Giáo án Hóa Học 10 Về Dạy Thêm Phụ đạo Mới Nhất
Có thể bạn quan tâm
Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Hóa học 10 về dạy thêm phụ đạo mới nhất theo mẫu Giáo án môn hóa học chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Hóa học lớp. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
TIẾT 10,11,12 - PPCT HÓA HỌC PHỤ ĐẠO 10
CHUYÊN ĐỀ: BẢNG TUẦN HOÀN VÀ ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC - LIÊN KẾT HOÁ HỌC
I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức:- Hệ thống hóa kiến thức lý thuyết Nguyên tố hóa học, bảng tuần hoàn và định luật tuần hoàn các nguyên tố hóa học.2. Kỹ năng- Trình bày được hệ thống lí thuyết về nguyên tố hóa học, bảng tuần hoàn và sự biến đổi tuần hoàn các nguyên tố hóa học.- Vận dụng được lí thuyết để giải quyết được các dạng bài tập về bảng tuần hoàn và giải thích quy luật biến đổi tuần hoàn các nguyên tố hóa học, dự đoán được tính chất các nguyên tố.- Rèn luyện kỹ năng viết cấu hình electron của nguyên tử, từ đó suy ra vị trí của nó trong bảng tuần hoàn và ngược lại từ vị trí của nguyên tố suy ra cấu hình electron.3. Thái độ- Tích cực chủ động củng cố kiến thức 4. Năng lực - Rèn luyện và phát triển năng lực vận dụng kiến thức của môn học để giải quyết vấn đề đặt ra. - Phát triển năng lực tư duy, sáng tạo. - Phát triển năng lực đánh giá của HS, phát triển năng lực tính toán thông qua các dạng toán.II. CHUẨN BỊ1.Giáo viên: Hệ thống hoá các kiến thức chương 2 của lớp 10 và chuẩn bị bài tập bổ sung cho HS.2.Học sinh: Xem lại các kiến thức đã học trước khi đến lớp.III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC- Sử dụng phương pháp đàm thoại, nêu vấn đề, luyện tập.IV.TIẾN TRÌNH TIẾT DẠYA. Ổn định tổ chức Thời gian: 1 phút- GV kiểm tra sĩ số và việc thực hiện nội qui.- Lớp trưởng báo cáo sĩ số và việc thực hiện nội qui lớp học.B. Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra C. Giảng bài Tiết 1: Ôn tập lí thuyết về chương 2: Bảng tuần hoàn và định luật tuần hoàn các nguyên tố
PP,PT Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dungĐàm thoại, vấn đáp Hoạt động 1: 5’? Nêu nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong BTH- Ghi tóm tắt ý kiến của học sinh lên bảng.- Bổ sung khái niệm: Electron hóa trị
- Đại diện 1 HS trả lời I/ Kiến thức cần nhớ1. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học- Các nguyên tố được xếp theo chiều tăng của ĐTHN nguyên tử.- Các nguyên tố có cùng số lớp e trong nguyên tử được xếp thành 1 hàng.- Các nguyên tố có cùng số e hoá trị trong nguyên tử được xếp thành 1 cột.* Electron hóa trị là những e có khả năng tham gia hình thành liên kết hóa học.Đàm thoại, vấn đáp Hoạt động 2: 10’ Bảng tuần hoàn cấu tạo bởi những thành phần nào? Nêu cách xác định chúng. Dựa vào kiến thức đã biết hs vận dụng trả lời. II/ Cấu tạo BTH: 1/ Ô nguyên tố: STT ô = Z
2/ Chu kỳ: Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp e, được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.+ STT CK = số lớp e.+ CK 1,2,3 là CK nhỏ.+ CK 4,5,6,7 là CK lớn.3/ Nhóm nguyên tố:• STTnhóm=Số e hoá trị• Nhóm chính A (gồm ng.tố s và p).• Nhóm phụ B (gồm ng.tố d và f).
