Giáo án Lịch Sử 10 Bài 2: Xã Hội Nguyên Thủy - Tài Liệu - Ebook
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Đăng ký
- Đăng nhập
- Liên hệ
Tài liệu - Ebook
Thư viện tài liệu, ebook, đồ án, luận văn, giáo trình tham khảo cho học sinh, sinh viên
Giáo án Lịch sử 10 Bài 2: Xã hội nguyên thủy
C. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Em hãy nêu đặc điểm của Người tối cổ và Người hiện đại.
- Tại sao gọi là “cuộc cách mạng thời đá mới”?
3. Giới thiệu bài mới
Khi Người tinh khôn xuất hiện, thị tộc hình thành, đó là bước đầu tiên của tổ chức xã hội loài người ; sau đó các thị tộc liên minh với nhau thành các bộ lạc (họ thường có quan hệ họ hàng và nguồn gốc tổ tiên xa xôi). Quá trình đó diễn ra như thế nào, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu trong bài học hôm nay.
7 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 2904 | Lượt tải: 0 Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 10 Bài 2: Xã hội nguyên thủy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trênGiáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Ánh Ngành học: Sư phạm lịch sử Giáo sinh thực tập : Trần Thị Thu Uyên Lớp : 15SLS Tổ : 4 Lớp giảng dạy: 10/6 Ngày soạn :11/9/2018 Ngày dạy : 14/9/2018 Tiết PPCT : 2 GIÁO ÁN GIẢNG DẠY LỊCH SỬ LỚP 10 CHƯƠNG I: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY BÀI 2: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY MỤC TIÊU BÀI HỌC Kiến thức Học sinh cần thấy rõ: + Những bước tiến bộ của xã hội loài người. +Sự xuất hiện thị tộc, bộ lạc. + Buổi đầu thời đại kim khí, sự xuất hiện tư hữu, giai cấp và nhà nước. Tư tưởng Học sinh biết trên trọng thành tựu của cha ông luôn phấn đấu cho sự tiến bộ xã hội và văn minh của loài người. Kĩ năng Rèn luyện cho học sinh kĩ năng phân tích, đánh giá, so sánh các sự kiện lịch sử. THIẾT BỊ - TÀI LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Sách giáo khoa - Tranh ảnh, mẫu chuyện ngắn về sinh hoạt của thị tộc, bộ lạc. - Phương án tổ chức: hoạt động cá nhân, nhóm, cả lớp. 2. Chuẩn bị của học sinh: - Sách giáo khoa - Học bài cũ và soạn bài mới - Sưu tầm tranh ảnh TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC Ổn định lớp Kiểm tra bài cũ Em hãy nêu đặc điểm của Người tối cổ và Người hiện đại. Tại sao gọi là “cuộc cách mạng thời đá mới”? Giới thiệu bài mới Khi Người tinh khôn xuất hiện, thị tộc hình thành, đó là bước đầu tiên của tổ chức xã hội loài người ; sau đó các thị tộc liên minh với nhau thành các bộ lạc (họ thường có quan hệ họ hàng và nguồn gốc tổ tiên xa xôi). Quá trình đó diễn ra như thế nào, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu trong bài học hôm nay. Bài mới Hoạt động dạy Hoạt động học Mục tiêu cần đạt Thị tộc và bộ lạc GV yêu cầu HS đọc SGK mục 1 và đặt câu hỏi: Tổ chức của Người tinh khôn là gì? Giải thích khái niệm thị tộc và bộ lạc. Hỏi -Em hãy giải thích tính cộng đồng của thị tộc. Giáo viên giải thích thêm Trong thị tộc, mọi thành viên đều có quyền sở hữu và sử dụng mọi tài sản trong phạm vi lãnh địa của thị tộc. Nhưng thực ra bấy giờ ngoài mảnh da thú che thân, vài công cụ bằng đá và khẩu phần thuwcsa ưn đã ăn hết hằng ngày, con người chưa có gì để thừa, để dành và cất giữ, mọi thành viên của thị tộc đều bình đẳng, cùng làm, cùng hưởng. - Trong công xã thị tộc mẫu hệ, sự công bằng và bình đẳn là “ nguyên tắc vàng”. Đó là cái tốt đẹp, cái “vĩ đại” của nền sản xuất thấp kém khi chưa có của cải dư thừa. - Chế độ công xã thị tộc có 2 giai đoạn: công xã thị tộc mẫu quyền và công xã thị tộc phụ quyền. GV giải thích thêm chế độ công xã thị tộc mẫu quyền và công xã thị tộc phụ quyền. Vì sao có bước chuyển