Giáo án Hóa Học 8 Bài 12: Sự Biến đổi Chất Mới Nhất

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án hóa học 8 bài 12: sự biến đổi chất mới nhất theo mẫu Giáo án môn hóa học chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Hóa học lớp. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

CHƯƠNG II: PHẢN ỨNG HOÁ HỌCTiết 14 SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT

I. MỤC TIÊU:1. Kiến thức:- Phân biệt được hiện tượng vật lý, hiện tượng hoá học- Biết phân biệt được các hiện tượng xung quanh là hiện tượng vật lí hay hiện tượng hoá học. 2.Năng lực:- Hình thành cho hs năng lực: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan sát, năng lực hoạt động nhóm, năng lực tính toán, năng lực sử dụng công nghệ thông tin.- Năng lực chuyên biệt: Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống. Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học. 3.Phẩm chất:- Hình thành phẩm chất: có trách nhiệm bảo vệ môi trường tự nhiên. Yêu gia đình, quê hương, đất nướcII. CHUẨN BỊ: * GV: Hoá chất: nước, muối, đường, bột sắt, bột lưu huỳnh.Dụng cụ: đèn cồn, nam châm, kẹp,giá thí nhgiệm,ống nghiệm, cốc thuỷ tinh.* HS: Chuẩn bị kĩ trước bài học.III - TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:A. Khởi động 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: KhôngĐể biết xem chất có thể xãy ra những biến đổi gì, thuộc loại biến đổi nào! chúng ta nghiên cứu bài học hôm nay.A. Hình thành kiến thứcHoạt động của thầy và trò Nội dung*.Hoạt động 1:MT: Dựa vào thí nghiệm biết mô tả thí nghiệm và biết hiện tượng vật líPP: Trực quan, nêu giải quyết vấn đềNL: Tư duy, giao tiếp*GV hướng dẫn HS quan sát hình 2.1Sgk.? Hình vẽ đó nói lên điều gì.- HS quan sát và mô tả hiện tượng.? Làm thế nào để nước lỏng thành nước đá.? Làm thế nào để nước lỏng thành hơi nước.? ở hiện tượng này có sự biến đổi về chất không.* GV làm thí nghiệm pha loãng và đun dung dịch muối ăn. ? ở hiện tượng này có sinh ra chất mới không.- HS nhận xét: Khi cô cạn dung dịch muối ăn thu được những hạt muối ăn có vị mặn.? Qua 2 hiện tượng trên, em có nhận xét gì.? Chất có bị biến đổi không.- HS: Chất bị biến đổi về trạng thái mà không bị biến đổi về chất(Vẫn giữ nguyên là chất ban đầu) GV kết luận: Sự biến đổi chất như thế thuộc loại hiện tượng vật lí.? Hãy cho 1 vài ví dụ về hiện tượng vật lý.(Ví dụ:Thuỷ tinh nung nóng bị uốn cong).? Vậy thế nào là hiện tượng vật lí.* Hoạt động 2:MT: Quan sát thí nghiệm để nhận biết có sự thay đổi chất đó là hiện tượng hóa họcPP: Trực quan, nêu giải quyết vấn đềNL: Quan sát, phân tích so sánh* Thí nghiệm 1: GV cho HS quan sát màu sắc của S và Fe, nhận xét.Sau đó GV trộn một lượng bột Fe và bột S vừa đủ (HS quan sát màu, n.xét). Chia làm 2 phần:+ Phần1: HS dùng nam châm hút và nhận xét.? Cơ sở nào để tách riêng Fe ra khỏi hỗn hợp.+ Phần 2: GV làm thí nghiệm: Nung hỗn hợp bột Fe, S.? HS quan sát, nhận xét sự thay đổi màu sắc của hỗn hợp.? GV đưa nam châm tới phần SP. HS nh. xét.? So sánh chất tạo thành so với chất ban đầu ? ở TN trên có sinh ra chất mới không.* Thí nghiệm 2:- GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm: Lấy đường vào 2 ống nghiệm:+ ống 1: Để nguyên (Dùng để so sánh)+ ống 2: Đun nóng.? Rút ra nhận xét hiện tượng xảy ra ở ống nghiệm 2. - HS: Đường chuyển thành màu đen và có những giọt nước động ở thành ống nghiệm.? Em có nhận xét gì về hiện tượng trên.? ở TN trên có sinh ra chất mới không.? ở TN trên có sinh ra chất mới không.* GV thông báo: Sự biến đổi chất ở 2 TN trên thuộc loại hiện tượng hoá học.

? Vậy em hãy cho biết hiện tượng hoá học là gì?? Dấu hiệu chính để phân biệt HTHH và HTVL là gì. I. Hiện tượng vật lý:

1. Hiện tượng 1: Nước đá  Nước lỏng  Hơi nước. (R) (L) (H)

2. Hiện tượng 2:

Muối ăn D.dịch muối M.ăn. (R) (L) (R)

*Kết luận: Nước và muối ăn vẫn giữ nguyên chất ban đầu. Gọi là hiện tượng vật lý.

* Định nghĩa: Sgk.II. Hiện tượng hoá học:* Thí ngiệm 1:

* Trộn hhỗn hợp bột Fe và S. Chia làm 2 phần:+ Phần 1:Dùng nam châm hút: Sắt bị hút và vẫn giữ nguyên trong hỗn hợp (Có Fe và S).+ Phần 2:Đun hỗn hợp bột Fe, S: Tạo thành chất mới không bị nam châm hút. Đó là FeS (Sắt II sunfua).

* Thí nghiệm 2:

* Cho đường vào 2 ống nghiệm :+ ống nghiệm 1: Để nguyên.+ ống nghiệm 2: Đun nóng. Đường chuyển thành màu đen, xuất hiện những giọt nước trên thành ống nghiệm.

* Nhận xét: Đường bị phân huỷ thành than và nước.

* Kết luận: Đường, sắt, lưu huỳnh đã biến đổi thành chất khác nên gọi là hiện tượng hoá học.* Định nghĩa: Sgk.

* Dấu hiệu phân biệt: Có chất mới sinh ra hay không.

C. Luyện tập:- Dựa vào dấu hiệu nào để nhận biết hiện tượng vật lí hay hiện tượng hoá học?- Hs làm bài tập 2 sgk

Xem thêm

Từ khóa » Giáo án Bài Sự Biến đổi Chất