan đến cả sức khoẻ và tính mạng con người.
2. Đặc điểm của dịch vụ giám định thương mại:
Dịch vụ giám định thương mại có những đặc điểm đó là:
– Chủ thể tham gia quan hệ giám định có hai bên: Người thực hiện việc giám định hàng hóa và người yêu cầu giám định hàng hóa. Người thực hiện việc giám định hàng hóa phải là thương nhân thỏa mãn các điều kiện do pháp luật quy định. Người yêu cầu giám định ( khách hàng) có thể là tổ chức, cá nhân, cơ quan nhà nước là thương nhân hoặc không phải thương nhân.
– Nội dung của hoạt động giám định: Là xác định tình trạng thực tế của hàng hóa, dịch vụ liên quan đến số lượng, chất lượng, quy cách, bao bì, xuất xứ, giá trị hàng hóa; kết quả thực hiện dịch vụ, tiêu chuẩn vệ sinh, phòng dịch của hàng hóa dịch vụ; các tổn thất và nguyên nhân dẫn đến tổn thất của một hoặc các bên tham gia quan hệ mua bán hàng hóa hoặc dịch vụ thương mại và các nội dung khác theo yêu cầu của khách hàng.
– Giá trị kết luật về hiện trạng hàng hóa, dịch vụ thương mại theo yêu cầu của khách hàng: Kết luận này có giá trị ràng buộc đối với các bên tham gia quan hệ mua bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ thương mại. Kết luận này được xác lập dưới hình thức văn bản có tên gọi là chứng thu giám định.
Chứng thu giám định là một loại văn bản được tổ chức làm dịch vụ giám định thương mại sử dụng để nhằm xác định tình trạng thực tế của hàng hóa, dịch vụ theo các nội dung giám định được khách hàng yêu cầu. Chứng thư giám định là văn bản xác định tình trạng thực tế của hàng hóa, dịch vụ theo các nội dung giám định được khách hàng yêu cầu. Chứng thư giám định khi được ban hành cần phải có chữ ký của người đại diện có thẩm quyền của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định, chữ ký, họ tên của giám định viên và phải được đóng dấu nghiệp vụ được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền. Chứng thư giám định chỉ có giá trị đối với những nội dung được giám định. Thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại sẽ phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của kết quả và kết luận trong chứng thư giám định theo quy định của pháp luật Việt Nam. Giá trị pháp lý của chứng thư giám định được quy định cụ thể tại Điều 261 và Điều 262 Luật Thương mại năm 2005.
– Giám định là một hành vi thương mại độc lập: Thương nhân thực hiện việc giám định hàng hóa như một nghề nghiệp độc lập và thường xuyên. Thực hiện việc giám định, thương nhân được trả thù lao theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật, ngay cả trường hợp giám định theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Dịch vụ giám định là một hoạt động thương mại và nhằm mục đích sinh lợi: Thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại với tư cách là một nghề nghiệp độc lập và thường xuyên và được trả thù lao.
– Cơ sở pháp lý của dịch vụ giám định thương mại: Đó là hợp đồng giám định thương mại.
3. Điều kiện kinh doanh dịch vụ giám định thương mại:
Về bản chất, dịch vụ giám định thương mại cũng là một hoạt động thương mại. Điều kiện kinh doanh dịch vụ giám định thương mại được quy định cụ thể tại Điều 257 Luật Thương mại năm 2005. Theo đó, kinh doanh dịch vụ giám định thương mại phải có đủ các điều kiện sau đây:
– Để kinh doanh dịch vụ giám định thương mại phải là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Như vậy, thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại bắt buộc phải tổ chức dưới hình thức doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giám định thương mại thường được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn.
Hộ kinh doanh là thương nhân nhưng không phải là doanh nghiệp vì vậy không được kinh doanh dịch vụ này theo quy định của pháp luật hiện hành.
Thương nhân nước ngoài thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giám định thương mại tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
– Doanh nghiệp phải có giám định viên đủ tiêu chuẩn để thực hiện việc giám định thương mại:
Tiêu chuẩn của giám định viên được quy định cụ thể tại Điều 259 Luật Thương mại năm 2005, cụ thể giám định viên phải có đủ các tiêu chuẩn sau:
+ Giám định viên phải có trình độ đại học hoặc cao đẳng phù hợp với yêu cầu cảu lĩnh vực giám định.
