Giáo án Dạy Thêm Hóa Học Lớp 10 Cả Năm Chi Tiết Theo Từng Tuần

Giáo án dạy thêm hóa học lớp 10 cả năm chi tiết theo từng tuần

Ngày soạn:

Tuần 1 – CHUYÊN ĐỀ 1 : NGUYÊN TỬ

A. Mục tiêu bài học

Kiến thức

Biết được :

Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ nguyên tử mang điện tích âm ; Kích thước, khối lượng của nguyên tử.

Hạt nhân gồm các hạt proton và nơtron.

Kí hiệu, khối lượng và điện tích của electron, proton và nơtron.

Kĩ năng

So sánh khối lượng của electron với proton và nơtron.

So sánh kích thước của hạt nhân với electron và với nguyên tử.

Xác định thành phần cấu tạo nguyên tử

B. Nội dung

I. Lí thuyết

Nguyên tử có dạng hình cầu nên V nguyên tử= Giáo án dạy thêm hóa học lớp 10 cả năm chi tiết theo từng tuần 1 ( với R là bán kính nguyên tử )

1A0 = 10-10m = 10-8cm

1nm = 10-9m = 10-7cm

1 mol nguyên tử chứa N = 6,02.1023 nguyên tử

1u = 1,6605.10-27kg

me bé hơn nhiều so với mp, mn nên khối lượng nguyên tử tập trung chủ yếu ở hạt nhân

mnguyên tử = Giáo án dạy thêm hóa học lớp 10 cả năm chi tiết theo từng tuần 2

= mhạt nhân + mlớp vỏ electron mhạt nhân (vì me << mp ~ mn )

II. Bài tập : Xác định một nguyên tố khi biết tổng số hạt cơ bản và mối quan hệ giữa các loại hạt trong một nguyên tử

Phương pháp giải

S là tổng số hạt cơ bản ( S = P + E + N = 2Z + N = Z + A )

a là hiệu số hạt mang điện ( tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện )

( a = P + E – N = 2Z – N )

Từ

Như vậy, ta có công thức : Z =

Chú ý : Ngoài cách sử dụng công thức tính nhanh trên, ta có thể dựa vào dữ kiện bài tập cho để lập hệ phương trình

Các ví dụ minh họa ◄

Ví dụ 1: Nguyên tử X có tổng số hạt cơ bản là 40. Trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12 hạt. X là

A. Na B. Mg C. Al D. Si

Hướng dẫn giải

Z = = = 13 13Al

Chọn C

Ví dụ 2: Tổng số các loại hạt trong nguyên tử M là 18. Nguyên tử M có tổng số hạt mang điện gấp đôi số hạt không mang điện. M là

A. C B. O C. S D. N

Hướng dẫn giải

Chọn A

Ví dụ 3:Một nguyên tử A có tổng số hạt là 46, số hạt không mang điện bằng tổng số hạt mang điện. A là

A. N B. O C. P D. S

Hướng dẫn giải

Chọn C

III. BTVN

Câu 20: Tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử M là 82, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22. M là

A. Fe. B. Cu. C. Ni. D. Cr.

Câu 21: Tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử X là 52, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16. X là

A. F. B. Cl. C. Br. D. I.

Câu 22: Tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử của nguyên tố X là 114. Trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 26. Nguyên tố X là

A. Cl B. Br C. Zn D. Ag

Câu 23: Cho nguyên tử X có tổng số hạt là 34, trong đó tổng số hạt mang điện gấp 1,8333 lần số hạt không mang điện. X là

A. Mg B. Li C. Al D. Na

Câu 24: Nguyên tử của nguyên tố hóa học X có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 180. Trong đó tổng các hạt mang điện gấp 1,4324 lần số hạt không mang điện. X là

A. Cl B. Br C. I D. F

C. Rút kinh nghiệm

…………………………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………………………..

Ngày

Tổ trưởng kí duyệt

Nguyễn Thị Hương

Ngày soạn:

Tuần 2 – CHUYÊN ĐỀ 1 : NGUYÊN TỬ

A. Mục tiêu bài học

Kiến thức

Hiểu được :

Nguyên tố hoá học bao gồm những nguyên tử có cùng số đơn vị điện tích hạt nhân.

Số hiệu nguyên tử (Z) bằng số đơn vị điện tích hạt nhân và bằng số electron có trong nguyên tử.

Kí hiệu nguyên tử : Giáo án dạy thêm hóa học lớp 10 cả năm chi tiết theo từng tuần 3 là kí hiệu hoá học của nguyên tố, số khối (A) là tổng số hạt proton và số hạt nơtron.

