Giáo án Lớp 8 Môn Ngữ Văn - Tuần 2 - Tiết 6, 7: Đấu Tranh Cho Một ...
Có thể bạn quan tâm
- Trang Chủ
- Đăng ký
- Đăng nhập
- Upload
- Liên hệ
/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
Giúp HS:
1/ Kiến thức.
- Nắm được một số hiểu biết về tình hình thế giới những năm 1980 liên quan đến văn bản
- Nắm được hệ thống luận điểm, luận cứ, cách lập luận trong văn bản.
2/ Kĩ năng.
Đọc – hiểu văn bản nhật dụng bàn luận về một vấn đề liên quan đến nhiệm vụ đấu tranh vì hòa bình của nhân loại.
3/ Thái độ.
Giáo dục học sinh yêu chuộng hoà bình, ý thức đấu tranh ngăn chặn chiến tranh, giữ gìn ngôi nhà trái đất.
B/ CHUẨN BỊ:
- GV:giáo án - sgk
- HS: chuẩn bị theo câu hỏi sgk.
23 trang levilevi 2205 1 Download Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 8 môn Ngữ văn - Tuần 2 - Tiết 6, 7: Đấu tranh cho một thế giới hòa bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trênTuần 02 Tiết 06,07 Ngày soạn: 28/08/2011 Ngày dạy: 29/08/2011 ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HÒA BÌNH ( Gác - xi - a Mác -két ) A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. Giúp HS: 1/ Kiến thức. - Nắm được một số hiểu biết về tình hình thế giới những năm 1980 liên quan đến văn bản - Nắm được hệ thống luận điểm, luận cứ, cách lập luận trong văn bản. 2/ Kĩ năng. Đọc – hiểu văn bản nhật dụng bàn luận về một vấn đề liên quan đến nhiệm vụ đấu tranh vì hòa bình của nhân loại. 3/ Thái độ. Giáo dục học sinh yêu chuộng hoà bình, ý thức đấu tranh ngăn chặn chiến tranh, giữ gìn ngôi nhà trái đất. B/ CHUẨN BỊ: - GV:giáo án - sgk - HS: chuẩn bị theo câu hỏi sgk. C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: . 1. Vốn tri thức văn hoá của Bác Hồ có được từ đâu? A. Ghé lại nhiều hải cảng, thăm nhiều nước trên thế giới, trên những con tàu vượt trùng dương. B. Nhờ Bác biết nhiều tiếng nước ngoài. C. Nhờ đến đâu Bác cũng học hỏi, tìm hiểu văn hoá, nghệ thuật đến mức khá uyên thâm. D. Chịu ảnh hưởng tất cả các nền văn hoá, tiếp thu cái hay, phê phán cái dở của chúng. 2. Vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh được thể hiện như thế nào? 3. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS. Phương pháp: Thuyết trình. Thời gian: 3 phút. Trong chiến tranh thế giới lần thứ hai, những ngày đầu tháng 8/1945, chỉ bằng hai quả bom nguyên tử đầu tiên ném xuống hai thành phố Hi-rô-si-ma và Na-ga-xa-ki, đế quốc Mỹ đã làm hai triệu người Nhật bị thiệt mạng và còn di hoạ đến bây giờ. Thế kỷ XX, thế giới phát minh ra nguyên tử, hạt nhân đồng thời cũng phát minh ra những vũ khí huỷ diệt, giết người hàng loạt, khủng khiếp. Từ đó đến nay, những năm đầu của thế kỷ XXI và cả trong tương lai, nguy cơ về một cuộc chiến tranh hạt nhân tiêu diệt cả thế giới luôn luôn tiềm ẩn và đe doạ nhân loại. Đấu tranh vì một thế giới hoà bình luôn là một trong những nhiệm vụ vẻ vang nhưng cũng khó khăn nhất của nhân dân các nước. Hôm nay, chúng ta nghe tiếng nói của một nhà văn nổi tiếng Nam Mỹ (Cô-lôm-bi-a) : Ga-bri-en Gác-xi-a Mác-két. Hoạt động 2: Tìm hiểu chung về văn bản Mục tiêu: HS nắm được những nét chính về tác giả, tác phẩm. Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, thuyết trình. Thời gian: 12 phút. Hoạt động dạy-học Nội dung cần đạt Em hiểu biết gì về nguyên tử, hạt nhân, những ứng dụng của nó trong hoà bình và trong chiến tranh? Nguyên tử là phần tử hóa học nhỏ nhất không thể phân chia cấu tạo nên vật chất . Mỗi loại nguyên tử có tính chất vật lý và hóa học đặc trưng và tạo nên một nguyên tố hóa học. Mỗi nguyên tố có một nguyên tử số xác định. Hạt nhân nguyên tử, còn được gọi tắt là hạt nhân, là cấu trúc vật chất đậm đặc (có mật độ cực lớn - đạt đến 100 triệu tấn trên một centimet khối), chiếm khối lượng chủ yếu (gần như là toàn bộ) của nguyên tử. Về cơ bản, theo các hiểu biết hiện nay thì hạt nhân nguyên tử có kích thước nằm trong vùng giới hạn bởi bán kính cỡ 10-15 m, được cấu tạo từ hai thành phần sau: Proton: là loại hạt mang điện tích +1, có khối lượng bằng 1.67262158 × 10−27 kg (938.278 MeV/c²) và spin +1/2. Trong tiếng Hy Lạp, proton có nghĩa là "thứ nhất". Proton tự do có thời gian sống rất lớn, gần như là bền vĩnh viễn. Tuy nhiên quan điểm này vẫn còn một số hoài nghi trong vật lý hiện đại. Nơtron: là loại hạt không mang điện tích, có khối lượng bằng 1.67492716 × 10-27 kg (939.571 MeV/c²) và spin +1/2, tức là lớn hơn khối lượng của proton chút ít. Nơtron tự do có thời gian sống cỡ 10 đến 15 phút và sau đó nhanh chóng phân rã thành một proton, một điện tử (electron) và một phản nơtrino. Chiến tranh thông thường và chiến tranh nguyên tử hạt nhân khác nhau như thế nào? Vũ khí hạt nhân (tiếng Anh: nuclear weapon) là loại vũ khí hủy diệt hàng loạt mà năng lượng của nó do các phản ứng phân hạch hạt nhân hoặc/và phản ứng hợp hạch gây ra. Một vũ khí hạt nhân nhỏ nhất cũng có sức công phá lớn hơn bất kỳ vũ khí quy ước nào. Vũ khí có sức công phá tương đương với 10 triệu tấn thuốc nổ có thể phá hủy hoàn toàn một thành phố. Nếu sức công phá là 100 triệu tấn (mặc dù hiện nay chưa thể thực hiện được) thì có thể phá hủy một vùng với bán kính 100 - 160 km. Cho đến nay, mới chỉ có hai quả bom hạt nhân được dùng trong Đệ nhị thế chiến: quả bom thứ nhất được ném xuống Hiroshima (Nhật Bản) vào ngày 6 tháng 8 năm 1945 có tên là Little Boy và được làm từ uranium; quả sau có tên là Fat Man và được ném xuống Nagasaki, cũng ở Nhật Bản ba ngày sau đó, được làm từ plutonium. Hai cuộc chiến tranh thế giới, các cuộc chiến tranh chống xâm lược ở nước ta thế kỷ XX thuộc loại chiến tranh nào? Đấu tranh cho một thế giới hoà bình, chúng ta phải làm gì? (HS yếu) Phải làm nhiều việc: chống ma tuý, chống chiến tranh, chống khủng bố, chống HIV đặc biệt là ngăn chặn và xoá bỏ nguy cơ chiến tranh hạt nhân trên toàn thế giới. Bài viết của Mac-két bàn luận về vấn đề đó. I.Tìm hiểu chung : 1. Tác giả : G.G. Mác-két (1928) Trình bày hiểu biết của em về tác giả G.G. Mác-két Gabriel José García Márquez (6 tháng 3 năm 1928 - ) là một nhà văn người Colombia nổi tiếng, ông còn là nhà báo và một người hoạt động chính trị. Nổi tiếng với các tiểu thuyết El amor en los tiempos del cólera (Tình yêu thời thổ tả), El otoño del patriarca (Mùa thu của vị trưởng lão), El general en su laberinto (Tướng quân giữa mê hồn trận) và hơn cả là Cien años de soledad (Trăm năm cô đơn), García Márquez là một đại diện tiêu biểu của nền văn học Mỹ Latinh. Tên tuổi của ông gắn liền với chủ nghĩa hiện thực huyền ảo. García Márquez được trao Giải Nobel Văn học năm 1982. G.G Mác-ket là nhà văn có nhiều đóng góp cho nền hòa bình nhân loại thông qua các hoạt động xã hội và sáng tác văn học. Ông nhận giải thưởng Nô-ben về văn học năm 1982. Nêu hoàn cảnh ra đời, xuất xứ của bài viết Đấu tranh cho