Giáo án Hóa Học 10 Bài 33: Axit Sunfuric – Muối Sunfat ( Tiết 55 )

  • Trang chủ
  • Đăng ký
  • Đăng nhập
  • Liên hệ
Thư Viện Giáo Án Điện Tử

Thư Viện Giáo Án Điện Tử

Thư viện giáo án điện tử GiaoAn.co tổng hợp các mẫu giáo án từ mầm non đến tiểu học, trung học cho quý thầy cô tham khảo.

Giáo án Hóa học 10 bài 33: Axit sunfuric – muối sunfat ( tiết 55 )

I. AXIT SUNFURIC

1. Tính chất vật lý

- Axit sunfuric là một chất lỏng sánh như dầu, không màu và không bay hơi.

- D = 1,84 g/cm3

- Tan vô hạn trong nước và tỏa nhiều nhiệt.

- Khi pha loãng H2SO4, phải rót từ từ H¬2SO4 vào nước và dùng đũa thủy tinh khuấy đều mà không được làm ngược lại sẽ rất nguy hiểm.

 

docx6 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1990 | Lượt tải: 0download Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 10 bài 33: Axit sunfuric – muối sunfat ( tiết 55 ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trênSỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH BÌNH ĐỊNH TRƯỜNG THPT TRẦN CAO VÂN ---------------------------- GIÁO ÁN THỰC TẬP GIẢNG DẠY ( Khóa 34, hệ đại học chính quy, Trường Đại học Quy Nhơn- Năm học 2014-2015) Họ tên GV hướng dẫn : Phan Thị Mỹ Đức Tổ chuyên môn : Hóa – Sinh Họ tên sinh viên : Nguyễn Văn Học Môn dạy : Hóa học SV của trường đại học: Đại học Quy Nhơn Năm học : 2014 – 2015 Ngày soạn : 11/03 Thứ/ngày lên lớp: Thứ 7/ ngày 14/03 Tiết dạy : tiết 5 Lớp dạy : 10A9 BÀI DẠY: BÀI 33: AXIT SUNFURIC – MUỐI SUNFAT ( tiết 55 ) BÀI 33: AXIT SUNFURIC – MUỐI SUNFAT ( tiết 1 ) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức HS biết được: Công thức cấu tạo, tính chất vật lí của H2SO4, cách pha loãng, ứng dụng và sản xuất H2SO4. - H2SO4 loãng có tính axit mạnh, có đầy đủ tính chất chung của một axit ( tác dụng với kim loại sau H trong dãy điện hóa, bazơ, oxit bazơ và muối.). - H2SO4 đặc, nóng có tính oxi hoá mạnh (oxi hoá hầu hết kim loại, nhiều phi kim và hợp chất) và tính háo nước. HS hiểu được: - H2SO4 loãng có tính axit gây ra bởi ion H+ và tính oxi hóa được quyết định bởi ion H+ ( 2H+ + 2e à H2 ). - H2SO4 đặc, nóng có tính oxi hóa mạnh gây ra bởi gốc SO42- trong đó lưu huỳnh có số oxi hóa cao nhất là +6. 2. Kĩ năng - Kĩ năng pha loãng H2SO4 đặc. - Quan sát thí nghiệm, hình ảnh... rút ra được nhận xét về tính chất axit sunfuric. - Viết phương trình hóa học minh hoạ tính chất . 3. Thái độ: Cẩn thận khi làm việc với axit sunfuric đặc. II. TRỌNG TÂM - H2SO4 đặc, nóng có tính oxi hoá mạnh (oxi hoá hầu hết kim loại, nhiều phi kim và hợp chất) và tính háo nước. - H2SO4 loãng có tính axit mạnh. III.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY - Gv đặt vấn đề. - Hs hợp tác nhóm nhỏ tự giải quyết vấn đề dưới sự hướng dẫn của gv. - Kết hợp sách giáo khoa và hình ảnh trực quan để HS tự chiếm lĩnh kiến thức. IV. CHUẨN BỊ *Giáo viên: - Hoá chất: H2SO4 đặc, miếng kim loại Cu, bông tẩm dd KMnO4 loãng. - Dụng cụ: Ống nghiệm, đèn cồn, giá ống nghiệm, đũa thuỷ tinh. *Học sinh: Chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp và học lại các kiến thức liên quan : tính chất hóa học của axit. V. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1.Ổn định lớp: ( 1’) Kiểm tra sĩ số, đồng phục... 2.Kiểm tra bài cũ: ( 6’) Viết PTHH hoàn thành dãy chuyển hoá sau: FeS à H2S àS à SO2 à SO3 à H2SO4 3.Bài mới: 1.Đặt vấn đề: ( 1’) Chúng ta đã được học về những hợp chất nào của S? - Hợp chất chứa S(+6) có tính oxi hoá rất mạnh. - Axit sunfuric là một hóa chất được sản xuất với khối lượng rất lớn . Nó là hóa chất cực kỳ quan trọng, nó được ví như là “ máu của ngành công nghiệp”. Vậy bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu về axit sunfuric. 2. Triển khai bài: Thời gian Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung bài học 6 ph Hoạt động 1 : Tìm hiểu về tính chất vật lý của axit sunfuric - GV cho học sinh quan sát lọ chứa axit sunfuric đặc và yêu cầu HS nhận xét về màu sắc, trạng thái. - GV thông tin cho HS về cách pha loãng H2SO4. Rót từ từ axit đặc vào nước mà tại sao không được làm ngược lại? Gợi ý HS dựa vào SGK và khối lượng riêng của H2SO4 lớn hơn khối lượng riêng của nước. - GV giải thích cho HS : khi ta rót từ từ H2SO4 đặc vào nước, H2SO4 đặc nặng hơn nước sẽ chìm xuống dưới, lúc này lượng nhiệt tỏa ra sẽ được phân bố đều trong lòng cốc. Khi ta làm ngược lại, rót từ từ nước vào H2SO4 đặc do nước