Khái niệm đồng vị, nguyên tử khối và nguyên tử khối trung bình của một nguyên tố.

Kĩ năng

Xác định số electron, số proton, số nơtron khi biết kí hiệu nguyên tử ngược lại.

Tính nguyên tử khối trung bình của nguyên tố có nhiều đồng vị.

B. Nội dung

Bài tập về đồng vị

Phương pháp giải

Công thức tính:

Trong đó :

– A1 , A2……………………An là số khối của mỗi đồng vị từ 1 đến n.

– x1 , x2……………………..xn là phần trăm ứng với mỗi đồng vị và x1+x2+………xn = 100%.

– Nếu nguyên tố chỉ có 2 đồng vị thì x2 = 100% – x1

Các ví dụ minh họa ◄

Ví dụ 1: Biết rằng Agon có 3 đồng vị

(0,3%); (0,06%); (99,6%)

Khối lượng nguyên tử trung bình của Agon là

A. 39,97 B. 37,99 C. 73,99 D. 79,39

Hướng dẫn giải

Chọn A

Ví dụ 2: Trong tự nhiên Fe có hai đồng vị là 55Fe và 56Fe. Nguyên tử khối trung bình của Fe bằng 55,85. Thành phần phần trăm tương ứng của hai đồng vị lần lượt là

A. 85 và 15 B. 42,5 và 57,5 C. 57,5 và 42,5 D. 15 và 85

( Đề thi THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Nguyễn Thái Học – Khánh Hòa, năm 2015 )

Hướng dẫn giải

Cách 1:

Gọi x là % số nguyên tử đồng vị ( 100 – x ) là % số nguyên tử đồng vị

x = 15%

% số nguyên tử đồng vị : 100% – 15% = 85%

Chọn D

Cách 2:

Gọi % của 55Fe là a%; % của 56Fe là b%. Theo đề ra, ta có hệ phương trình :

Chọn D

Cách 3:

Áp dụng sơ đồ đường chéo :

%55Fe == 15%

%: 100% – 15% = 85%

Chọn D

Ví dụ 3:Nguyên tố Clo có hai đồng vị bền với tỉ lệ phần trăm số nguyên tử tương ứng là: chiếm 75,77% và chiếm 24,23%. Trong phân tử CaCl2, % khối lượng của là ( biết nguyên tử khối trung bình của Canxi là 40)

A. ≈ 23,90 B. ≈ 47,79 C. ≈ 16,15 D. ≈ 75,77

( Đề thi THPT Quốc Gia lần 1 – THPT chuyên Lý Tự Trọng – Cần Thơ, năm 2015 )

Hướng dẫn giải

Phân tử khối của CaCl2 là : 40 + 35,48.2 = 110,96

% /CaCl2 = ≈ 23,90%.

Chọn A

Ví dụ 4:Nguyên tố X có 2 đồng vị là X1, X2 (= 24,8). Đồng vị X2 nhiều hơn đồng vị X1 là 2 nơtron. Biết tỉ lệ số nguyên tử của 2 đồng vị là

a) Tỉ lệ % của mỗi đồng vị X1, X2 lần lượt là

A. 40%;60% B. 60%;40% C. 72%;48% D. 48%; 72%

b) Số khối của mỗi đồng vị X1, X2 lần lượt là

A. 26;28 B. 28;30 C. 24;26 D. 22;24

Hướng dẫn giải

a) %X1 = 100%=60% ; %X2= 40%

Chọn B

b) Gọi số khối của X1 là A

số khối của X2 là A + 2

A = 24

Số khối của mỗi đồng vị X1, X2 lần lượt là 24; 26

Chọn C

Ví dụ 5:Nguyên tố Z có 2 đồng vị X, Y với khối lượng nguyên tử trung bình bằng 79,9. Hạt nhân đồng vị X có 35 hạt proton và 44 hạt nơtron. Hạt nhân đồng vị Y có số hạt nơtron nhiều hơn X 2 hạt. Tỉ lệ số nguyên tử Y/X là

A. 9/10 B. 10/11 C. 9/11 D. 11/9

( Đề thi THPT Quốc Gia lần 2 – THPT Đào Duy Từ – Thái Nguyên, năm 2016)

Hướng dẫn giải

AX = 35 + 44 = 79

Do NY – NX = 2 AY = 79 + 2 = 81

Gọi x là % số nguyên tử đồng vị X ( 100 – x ) là % số nguyên tử đồng vị Y

x = 55%

% số nguyên tử đồng vị Y = 100% – 55% = 45%

Tỉ lệ số nguyên tử Y/X là

Chọn C

C. Rút kinh nghiệm

…………………………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………………………..