đó. Trả lời: - Tổ chức của Người tinh khôn là thị tộc và bộ lạc. + Thị tộc là những nhóm người gồm 2-3 thế hệ già trẻ, có chung dòng máu cùng chung sống. + Trong thị tộc, con cháu có thói quen kính trọng ông, bà, cha, mẹ, chăm lo bảo đảm nuôi dạy tất cả con cháu thị tộc. + Trên một vùng đất thuận lợi cho việc sinh sống( ven sông, ven suối), không chỉ có một thị tộc sinh sống mà có một số thị tộc sinh sống. + Bộ lạc là tập hợp một số thị tộc sinh sống cạnh nhau, có họ hàng với nhau và nguồn gốc xã hội giữa các thị tộc và bộ lạc thường có quan hệ gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau. Trả lời: - Do yêu cầu của công việc và trình độ lao động đòi hỏi người nguyên thủy phải có sự hợp tác của nhiều người, của thị tộc để kiếm ăn. + Săn đuổi những con thú lớn chạy nhanh, phải có sự phối hợp của nhiều người. + Thức ăn thời kì đó, con người kiếm được chưa nhiều, chưa đều, mọi người phải cùng làm, cùng cố gắng đến mức cao nhất để kiếm sống, cho nên người ta thấy cần phải có sự công bằng và được hưởng thụ bằng nhau. => Như vậy, trong thị tộc không chỉ có sự hợp tác, mà mọi của cải, mọi sinh hoạt được coi là của chung, việc chung, làm chung, ăn chung. - Thị tộc là những nhóm người ( khoảng vài chục người) gồm 2-3 thế hệ chung dòng máu sinh sống. Bộ lạc là sự liên kết của những thị tộc, sống cạnh nhau, có họ hàng xa với nhau. Trong thị tộc tính cộng đồng cao, mọi người làm chung, ăn chung, chưa có tư hữu Buổi đầu của thời đại kim khí GV yêu cầu học sinh đọc SGK mục 2 và đưa ra một số công cụ đá, đồng, sắt (đã phục chế) để HS so sánh rồi sau đó đặt câu hỏi: - Em có nhận xét gì về những công cụ bằng đá và bằng kim khí, thời gian xuất hiện của các công cụ này trên Trái đất Hỏi: - Em cho biết sự xuất hiện công cụ bằng kim loại có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống con người? GV giải thích thêm: Công cụ bằng đồng đỏ rất tốt hơn nhiều so với đồ đá, nhưng độ nóng chảy cao (1200 độ C) các công cụ dễ mềm. Sau đó người ta pha thêm chì, thiếc với tỉ lệ nhất định vào đồng đỏ thành đồng thau, kéo độ nóng chảy xuống chỉ còn 700 đến 800 độ C, công cụ cứng hơn, sắc bén hơn. Đồ sắt tính năng, tác dụng ưu việt hơn nhiều so với đồ đồng. Trả lời: - Công cụ bằng kim khí (đồng, sắt) tinh xảo hơn. + Năng suất lao động cao hơn công cụ bằng đá. + Sự phát minh ra những công cụ bằng đồng, bằng sắt đánh dấu một bước phát triển mới của xã hội loài người. - Cách nay 5500 năm, công cụ đồ đồng đỏ xuất hiện. - Cách nay 4000 năm, công cụ đồng thau xuất hiện. - Cách nay 3000 năm, Công cụ sắt xuất hiện. Trả lời: - Công cụ kim khí có ác dụng làm cho năng suất lao động nâng cao gấp bội so với công cụ bằng đá. + Đặc điểm là khi đồ sắt xuất hiện, người ta có thể khai thác những vùng đất rộng lớn, cày sâu, cuốc bẫm, xẻ gỗ đóng thuyền đi biển, xẻ đá làm lâu đài - Đây là cuộc cách mạng trong sản xuất, lần đầu tiên trên chặng đường dài của lịch sử, con người đã làm ra sản phẩm thừa để nuôi sống mình. - Công cụ đồ đồng xuất hiện + Cách nay 5500 năm, công cụ đồng đỏ xuất hiện (Tây Á, Ả Rập) + Cách nay 4000 năm, công cụ đồng thau xuất hiện. + Cách nay 3000 năm, công cụ sắt xuất hiện (Tây Á, Nam Âu). - Tác dụng của công cụ kim khí. + Năng suất lao động cao hơn nhiều. + Con người bắt đầu có của cải dư thừa. F Đó là dấu mốc đánh dấu sự phát triển của xã hội loài người. Sự xuất hiện tư hữu và xã hội có giai cấp GV yêu cầu HS đọc SGK mục 3 và đặt câu hỏi - Em cho biết: do đâu mà có sự xuất hiện tư hữu Hỏi - Tư hữu xuất hiện, xã hội loài người có những thay đổi gì? Hỏi Em cho biết mối quan hệ giữa sản xuất tư hữu và sự xuất hiện giai cấp trong thời kì công xã thị tộc. GV