Tổ Chức Giám định Công Lập Theo Quy định Của Pháp Luật Hiện Hành

Tổ chức giám định công lập theo quy định của pháp luật hiện hành được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần và kỹ thuật hình sự. Bao gồm các tổ chức sau:

Tổ chức giám định tư pháp công lập về pháp y

Các tổ chức giám định tư pháp công lập về pháp ý bao gồm: Viện pháp y quốc gia thuộc Bộ Y tế; Trung tâm pháp y cấp tỉnh; Viện pháp y quân đội thuộc Bộ Quốc phòng; Trung tâm giám định pháp y thuộc Viện khoa học hình sự, Bộ Công an. Mỗi tổ chức giám định có những chức năng, nhiệm vụ riêng biệt. Cụ thể:

Tổ chức giám địnhChức năng, nhiệm vụCăn cứ pháp lý

Viện pháp y quốc gia thuộc Bộ Y tế

– Thực hiện giám định pháp y theo quy định của pháp luật tố tụng và Luật giám định tư pháp;

– Xây dựng quy chuẩn giám định pháp y trình Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;

– Xây dựng chương trình, tài liệu và tổ chức, hướng dẫn bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ pháp y;

– Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra nghiệp vụ pháp y đối với các tổ chức giám định pháp y trong toàn quốc theo quy định của Bộ Y tế;

– Nghiên cứu khoa học về chuyên ngành pháp y;

– Thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế về pháp y theo quy định của Bộ Y tế;

– Tổng kết, báo cáo Bộ Y tế, Bộ Tư pháp về tổ chức, hoạt động giám định pháp y theo định kỳ hàng năm, đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giám định pháp y;

– Các nhiệm vụ khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Điều 3 Nghị định 85/2013/NĐ-CP

Trung tâm pháp y cấp tỉnh

– Thực hiện giám định pháp y theo quy định của pháp luật tố tụng và Luật giám định tư pháp;

– Nghiên cứu khoa học về chuyên ngành pháp y;

– Báo cáo Sở Y tế, Sở Tư pháp về tổ chức, hoạt động giám định pháp y trên địa bàn tỉnh theo định kỳ hàng năm, đồng thời gửi báo cáo về Viện pháp y quốc gia;

– Các nhiệm vụ khác theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Điều 4 Nghị định 85/2013/NĐ-CP

Viện pháp y quân đội thuộc Bộ Quốc phòng

– Thực hiện giám định pháp y theo quy định của pháp luật tố tụng và Luật giám định tư pháp;

– Nghiên cứu khoa học về chuyên ngành pháp y;

– Thực hiện các hoạt động hơp tác quốc tế về pháp y theo quy định của Bộ Quốc phòng;

– Tổng kết, báo cáo Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế, Bộ Tư pháp về tổ chức hoạt động giám định pháp y trong quân đội theo định kỳ hàng năm; đồng thời gửi báo cáo về Viện pháp y quốc gia;

– Các nhiệm vụ khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Điều 5 Nghị định 85/2013/NĐ-CP

Trung tâm giám định pháp y thuộc Viện khoa học hình sự, Bộ Công an

– Thực hiện giám định pháp y theo quy định của pháp luật tố tụng và Luật giám định tư pháp;

– Nghiên cứu khoa học về chuyên ngành pháp y;

– Các nhiệm vụ khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an.

Điều 6 Nghị định 85/2013/NĐ-CP

Xem thêm: Các tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên tư pháp hiện nay

Tổ chức giám định tư pháp công lập về pháp y tâm thần

Theo quy định của pháp luật hiện nay, tổ chức giám định tư pháp công lập về pháp y tâm thần bao gồm:

Tổ chức giám địnhChức năng, nhiệm vụCăn cứ pháp lý

Viện pháp y tâm thần Trung ương                                                                                                                     

– Thực hiện giám định pháp y tâm thần theo quy định của pháp luật tố tụng và Luật giám định tư pháp;

– Xây dựng quy chuẩn giám định pháp y tâm thần trình Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;

– Xây dựng chương trình, tài liệu và tổ chức, hướng dẫn bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ pháp y tâm thần;

– Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra nghiệp vụ pháp y tâm thần đối với các tổ chức giám định pháp y tâm thần trong toàn quốc theo quy định của Bộ Y tế.