Ngày

Tổ trưởng kí duyệt

Nguyễn Thị Hương

Ngày soạn:

Tuần 3 – CHUYÊN ĐỀ 1 : NGUYÊN TỬ

A. Mục tiêu bài học

Kiến thức

Biết được:

– Thứ tự các mức năng lượng của các electron trong nguyên tử.

– Sự phân bố electron trên các phân lớp, lớp và cấu hình electron nguyên tử của 20 nguyên tốđầu tiên.

– Đặc điểm của lớp electron ngoài cùng: Lớp ngoài cùng có nhiều nhất là

8 electron (ns2np6), lớp ngoài cùng của nguyên tử khí hiếm có 8 electron (riêng heli có 2 electron). Hầu hết các nguyên tử kim loại có 1, 2, 3 electron ở lớp ngoài cùng. Hầu hết các nguyên tử phi kim có 5, 6, 7 electron ở lớp ngoài cùng.

Kĩ năng

– Viết được cấu hình electron nguyên tử của một số nguyên tố hoá học.

– Dựa vào cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử suy ra tính chất hoá học cơ bản (là kim loại, phi kim hay khí hiếm) của nguyên tố tương ứng.

B. Nội dung

Xác định số khối, các loại hạt cơ bản trong nguyên tử, hợp chất, ion

Phương pháp giải

– STT ô nguyên tố = Z = số p = số e

– Số khối A = Z + N

– Tổng số hạt mang điện là P + E = 2Z

– Số hạt không mang điện là N

– Tổng số hạt cơ bản là S = P + E + N = 2Z + N = Z + A

– Ion dương (cation) Mn+ thì M nhường (cho ) ne thành ion Mn+

– Ion âm (anion) Xm- thì X nhận me thành ion Xm-

Các ví dụ minh họa ◄

Ví dụ 1: Nguyên tử nhôm (Al) có 13 hạt proton và 14 hạt nơtron. Số khối của Al là

A. 13 B. 27 C. 14 D. 1

( Đề thi khảo sát chất lượng THPT Nguyễn Trãi – Thanh Hóa, năm 2016 )

Hướng dẫn giải

AAl = Z + N = p + n = 13 + 14 = 27

Chọn B

Ví dụ 2:Trong phân tử HNO3 tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là ( Cho )

A. 31 hạt B. 32 hạt C. 33 hạt D. 34 hạt

Hướng dẫn giải

Trong HNO3 có : Tổng số hạt mang điện là 2.1 + 2.7 + 2.8.3 = 64

Tổng số hạt không mang điện là (1 – 1) + (14 – 7) + (16 – 8).3 = 31

Trong HNO3 thì tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là: 64 – 31 = 33

Chọn C

Ví dụ 3: Cho ion nguyên tử kí hiệu . Tổng số hạt mang điện trong ion đó là

A. 38 B. 19 C. 37 D. 18

( Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Nguyễn Thái Học – Khánh Hòa, năm 2015)

Hướng dẫn giải

Tổng số hạt mang điện trong ion là : P + E -1 = 2Z -1 = 2.19 -1 = 37

Chọn C

Ví dụ 4: Ion (, ) có chứa số hạt proton và electron lần lượt là

A. 48 và 50 B. 24 và 24 C. 48 và 48 D. 24 và 26

( Đề thi thử THPT Quốc Gia TTLT ĐH Diệu Hiền – Cần Thơ, tháng 04 năm 2016)

Hướng dẫn giải

Ion có chứa số hạt proton là : 16 + 8.4 = 48

Ion có chứa số hạt electron là : 48 + 2 = 50

Chọn A

Ví dụ 5: Ion X3+ có cấu hình electron ở trạng thái cơ bản là 1s22s22p6. Số hạt mang điện trong ion X3+

A. 18 B. 20 C. 23 D. 22

( Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT chuyên Tuyên Quang, năm 2016 )

Hướng dẫn giải

X X3+ + 3e

1s22s22p63s23p1 1s22s22p6

ZX = 13

Số hạt mang điện trong ion X3+ là : 2ZX – 3 = 2.13 – 3 = 23

Chọn C

C. Rút kinh nghiệm

…………………………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………………………..

Ngày

Tổ trưởng kí duyệt

Nguyễn Thị Hương

Ngày soạn:

Tuần 4 – CHUYÊN ĐỀ 1 : NGUYÊN TỬ

A. Mục tiêu bài học

Kĩ năng:

-Xác định nguyên tử, thành phần cấu tạo, kích thước nguyên tử, đồng vị của nguyên tử.