Hoạt động cá nhân Hoạt động 3: 15 phútBài 1: Cho biết vị trí của các nguyên tố có cấu hình electron sau trong bảng tuần hoàn:X (2s22p3)Y (2p63s2)Z (3s23p4)T (3p64s1)M (3d64s2)N (3d34s2)
Bài 2: Nguyên tử nguyên tố R có tổng số hạt là 92. Biết số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện tích dương là 5.a. Tìm p, n, e, A của Rb. Viết cấu hình electron của R, kí hiệu của Rc. Cho biết R là kim loại, phi kim hay khí hiếm, và vị trí của R trong bảng tuần hoàn
- HS hoạt động cá nhân- 3 HS lên bảng làm bài- Các hs còn lại nhận xét. Hướng dẫn: Hs phải viết được cấu hình electron đầy đủ của nguyên tử. Dựa vào cấu hình electron, xác định vị trí, nhóm, chu kìGiải:X: 1s22s22p3⇒ Z = 9, chu kì 2, nhóm VIIAY: 1s22s22p63s2 ⇒ Z = 12, chu kì 3, nhóm IIAZ: 1s22s22p63s23p4 ⇒ Z = 16, chu kì 3, nhóm VIAT: 1s22s22p63s2 3p64s1⇒ Z = 19, chu kì 4, nhóm IAM: 1s22s22p63s2 3p63d64s2⇒ Z = 26, chu kì 4, nhóm VIIIBN: 1s22s22p63s2 3p63d34s2⇒ Z = 23, chu kì 4, nhóm VB
Bài 2: Tổng số hạt của R là 92: 2p+n = 92- Số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện tích dương là 5: n-p =5- Giải hệ phương trình ta được n = 34 và p = 29, A là 63 b. Cấu hình e của R là: 1s22s22p63s23p63d104s1R là kim loại có 1 electron lớp ngoài cùng.
Đàm thoại, vấn đáp Hoạt động 4 (10 phút): Định luật tuần hoàn các nguyên tố hoá học-Nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn tính chất các nguyên tố?- Những tính chất nào biến đổi tuần hoàn?- Bán kính nguyên tử? Tính kim loại? Tính phi kim? Độ âm điện? Và chúng biến đổi như thế nào theo chiều Z tăng?
- Hoá trị cao nhất của 1 nguyên tố với Oxi? Với Hiđro nếu có?- Tính chất của Oxit và hiđroxit của các nguyên tố nhóm A thuộc cùng chu kì biến đổi như nào?
-HS lắng nghe câu hỏi trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời. Sự biến đổi tuần hoàn về cấu hình e lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố khi ĐTHN tăng dần chính là nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn về tính chất của các nguyên tố.- Bán kính nguyên tử, tính kim loại, tính phi kim, độ âm điện biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng ĐTHN - Trong 1 chu kì (theo chiều Z tăng): bán kính nguyên tử giảm dần, tính kim loại giảm dần, tính phi kim tăng dần, độ âm điện tăng dần.- Trong 1 nhóm (theo chiều Z tăng): bán kính nguyên tử tăng dần, tính kim loại tăng dần, tính phi kim giảm dần, độ âm điện giảm dần.