nhẹ hơn H2SO4 đặc và sẽ nổi trên bề mặt cốc, lượng nhiệt tỏa ra sẽ làm nước sôi lên đột ngột và bắn ra ngoài. Khi bắn ra ngoài thì sẽ kéo theo H2SO4 như vậy sẽ gây nguy hiểm. - Axit sunfuric là chất lỏng, không màu. - H2SO4 tan vô hạn trong nước và tỏa ra rất nhiều nhiệt. nếu ta rót nước vào H2SO4, nước sôi đột ngột và kéo theo những giọt axit bắn ra xung quanh gây nguy hiểm. I. AXIT SUNFURIC 1. Tính chất vật lý - Axit sunfuric là một chất lỏng sánh như dầu, không màu và không bay hơi. - D = 1,84 g/cm3 - Tan vô hạn trong nước và tỏa nhiều nhiệt. - Khi pha loãng H2SO4, phải rót từ từ H2SO4 vào nước và dùng đũa thủy tinh khuấy đều mà không được làm ngược lại sẽ rất nguy hiểm. 13 ph Hoạt động 2 : Nghiên cứu về tính chất hóa học của axit sunfuric - GV yêu cầu HS nhắc lại các tính chất chung của một axit và sản phẩm tương ứng của tính chất đó. Sau đó lấy ví dụ với axit sunfuric. - GV kết luận: axit sunfuric loãng là một axit mạnh. Thể hiện đầy đủ các tính chất chung của một axit. - Làm giấy quỳ tím hóa đỏ - Tác dụng với kim loại đứng sau H trong dãy điện hóa tạo muối và giải phóng khí hidro. + H2SO4 + Fe FeSO4+ H2 - Tác dụng với bazo tạo muối và nước + H2SO4 +2NaOHNa2SO4 + H2O - Tác dụng với oxit bazo tạo muối và nước. + H2SO4+ CuO CuSO4+ H2O - Tác dụng với muối tạo muối mới và axit mới. + H2SO4+ Ba(NO3)2BaSO4+ 2HNO3 2. Tính chất hóa học a. Axit sunfuric loãng - Làm giấy quỳ tím hóa đỏ - Tác dụng với KL đứng sau H trong dãy điện hóa +H2SO4 + Fe FeSO4 + H2 +H2SO4 + Cu × - Tác dụng với bazo tạo muối và nước + H2SO4+ 2NaOH Na2SO4+ 2H2O - T ác dụng với oxit bazo tạo muối và nước + H2SO4+ CuO CuSO4+ H2O - Tác dụng với muối tạo muối mới và axit mới. + H2SO4+ Ba(NO3)2BaSO4+ HNO3 - H2SO4 loãng là một axit mạnh, thể hiện tính chất đấy đủ tính chất chung của một axit. 15 ph Hoạt động 3: nghiên cứu tính chất hóa học của axit sunfuric đặc. - Trong H2SO4, S có số OXH? Từ đó dự đoán tính chất của H2SO4. - Như đã biết ở tính axit mạnh của H2SO4 loãng thì H2SO4 loãng không phản ứng với các KL đứng sau H trong dãy điện hóa, ví dụ như KL Cu. Vậy đối với axit sunfuric đặc thì liệu phản ứng có xảy ra hay không? Nếu có thì có thể cho biết hiện tượng? - GV giới thiệu hóa chất, dụng cụ cần thiết để làm thí nghiệm KL Cu phản ứng với H2SO4 đặc. Và yêu cầu HS chú ý quan sát để nêu hiện tượng và giải thích bằng phương trình phản ứng. - GV giải thích lại hiện tượng bằng các phương trinh hóa học. - GV chiếu thí nghiệm phản ứng giữa H2SO4 đặc với đường sacarozo. - GV giải thích: Đường ăn có công thức là C12H22O11, được viết gọn là theo công thức chung là Cn(H2O)m . H2SO4 đặc có tính háo nước, sẽ lấy nước của đường tạo thành C làm đường chuyển từ màu trắng thành màu đen ( màu của C). C12H22O11 12C + 11H2O Cn(H2O)m nC + mH2O - Khi tiếp xúc với da thịt, H2SO4 đặc sẽ hút nước trong cơ thể và gây bỏng, phá hủy da thịt. -GV thông tin( H2SO4 đặc thể hiện tính oxi hóa mạnh khi phản ứng với các chất có tính khử. Nhưng khi phản ứng với chất không có tính khử thì H2SO4 đặc sẽ thể hiện tính axit). - Trong H2SO4, S có số OXH là +6 Nên nó sẽ thể hiện tính oxi hóa. - HS quan sát. - Cu tan dần, tạo dd màu xanh, bông tẩm KMnO4 mất màu tím. - Cu+ 2H2SO4 đặc, nóng CuSO4+ SO2+ 2H2O - HS quan sát và nêu hiện tượng. - đường chuyển thành màu đen và trào ra ngoài cốc thủy tinh b. Tính chất của axit sunfuric đặc ä Tính oxi hóa mạnh - H2SO4 đặc, nóng có tính oxi hóa mạnh. + tác dụng với kim loại :phản ứng hầu hết với kim loại ( trừ Au và Pt) đưa kim loại lên số oxh cao nhất. 2H2SO4 đặc, nóng + Cu CuSO4 + SO2+ 2H2O 6H2SO4,đặc, nóng +2 Fe Fe2(SO4)3 +3SO2+6H2O Lưu ý: H2SO4, đặc, nguội không phản ứng với các kim loại như Al, Cr, Fe + tác dụng với nhiều phi kim và đưa phi kim đó lên số oxh cao nhất. 2H2SO4 đặc, nóng + C CO2+2SO2+2H2O ä Tính háo nước - H2SO4 đặc hấp thụ nước rất mạnh. Nó cũng hấp thụ nước của các hợp chất gluxit. C12H22O11 12C + 11H2O Cn(H2O)m nC + mH2O - Khi H2SO4 đặc tiếp xúc với da thịt sẽ bị bỏng rất nặng, vì vậy khi sử dụng phải hết sức thận trọng. ä Tính axit 3H2SO4, đặc, nóng + Fe2O3 Fe2(SO4)3 +3 H2O 4. Củng cố : ( 2’) Viết phương trình phản ứng giữa axit sunfuric đặc và Al, P? 5. Dặn dò : ( 1’) - Học bài - Chuẩn bị phần tiếp theo Nhận xét của giáo viên hướng dẫn ngày tháng năm 2015 ngày tháng năm 2015 DUYỆT GIÁO ÁN CỦA GV HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC TẬP