+ Giám định viên phải có chứng chỉ chuyên môn về lĩnh vực giám định trong trường hợp pháp luật quy định phải có chứng chỉ chuyên môn.
+ Giám định viên phải có ít nhất 3 năm công tác trong lĩnh vực giám định hàng hóa, dịch vụ.
Giám định thương mại là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, Luật Thương mại năm 2005 đã đưa ra các quy định về tiêu chuẩn của giám định viên như trên là khá chặt chẽ và vô cùng cần thiết bởi vì đặc thù của lĩnh vực này khá phức tạp và đòi hỏi phải có chuyên môn, kiến thức thì mới có thể thực hiện hoạt động giám định chính xác và có hiệu quả được.
– Doanh nghiệp phải có khả năng thực hiện quy trình, phương pháp giám định hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật, tiêu chuẩn quốc tế hoặc đã được các nước áp dụng một cách phổ biến trong giám định hàng hóa, dịch vụ đó.
Đây là một điều kiện bắt buộc đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại. Giám định là một hoạt động mang tính đặc thù và có đòi hỏi rất cao đối với trình độ khoa học kĩ thuật, chuyên môn nghiệp vụ cao.
Tầm quan trọng của dịch vụ giám định không chỉ liên quan trực tiếp tới hàng hóa, dịch vụ hay doanh nghiệp có hàng hóa, dịch vụ cần giám định mà trong nhiều trường hợp kết luận giám định còn liên quan đến việc đảm bảo cả tính mạng và sức khoẻ của con người.
Chính bởi vì vậy mà ta nhận thấy đây là điều kiện hết sức quan trọng trong hoạt động giám định thương mại. Luật Thương mại năm 2005 được ban hành đã đưa ra các yêu cầu đối với doanh nghiệp là thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại phải có khả năng cũng như phương pháp, quy trình thực hiện việc giám định hàng hóa, dịch vụ chuyên môn mà mình kinh doanh.
4. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định:
Pháp luật thương mại quy định các thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
– Thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định có các quyền sau đây:
+ Thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định có quyền yêu cầu khách hàng cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các tài liệu cần thiết để thực hiện dịch vụ giám định.
+ Thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định có quyền nhận thù lao dịch vụ giám định và các chi phí hợp lý khác.
– Thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định có các nghĩa vụ sau đây:
+ Thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định có nghĩa vụ chấp hành các tiêu chuẩn và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến dịch vụ giám định.
+ Thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định có nghĩa vụ giám định trung thực, khách quan, độc lập, kịp thời, đúng quy trình, phương pháp giám định.
+ Thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định có nghĩa vụ cấp chứng thư giám định.
+ Thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định có nghĩa vụ trả tiền phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 266 của Luật Thương mại 2005.
Từ khóa » Giám định độc Lập Là Gì
-
Giám định độc Lập - ĐÒI QUYỀN LỢI BẢO HIỂM
-
Dịch Vụ Giám định Là Gì? - Luật Hoàng Anh
-
Giám định Thương Mại - VinaCert
-
Giám định Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
Dịch Vụ Giám định Là Gì? Lợi ích Khi Sử Dụng Dịch Vụ Giám định - Isocert
-
Báo Cáo Giám định Lạm Quyền Không Có Giá Trị Pháp Lý - Chi Tiết Tin
-
Giám định Tổn Thất Là Gì? - Hỏi đáp Pháp Luật
-
Giám định Tổn Thất Bảo Hiểm Là Gì ? Quy định Của Pháp Luật Về Giám ...
-
Giám định Tổn Thất Là Gì? Quy định Về Giám định Thiệt Hại để Bồi ...
-
Giám định Thương Mại
-
Cần Có Sự Tham Gia Của Các Tổ Chức độc Lập Trong Giám định Tổn Thất ...
-
Tìm Hiểu Về Giám định Bảo Hiểm Tại Việt Nam - Ebaohiem
-
Tổ Chức Giám định Công Lập Theo Quy định Của Pháp Luật Hiện Hành
-
Điều Kiện Và Hồ Sơ Kinh Doanh Dịch Vụ Giám định Thương Mại 2022