Thuyết trình Hoạt động 5 (4 phút): Củng cố -Khắc hoạ kiến thức cơ bản HS lắng nghe
Tiết 2,3: Hướng dẫn HS các dạng bài tập trong chuyên đề với các nội dung:
DẠNG 1: TỪ CẤU HÌNH ELECTRON CỦA NGUYÊN TỬ ↔ Vị TRÍ TRONG BTHCâu 1: Nguyên tố A có Z = 18,vị trí của A trong bảng tuần hoàn là: A. chu kì 3, phân nhóm VIB B. chu kì 3, phân nhóm VIIIA C. chu kì 3, phân nhóm VIA D. chu kì 3, phân nhóm VIIIBCâu 2: Nguyên tố R có Z = 25,vị trí của R trong bảng tuần hoàn là: A. chu kì 4, phân nhóm VIIA B. chu kì 4, phân nhóm VB C. chu kì 4, phân nhóm IIA D. chu kì 4, phân nhóm VIIBCâu 3: Nguyên tử A có mức năng lượng ngoài cùng là 3p5. Nguyên tử B có mức năng lượng ngoài cùng 4s2. Xác định vị trí của A, B trong BTH ?Câu 4: Xác định vị trí của các ngtố có mức năng lượng ngoài cùng là : A. 3s23p5 B. 3d104p6 C. 4s23d3 D. 4s23d10 E. 4s23d8Câu 5: Cho 3 nguyên tố A, M, X có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng (n = 3) tương ứng là ns1, ns2 np1, ns2 np5. Phát biểu nào sau đây sai ? A. A, M, X lần lượt là ở các ô thứ 11, 13 và 17 của bảng tuần hoàn. B. A, M, X đều thuộc chu kì 3 của bảng tuần hoàn. C. A, M, X thuộc nhóm IA, IIIA và VIIA của bảng tuần hoàn. D. Trong ba nguyên tố, chỉ có X tạo được hợp chất với hiđro.Câu 6: Anion X3- có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p6. Vị trí của X trong BTH là: A. ô thứ 15, chu kì 3, phân nhóm VA B.ô thứ 16, chu kì 2, phân nhóm VA C. ô thứ 17, chu kì 3, phân nhóm VIIA D. ô thứ 21, chu kì 4, phân nhóm IIIBCâu 7: Ion X2+ có cấu hình electron 1s22s22p6. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn (chu kì, nhóm) là A. Chu kì 3, nhóm IIA B. Chu kì 2, nhóm VIA C. Chu kì 2, nhóm VIIA D. Chu kì 3, nhóm IA Câu 8: Ion Y có cấu hình electron 1s22s22p63s23p6. Vị trí của Y trong bảng tuần hoàn (chu kì, nhóm) là A. Chu kì 3, nhóm VIIA B. Chu kì 3, nhóm VIA C. Chu kì 4, nhóm IA D. Chu kì 4, nhóm IIA Câu 9: Cation X+ và anion Y2- đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p6. Vị trí của các nguyên tố trong BTH là: A. X có STT 19, chu kì 4, nhóm IA; Y có STT 17, chu kì 3, nhóm VIIA B. X có STT 18, chu kì 3, nhóm VIIIA; Y có STT 17, chu kì 3, nhóm VIIA C. X có STT 19, chu kì 4, nhóm IA; Y có STT 16, chu kì 3, nhóm VIA D. X có STT 18, chu kì 3, nhóm VIIIA; Y có STT 16, chu kì 3, nhóm VIACâu 10: Nguyên tử Y có Z = 22.a. Viết cấu hình electron nguyên tử Y, xác định vị trí của Y trong BTH ?b. Viết cấu hình electron của Y2+; Y4+ ?Câu 11: Ngtố A ở chu kì 5, nhóm IA, nguyên tố B có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 4p5.a. Viết cấu hình electron của A, B ?b. Xác định cấu tạo nguyên tử, vị trí của ngtố B ?c. Gọi tên A, B và cho biết A, B là kim loại, phi kim hay khí hiếm ?
DẠNG 2: XÁC ĐỊNH 2 NGUYÊN TỐ KẾ TIẾP TRONG CÙNG 1 CHU KÌ HOẶC CÙNG NHÓMCâu 12: A, B là 2 nguyên tố thuộc cùng 1 phân nhóm và thuộc 2 chu kì liên tiếp trong BTH. Biết ZA + ZB = 32. Số proton trong nguyên tử của A, B lần lượt là: A. 7, 25 B. 12, 20 C. 15, 17 D. 8, 14Câu 13: A, B là 2 nguyên tố thuộc cùng 1 phân nhóm và thuộc 2 chu kì liên tiếp trong BTH. Tổng số proton trong hạt nhân 2 nguyên tử là 30. A, B là nguyên tố nào sau đây? A. Li và Na B. Na và K C. Mg và Ca D. Be và Mg
DẠNG 3: XÁC ĐỊNH NGUYÊN TỐ DỰA VÀO PHẦN TRĂM KHỐI LƯỢNGCâu 14: Ngtố X có hoá trị 1 trong hợp chất khí với hiđro. Trong hợp chất oxit cao nhất X chiếm 38,8% khối lượng. Công thức oxit cao nhất, hiđroxit tương ứng của X là : A. F2O7, HF B. Cl2O7, HClO4 C. Br2O7, HBrO4 D. Cl2O7, HClCâu 15: Hợp chất khí với hidro của ngtố có công thức RH4, oxit cao nhất có 72,73% oxi theo khối lượng, R là : A. C B. Si C. Ge D. SnCâu 16: Oxit cao nhất của ngtố R là RO3. Hợp chất khí của R với hiđro có 5,88 % hiđro về khối lượng. Tìm R.Câu 17: Oxit cao nhất của R là R2O5. Trong hợp chất khí với hiđro, R chiếm 82,35 % về khối lượng. Tìm R.Câu 18: Hợp chất khí với hiđro của ngtố R là RH4. Trong oxit cao nhất của R có 53,3 % oxi về khối lượng. Tìm R.Câu 19: Hợp chất khí với hiđro của ngtố R là RH2. Trong oxit cao nhất, tỉ lệ khối lượng giữa R và oxi là 2 : 3. Tìm R.
