Giám định Thương Tật Hết Bao Nhiêu Tiền? - Luật Hoàng Phi

Mục lục bài viết

Toggle
  • Giám định thương tật là gì?
  • Giám định thương tật hết bao nhiêu tiền?
  • Ai trả tiền giám định thương tật?
  • Cơ quan có thẩm quyền giám định thương tật
  • Thủ tục xin giám định thương tật

Khi bị cá nhân bị xâm hại đến thân thể sức khỏe và để có căn cứ trong vụ án hình sự cần được xác định thương tật thông qua việc giám định thương tật. Tuy nhiên vấn đề mà nhiều người thắc mắc là Giám định thương tật hết bao nhiêu tiền?

Giám định thương tật là gì?

Khi bị cá nhân bị xâm hại đến thân thể sức khỏe thì để có căn cứ trong vụ án hình sự cần được xác định thương tật. Thương tật là những dị tật đã được cơ quan có thẩm quyền xác định sau khi vết thương đã được điều trị. Phần trăm thương tật và tỷ lệ thương tật là căn cứ trực tiếp để truy cứu trách nhiệm hình sự.

Giám định thương tật là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đưa ra kết luận giám định về tỷ lệ thương tích hoặc tổn thương cơ thể của một người bằng kiến thức chuyên môn, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật. Kết quả giám định về tỉ lệ thương tật của cá nhân là cơ sở để xác định việc hành vi của một cá nhân có đủ yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự hay không, đồng thời cũng là cơ sở để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị hại.

Giám định thương tật hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định tại Điều 36 Luật Giám định tư pháp năm 2012, cơ quan trưng cầu giám định hoặc người yêu cầu giám định về thương tật phải có trách nhiệm trả chi phí giám định cho tổ chức đã thực hiện giám định thương tật theo quy định của pháp luật.

Ai trả tiền giám định thương tật?

Theo quy định tại Điều 36 Luật Giám định tư pháp năm 2012, cơ quan trưng cầu giám định hoặc người yêu cầu giám định về thương tật phải có trách nhiệm trả chi phí giám định cho tổ chức đã thực hiện giám định thương tật theo quy định của pháp luật.

Cơ quan có thẩm quyền giám định thương tật

Theo quy định tại Điều 12 Luật Giám định tư pháp năm 2012 thì cá nhân khi bị người khác gây thương tích, bị ảnh hưởng về sức khỏe có thể điều trị tại các cơ sở y tế. Tuy nhiên kết luận giám định tỷ lệ thương tật chỉ được công nhận khi thực hiện việc giám định tại các tổ chức giám định tư pháp công lập do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập như sau:

 + Trong lĩnh vực pháp y: Viện pháp y của Bộ Y tế, Viện pháp y quân đội thuộc Bộ quốc phòng, Trung tâm giám định pháp y cấp tỉnh hoặc của Viện khoa học hình sự, Bộ Công an.

+ Viện pháp y tâm thần trung ương thuộc Bộ Y Tế hoặc Trung tâm pháp y tâm thần khu vực thuộc Bộ Y Tế

+ Viện khoa học hình sự thuộc Bộ Công an, Phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc Bộ Quốc phòng, phòng kỹ thuật hình sự thuộc Công an cấp tỉnh.

Thủ tục xin giám định thương tật

Thủ tục giám định thương tật được quy định như sau:

+ Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định trưng cầu giám định:

Cụ thể căn cứ theo quy định tại điều 206 của Luật Tố tụng hình sự 2015 các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định thương tật gồm:

(i) Nguyên nhân chết người

(ii) Tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khoẻ hoặc khả năng lao động;

Ngoài các trường hợp bắt buộc trên thì đương sự hoặc người đại diện của họ có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ, trừ trường hợp việc giám định liên quan đến việc xác định trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội.

Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, cơ quan tiến hành tố tụng phải xem xét, ra quyết định trưng cầu giám định.

Trường hợp không chấp nhận đề nghị thì thông báo cho người đã đề nghị giám định biết bằng văn bản và nêu rõ lý do. Hết thời hạn này hoặc kể từ ngày nhận được thông báo từ chối trưng cầu giám định của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thì người đề nghị giám định có quyền tự mình yêu cầu giám định.

+ Tiến hành giám định thương tật

Việc giám định có thể tiến hành tại cơ quan giám định hoặc tại nơi tiến hành điều tra vụ án ngay sau khi có quyết định trưng cầu, yêu cầu giám định. Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, người yêu cầu giám định có thể tham dự giám định nhưng phải báo trước cho người giám định biết. Việc giám định do cá nhân hoặc do tập thể thực hiện.

+ Thời gian giám định thương tật:

Thời hạn giám định thông thường không quá 01 tháng đối với trường hợp nguyên nhân chết người

Không quá 09 ngày đối với trường hợp Tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khoẻ hoặc khả năng lao động; hợp khác thực hiện theo quyết định trưng cầu giám định.

Trường hợp việc giám định không thể tiến hành trong thời hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì tổ chức, cá nhân tiến hành giám định phải kịp thời thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do cho cơ quan trưng cầu, người yêu cầu giám định.

+ Gửi kết quả giám định cho cơ quan đã trưng cầu hoặc người yêu cầu giám định;

Theo Khoản 2 Điều 213 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì Kết luận giám định của tổ chức được yêu cầu phải được gửi đến cơ quan đã ra quyết định trưng cầu hoặc cá nhân yêu cầu giám định về tỷ lệ thương tật trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra kết luận.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về nội dung Giám định thương tật là gì? Chúng tôi hy vọng rằng nội dung bài viết sẽ hữu ích và giúp Quý bạn đọc hiểu rõ về nội dung này.

Từ khóa » Giám định Thương Tích Hết Bao Nhiêu Tiền