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tt_axit_sunfuric_co_ban_20150726_102440.docx
Giáo án liên quan
  • Giáo án Hóa học 10 Ban KHTN - Năm học 2006-2007

    66 trang | Lượt xem: 683 | Lượt tải: 0

  • Đề kiểm tra lần 4 môn: Hóa học 10

    2 trang | Lượt xem: 1690 | Lượt tải: 2

  • Giáo án hóa học 9 - Trần Thanh Tùng

    177 trang | Lượt xem: 819 | Lượt tải: 0

  • Giáo án Hóa học 10 - Giáo dục thường xuyên trọn bộ 2016

    177 trang | Lượt xem: 714 | Lượt tải: 0

  • Giáo án Hóa học 10 - Chuyên đề 5: Nhóm Oxi - Lưu huỳnh - Năm học 2016-2017

    16 trang | Lượt xem: 818 | Lượt tải: 0

  • Bài tập Hóa học 10 - Chủ đề 1: Cấu tạo nguyên tử - Cấu hình Electron - Bảng tuần hoàn

    3 trang | Lượt xem: 697 | Lượt tải: 0

  • Tích hợp kiến thức các môn Vật lý, Toán học, Sinh vật, Địa lí và Giáo dục công dân vào giảng dạy bài "Oxi" môn Hóa học 10

    12 trang | Lượt xem: 771 | Lượt tải: 0

  • Bài tập trắc nghiệm kèm đáp án - Chương 7: Tốc độ phản ứng

    15 trang | Lượt xem: 4091 | Lượt tải: 3

  • Dự án tích hợp kiến thức liên môn trong môn Hoá học 10 - Bài 29: Oxi - Trần Trương Tuấn

    17 trang | Lượt xem: 729 | Lượt tải: 1

  • Giáo án Hóa học 10 - Oxi - Ozon

    5 trang | Lượt xem: 943 | Lượt tải: 0

Copyright © 2024 GiaoAn.co - Thư viện Giáo án mầm non, Giáo án tiểu học, SKKN.

GiaoAn.co on Facebook Follow @GiaoAn.co

Từ khóa » Giáo án Bài H2so4