Giáo án Lịch Sử Lớp 12 Bài 8: Nhật Bản - Tìm đáp án, Giải Bài Tập, để

* Hoạt động 1: Cá nhân

- GV đặt câu hỏi: Em hãy cho biết Nhật Bản ra khỏi chiến tranh trong tình trạng như thế nào?

- HS nhớ lại kiến thức về chiến tranh thế giới thứ hai để trả lời. Nhâtỵ là nước phát xít chiến bại. Vì vậy, bước ra khỏi chiến tranh với những hậu quả còn hết sức nặng nề.

- GV yêu cầu HS theo dõi SGK những con số nói lên sự thiệt hại của Nhật.

* Hoạt động 2: cả lớp và cá nhân

- GV yêu cầu HS theo dõi SGK để thấy được sự thay đổi về kinh tế, xã hội và chính sách đối ngoại của Nhật sau chiến tranh.

- HS theo dõi SGK theo yêu cầu của GV.

GV cung cấp cho HS những nội dung chính về tình hình kinh tế, chính trị và đối ngoại của Nhật.

* Hoạt động 3: Cá nhân

- GV yêu cầu Hs theo dõi SGK để thấy được biểu hiện sự phát triển kinh tế của Nhật.

- HS theo dõi SGK theo hướng dẫn xủa GV, nắm được số liệu về sự phát triển kinh tế của Nhật.

- Gvcó thế bổ sung một số tư liệu: Tổng thu nhập quốc dân GNP 1950 đạt 20 tỉ USD bằng 1/17 của Mĩ, 1968 đạt 183 tỉ USD, bằng 1/5 của Mĩ., năm 1973 đạt 402 tỉ USD, năm 1989 là 2.828 tỉ USD, năm 2000 là 4.895 tỉ USD, thu nhập bình quân đầu người là 38.690 USD.

- Trongkhoảng 20 năm (1950-1971) xuất khẩu của Nhật tăng 30 lần, nhập khẩu tăng 21 lần. Trong những năm 1950-1960, tốc độ tăng trưởng bình quân cônmg nghiệp của Nhật gấp 6 lần Mĩ.

- GV kết luận: So Nhật với Mĩ ta thấy: Xuất phát từ một hoàn cảnh cực kì thuận lợi, Mĩ vươn lên trở thành siêu cường quốc trên thế giới, đó là một điều dễ hiểu. Còn đối với Nhật từ một xuất phát điểm cực kì thấp, trong hai thập niên,Nhật đã vươn lên trở thành siêu cường đứng thứ hai thế giới, người ta khó có thể tưởng tượng được bằng nổ lực cố gắng của con người Nhật đã đạt được những bước nhảy vọt, một hiện tượng thần kì Nhật Bản.

  • Hoạt động 4:Cả lớp

- Gv khái quát sự phát triển KHKT Nhật Bản.

- HS theo dõi, nắm kiến thức.

+ Nhật Bản rất coi trọng giáo dục, coi giáo dục là chìa khoá để phát triển, lấy việc giáo dục nâng cao ý thức con người làm cơ sở để thực hiện công cuộc phát triển, hiện đại hoá đất nước. Giáo dục Nhật Bản rất chú trọng đào tạo thế hệ trẻ giữ gìn bản săc văn hoá dân tộc, thuần phong Mĩ tục, truyền thống tự lực, tự cường, có năng lực trình độ KHKT, có ý thức vươn lên, thành thạo nghề, sáng tạo trong lao động.. Nhật Bản hiện địa hoá giáo dục từ thời Minh Trị, song cho đến nay, tư tưởng đạo đức, lối sống, phong tục tập quán của Nhật vẫn mang đậm nét phương Đông.

+ Về KHKT, Nhật Bản rất coi trọng phát triển, luôn tìm cách đẩy nhanh sự phát triển bằng cách mau các phát minh, sáng chế. Tính đến năm 1968, Nhật đã mua bằng phát minh sáng chế nước ngoài trị giá 6 tỉ USD.

Hoạt động 5: GV

- GV trình bày nét chính về văn hoá Nhật Bản: Người Nhật sống rất hiện địa nhưng họ rất tôn trọng những giá trị văn hoá truyền thống, kết hợp hài hoìa giữa truyền thống và hiện đại. Không chỉ thi ca, nhạc hoạ, kiến trúc của Nhật có chỗ đứng trên thế giới mà các giá trị văn hoá tryền thống như hoa đạo, trà đạo, … của Nhậtcũng ảnh hưởng ở nước ngoài.

Từ khóa » Câu Hỏi Tự Luận Lịch Sử 12 Bài 8