-Viết cấu hình electron nguyên tử, dự đoán tính chất các nguyên tố hóa học

B. Nội dung

Biết tổng số hạt cơ bản S

Phương pháp giải

Từ điều kiện Z ≤ N ≤ 1,5Z 1 ≤ ≤ 1,5 1 ≤ ≤ 1,5

Giải hệ phương trình trên ta có công thức

Z ≤ ( với 82 nguyên tố đầu trong bảng tuần hoàn )

Chú ý : – Để giải nhanh thường sử dụng Z ≤ và lấy giá trị số nguyên gần nhất

– Phải kết hợp với thử lại A = S – Z ( nếu thỏa mãn thì nhận )

Các ví dụ minh họa ◄

Ví dụ 1: Tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử X là 58, X thuộc nhóm IA. X là

A. Na B. K C. Li D. Rb

Hướng dẫn giải

Z ≤ ≈ 19,3319K

Thử : AK = 58 -19 = 39 ( Thỏa )

Chọn B

Ví dụ 2: Nguyên tử X có số khối nhỏ hơn 36 và có tổng các hạt là 52. X là

A. Cl. B. K. C. Na. D. Br.

Hướng dẫn giải

Z ≤ ≈ 17,3317Cl

Thử : ACl= 52 -17 = 35 ( Thỏa )

Chọn A

Ví dụ 3:: Một hợp chất ion cấu tạo từ ion M2+ và X , tổng số hạt cơ bản trong phân tử MX2 là 186 hạt trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 54 hạt.Số khối của ion M2+ nhiều hơn X là 21. Tổng số hạt M2+ nhiều hơn trong X là 27 hạt. M là

A. Fe B. Be C. Mg D. Ca

( Đề thi THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Chúc Động – Hà Nội, năm 2015 )

Hướng dẫn giải

Khi giải những bài tập dạng như thế này, cách giải thông thường là dựa vào 4 dữ kiện của đề cho để lập được 4 phương trình tương ứng. Sau đó, kết hợp 4 trình đã lập được lại với nhau để giải ra kết quả. Tuy nhiên, ta chỉ cần dựa vào 2 dữ kiện đề cho có tổng số hạt để lập 2 phương trình tương ứng và giải 2 phương trình đó cũng cho ta kết quả cần tìm.

Dựa vào 2 dữ kiện đề cho có tổng số hạt, ta có hệ phương trình :

Thử : ZM = 27 AM = 82 – 27 = 55 (Loại)

ZM = 26 AM = 82 – 26 = 56 (Thỏa) M là

Chọn A

Ví dụ 4:Một hợp chất có công thức cấu tạo là M+, X2-. Trong phân tử M2X có tổng số hạt cơ bản là 140 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44 hạt. Số nơtron của M+ lớn hơn số khối của X2- là 4. Tổng số hạt trong M+ nhiều hơn trong X2- là 31 hạt. Công thức phân tử của M2X là

A. Na2O. B. K2S. C. K2O. D. Na2S.

Hướng dẫn giải

Dựa vào 2 dữ kiện đề cho có tổng số hạt, ta có hệ phương trình :

ZM ≤ ≈ 19,33 ( Thỏa )

ZX ≤ = 8 ( Thỏa )

Công thức phân tử của M2X là K2O

Chọn C

C. Rút kinh nghiệm

…………………………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………………………..

Ngày

Tổ trưởng kí duyệt

Nguyễn Thị Hương

O2 Education gửi các thầy cô link download file word

Giao án dạy thêm chương 1, 2

Giáo án dạy thêm chương 3,4

Giáo án dạy thêm chương 5, 6

Xem thêm

  • Tổng hợp giáo án chủ đề STEM trong môn hóa học
  • Tổng hợp bài tập hữu cơ hay và khó có lời giải chi tiết
  • Giải bài tập chất béo theo phương pháp dồn chất
  • Tổng hợp 50+ bài tập chất béo có lời giải chi tiết
  • Tổng hợp bài tập vô cơ hay và khó có lời giải chi tiết
  • Tổng hợp đề thi môn hóa của bộ giáo dục từ năm 2007 đến nay
  • Tổng hợp đề thi THPT QG 2021 file word có lời giải chi tiết
  • Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 12 môn hóa học
  • Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 11 môn hóa học
  • Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 10 môn hoá học
  • Tổng hợp các chuyên đề hóa học lớp 10
  • Tổng hợp các chuyên đề hóa học lớp 11
  • Tổng hợp các chuyên đề hóa học lớp 12
  • Tổng hợp đề thi giữa học kì 2 cả ba khối 10 11 12
  • Tổng hợp các phương pháp giải bài tập môn hoá học
  • Tổng hợp đề thi HSG lớp 12 môn hoá học

Từ khóa » Giáo án Dạy Thêm Hóa Học 10 Cơ Bản