– Nghiên cứu khoa học về chuyên ngành pháp y tâm thần;

– Thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế về pháp y tâm thần theo quy định của Bộ Y tế;

– Tổng kết, báo cáo Bộ Y tế, Bộ Tư pháp về tổ chức, hoạt động giám định pháp y tâm thần theo định kỳ hàng năm; đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giám định pháp y tâm thần;

– Các nhiệm vụ khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Điều 7 Nghị định 85/2013/NĐ-CP

Trung tâm pháp y tâm thần khu vực thuộc Bộ Y tế

Căn cứ yêu cầu giám định pháp y tâm thần của hoạt động tố tụng và điều kiện thực tế của các khu vực, vùng miền trong cả nước, Bộ trưởng Bộ Y tế xem xét, quyết định thành lập Trung tâm pháp y tâm thần khu vực sau khi thống nhất ý kiến với Bộ trưởng Bộ Tư pháp.điểm b khoản 3 Điều 12 Luật giám định tư pháp 2012

Xem thêm: Trình tự bổ nhiệm giám định viên tư pháp theo quy định mới nhất

Tổ chức giám định tư pháp công lập về kỹ thuật hình sự

Theo quy định của pháp luật hiện nay, tổ chức giám định tư pháp công lập về về kỹ thuật hình sự bao gồm:

Tổ chức giám định tư phápChức năng, nhiệm vụCăn cứ pháp lý

Viện khoa học hình sự thuộc Bộ Công an                                                                                                                                                   

– Thực hiện giám định kỹ thuật hình sự và pháp y theo quy định của pháp luật tố tụng và Luật giám định tư pháp;

– Xây dựng quy chuẩn giám định kỹ thuật hình sự trình Bộ trưởng Bộ Công an ban hành;

– Xây dựng chương trình, tài liệu và tổ chức, hướng dẫn bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ kỹ thuật hình sự;

– Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra nghiệp vụ kỹ thuật hình sự đối với các tổ chức giám định kỹ thuật hình sự trong toàn quốc theo quy định của Bộ Công an.

– Nghiên cứu khoa học về chuyên ngành kỹ thuật hình sự và pháp y;

– Thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế về kỹ thuật hình sự và pháp y theo quy định của Bộ Công an;

– Tổng kết, báo cáo Bộ Công an, Bộ Tư pháp về tổ chức, hoạt động giám định kỹ thuật hình sự; tổng kết, báo cáo Bộ Công an, Bộ Y tế, Bộ Tư pháp về tổ chức, hoạt động pháp y trong ngành công an theo định kỳ hàng năm, đồng thời gửi Viện pháp y quốc gia; đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giám định kỹ thuật hình sự và pháp y;

– Các nhiệm vụ khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an.

Điều 9 Nghị định 85/2013/NĐ-CP

Phòng Kỹ thuật hình sự thuộc Công an  cấp tỉnh

– Thực hiện giám định kỹ thuật hình sự theo quy định của pháp luật tố tụng và Luật giám định tư pháp;

– Nghiên cứu khoa học về chuyên ngành kỹ thuật hình sự;

– Báo cáo Công an tỉnh, Sở Tư pháp về tổ chức, hoạt động giám định kỹ thuật hình sự; báo cáo Công an tỉnh, Sở Y tế, Sở Tư pháp, Viện pháp y quốc gia về giám định pháp y tử thi theo định kỳ hàng năm; đồng thời gửi báo cáo về Viện khoa học hình sự;

– Các nhiệm vụ khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an.

Điều 10 Nghị định 85/2013/NĐ-CP

Phòng Giám định kỹ thuật hình sự thuộc Bộ Quốc phòng

– Thực hiện giám định kỹ thuật hình sự theo quy định của pháp luật tố tụng và Luật giám định tư pháp;

– Nghiên cứu khoa học về chuyên ngành kỹ thuật hình sự;

– Tổng kết, báo cáo Bộ Quốc phòng về tổ chức, hoạt động kỹ thuật hình sự theo định kỳ hàng năm, đồng thời gửi báo cáo về Viện khoa học hình sự thuộc Bộ Công an;

– Các nhiệm vụ khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Điều 11 Nghị định 85/2013/NĐ-CP

 Căn cứ vào nhu cầu và điều kiện thực tế của địa phương, Phòng kỹ thuật hình sự thuộc Công an cấp tỉnh có giám định viên pháp y thực hiện giám định pháp y tử thi.

Xem thêm: Trình tự miễn nhiệm giám định viên tư pháp theo quy định mới nhất

Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.

Từ khóa » Giám định độc Lập Là Gì