DẠNG 4: XÁC ĐỊNH NGUYÊN TỐ DỰA VÀO PHẢN ỨNG HÓA HỌC- Tìm 2 kim loại A, B kế tiếp nhau trong cùng phân nhóm chính.Câu 20: Cho 4,4 g hỗn hợp 2 kim loại kiềm thổ kề cận nhau td với dd HCl dư cho 3,36 lít khí H2(đktc). Hai kim loại là: A. Ca, Sr B. Be, Mg C. Mg, Ca D. Sr, BaCâu 21: Cho 34,25 gam một kim loại M( hóa trị II) tác dụng với dd HCl dư thu được 6,16 lít H2 (ở 27,3oC, 1atm). M là: A. Be B. Ca C. Mg D. BaCâu 22: Hoà tan hỗn hợp gồm 2 kim loại kiềm kế tiếp nhau vào nước được dd X và 336 ml khí H2(đktc). Cho HCl dư vào dd X và cô cạn thu được 2,075 g muối khan. Hai kim loại kiềm là: A. Li, Na B. Na, K C. K, Rb D. Rb, CsCâu 23: Hoà tan hoàn toàn 6,9081 g hỗn hợp muối cacbonat của 2 kim loại kế tiếp nhau trong nhóm IIA vào dd HCl thu được 1,68 lít CO2 (đktc). Hai kim loại là: A. Ca, Sr B. Be, Mg C. Mg, Ca D. Sr, BaCâu 24: Cho 10 (g) một kim loại A hóa trị II tác dụng hết với nước thu được 5,6 (l) khí H2 (đkc). Tìm tên kim loại đó.Câu 25: Cho 17 g một oxit kim loại A ( nhóm III) vào dd H2SO4 vừa đủ, thu được 57 g muối. Xác định kim loại A? Tính khối lượng dd H2SO4 10% đã dùng ?Câu 26: Cho 0,72 (g) một kim loại M hóa trị II tác dụng hết với dung dịch HCl dư thì thu được 672 (ml) khí H2 (đkc). Xác định tên kim loại đó.
Xem thêmTừ khóa » Giáo án Dạy Thêm Hóa Học 10 Cơ Bản
-
Giáo án Dạy Thêm Hóa Học Lớp 10 Cả Năm Chi Tiết Theo Từng Tuần
-
GIÁO ÁN DẠY THÊM HÓA HỌC 10 - Hóa Học 10 - Nguyễn Phú Hoạt
-
Giáo án Dạy Thêm Hóa 10
-
Giáo án Dạy Thêm Hóa Học 10 Cơ Bản Học Kì 1
-
Giáo án Dạy Thêm Hóa 10 Cơ Bản. - 123doc
-
Giáo án Dạy Thêm Hóa Học 10 đầy đủ Chi Tiết - 123doc
-
Giáo án Dạy Thêm Hóa 10
-
Giáo án Dạy Thêm Hóa Học 10
-
Giáo án Dạy Thêm Chuyên đề Hóa 10 - YUMPU Publishing
-
Giáo án Dạy Thêm Hóa Học 10 Cơ Bản Học Kì 1
-
Tài Liệu Dạy Thêm Hóa Học Lớp 10 - Gia Sư Trọng Tín
-
Giáo án Dạy Thêm Toán 10 Cánh Diều