tổng kết thảo luận. Do sản xuất phát triển Xã hội có sản phẩm dư thừa, những người đứng đầu thị tộc, bộ lạc lợi dụng chức phận “chiếm công vi tư” tư hữu ra đời, xã hội phân biệt giàu nghèo Giai cấp xuất hiện. Trả lời - Từ khi có đồ kim khí xuất hiện, con người bắt đầu có của cải dư thừa, không thể đem chia đều được. - Những người đứng đầu thị tộc, bộ lạc, những người được chỉ huy dân binh, chuyên trách nghi lễ, hay điều hành những công việc chung của thị tộc, bộ lạc (xây đền, làm nhà, làm đường, đắp đê) những người này đã lợi dụng chức phận để chiếm một số của cải chung biến thành của riêng mình. Tư hữu xuất hiện, quan hệ cộng đồng bị phá vỡ. Trả lời - Khi sản xuất phát triển, gia đình cũng có những thay đổi theo: + Gia đình phụ hệ ra đời thay cho gia đình mẫu hệ (vì các công việc nặng nhọc: cày, bừa, làm thủy lợi đều do đàn ông đảm nhận, họ dần trở thành trụ cột trong gia đình, địa vị của họ về kinh tế được nâng lên, cho nên con cái lấy theo họ cha. + Xã hộ phân hóa giàu nghèo. + Công xã thị tộc, bộ lạc rạn vỡ. Con người đứng trước ngưỡng cửa của thời đại xã hội có giai cấp đầu tiên. GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm vấn đề này, (Sau khi thảo luận, GV tổng kết). - Từ khi đò kim khí xuất hiện , sản xuất phát triền, con người có của cải dư thừa. - Một số người đứng đầu thị tộc, bộ lạc lợi dụng chức phận để chiếm đoạt của công thành của tư, Tư hữu ra đời. - Trong xã hội bắt đầu có phân biệt giàu nghèo. FGiai cấp xuất hiện. - Gia đình phụ hệ ra đời. - Xã hội phân hóa giàu nghèo. - Công xã thị tộc bị rạn vỡ. - Xã hội có giai cấp chuẩn bị ra đời Củng cố Dặn dò: - Học bài cũ - Soạn bài mới: “Các quốc gia cổ đại phương Đông”. V. RÚT KINH NGHIỆM ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 3 Trung Quoc_12413427.docx
- Bài giảng RA-MA buộc tội (Trích "Ra-ma-ya-na" - sử thi Ấn Độ)
15 trang | Lượt xem: 20278 | Lượt tải: 1
- Giáo án Lịch sử 12 tiết 1 đến 33
177 trang | Lượt xem: 589 | Lượt tải: 0
- Giáo án Vật lý 10 - Bài 50: Sự chuyển trạng thái
19 trang | Lượt xem: 2069 | Lượt tải: 4
- Giáo án tin học 12 - Bài 12: Các loại kiến trúc của hệ cơ sở dữ liệu
7 trang | Lượt xem: 17532 | Lượt tải: 1
- Chuyên đề Phương trình hàm
15 trang | Lượt xem: 12253 | Lượt tải: 1
- Bài tập hóa phần ni tơ
5 trang | Lượt xem: 6874 | Lượt tải: 4
- Giáo án Vật lí Bài 29: Momen của lực. Điều kiện cân bằng của một vật rắn có trục quay cố định
3 trang | Lượt xem: 1448 | Lượt tải: 1
- Giáo án dạy bồi dưỡng Ngữ văn 11 - GV Nguyễn Thị Dạ Ngân
201 trang | Lượt xem: 604 | Lượt tải: 0
- Ma trận đề kiểm tra 45 phút học kì II môn Địa lí-Khối 12
5 trang | Lượt xem: 608 | Lượt tải: 0
- Phân tích diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn trích Trao Duyên
2 trang | Lượt xem: 55559 | Lượt tải: 2
Copyright © 2024 Doc.edu.vn - Chia sẻ những Thủ thuật tin học, phần mềm hay, hướng dẫn giải bài tập, sáng kiến kinh nghiệm, SKKN hay
Từ khóa » Sử 10 Bài 2 Giáo án
-
Giáo án Lịch Sử 10 Bài 2: Xã Hội Nguyên Thủy
-
Giáo án Lịch Sử 10 Bài 2: Xã Hội Nguyên Thủy - 123doc
-
Giáo án Lịch Sử 10 Bài 2: Xã Hội Nguyên Thủy - Tài Liệu Text - 123doc
-
Giáo án Lịch Sử 10 Bài 2: Xã Hội Nguyên Thủy - TaiLieu.VN
-
Giáo án Lịch Sử 10 (chương Trình Cơ Bản)
-
Giáo án Lịch Sử 10 Bài 2: Xã Hội Nguyên Thủy
-
Giáo án Lịch Sử Lớp 10 Bài 2 - Lib24.Vn
-
Bài 2: Xã Hội Nguyên Thủy | Lịch Sử 10 (Trang 9 – 11 SGK) - Tech12h
-
Giáo án Lịch Sử 10 Bài 1, 2
-
Giáo án Lịch Sử 10 Bài 2: Xã Hội Nguyên Thủy
-
Giáo án Lịch Sử Lớp 10 - Tiết 2 - Bài 2: Ấn Độ
-
Giáo Án Lịch Sử 10 Bài 2
-
Bài 2. Xã Hội Nguyên Thuỷ - - Thư Viện Bài Giảng điện Tử
-
Giáo án Lịch Sử 10 Bài 2.pdf (.docx) | Tải Miễn Phí