môït thế giới hoà bình. 2. Tác phẩm: Văn bản được trích trong tham luận Thanh gươm Đa-mô-clet của nhà văn đọc tại cuộc họp sáu nước Ấn Độ, Mê hi cô, Thụy Diển, Ác hen ti na,Hi lạp, Tan da ni a tại Mê hi cô vào tháng 8 năm 1986 3. Đọc-Chú thích-Bố cục Đọc: Giọng rõ ràng, dứt khoát, đanh thép, chú ý các từ phiên âm, các từ viết tắt, các con số. GV đọc một đoạn. Bài này thuộc kiểu loại văn bản gì? Phương thức biểu đạt? - Kiểu loại: văn bản nhật dụng -Phương thức biểu đạt: nghị luận chính trị, xã hội. Em hãy giải thích nghĩa từ hạt nhân, nguyên tử, hành tinh. Hạt nhân: phần trung tâm của nguyên tử, nơi tập trung hầu hết khối lượng , mang điện tích dương. - Hành tinh: thiên thể không tự phát ra ánh sáng, quay xung quanh mặt trời hoặc ngôi sao . - Nguyên tử: Phần tử nhỏ nhất của nguyên tố hoá học, gồm một hạt nhân ở giữa và một hay nhiều electron xung quanh. Văn bản trích này có thể được chia làm mấy đoạn? Bố cục: 3 đoạn: + Đoạn 1: Từ đầuthế giới: Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe doạ trên toàn trái đất. + Đoạn 2: Tiếp theovũ trụ: Cuộc chạy đua vũ trang làm mất đi khả năng cải thiện cuộc sống trong nhiều lĩnh vực + Đoạn 3: Tiếp theoxuất phát của nó: Chiên stranh hạt nhân không chỉ đi ngược lại lí trí con người mà còn ngược lại với lí trí tự nhiên. + Đoạn 4: Phần còn lại: Lời kêu gọi đấu tranh cho một thế giới hoà bình. Hoạt động 3: Tìm hiểu chi tiết Mục tiêu: HS hiểu, cảm thụ được giá trị nội dung và nghệ thuật tác phẩm. Phương pháp: Vấn đáp tìm tòi; thuyết trình; đọc sáng tạo tái hiện hình tượng. Thời gian: 60 phút. II- Đọc- hiểu văn bản: 1. Luận điểm cơ bản và hệ thống luận cứ: a. Luận điểm cơ bản Luận điểm chủ chốt mà tác giả nêu và tìm cách giải quyết trong văn bản là gì? - Nguy cơ khủng khiếp của chiến tranh hạt nhân đang đe doạ toàn thế giới. - Đấu tranh chống lại và xoá bỏ nguy cơ này vì một thế giới hoà bình là nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại. Giải thích tại sao em lại hiểu như vậy? Luận điểm cơ bản A và B.A là nguyên nhân. B là kết quả. Điểm cốt lõi của luận điểm chính được nêu trong nhan đề văn bản: Đấu tranh cho một thế giới hoà bình. A. Nguy cơ khủng khiếp của chiến tranh hạt nhân đang đe doạ toàn thế giới. B. Đấu tranh chống lại và xoá bỏ nguy cơ này vì một thế giới hoà bình là nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại. Hệ thống luận cứ để làm rõ luận điểm được triển khai như thế nào? b. Hệ thống luận cứ + Kho vũ khí hạt nhân đang được tàng trữ có khả năng huỷ diệt cả trái đất và các hành tinh khác trong hệ mặt trời . + Chạy đua vũ trang, nhất là vũ trang hạt nhân, là vô cung tốn kém và hết sức phi lý. + Chiến tranh hạt nhân không chỉ đi ngược lại lý trí của loài người mà còn ngược lại với lý trí của tự nhiên, phản lại sự tiến hoá, đưa tất cả thế giới về lại điểm xuất phát cách đây hàng nghìn triệu năm. + Vì vậy tất cả chúng ta phải có nhiệm vụ ngăn chặn cuộc chiến tranh hạt nhân, đấu tranh cho một thế giới hoà bình. Em có nhận xét gì về hệ thống luận cứ này? Mạch lạc, chặt chẽ, sâu sắc, tạo nên tính thuyết phục HS đọc lại đoạn 1. 2. Phân tích các luận cứ : a. Nguy cơ chiến tranh hạt nhân : Nhận xét cách mở đầu của tác giả? Những thời điểm và con số cụ thể được nêu ra có tác dụng gì? Bắt đầu bài viết bằng việc xác định cụ thể thời gian (Hôm nay ngày 8/8/1986) và đưa ra số liệu cụ thể đầu đạn hạt nhân với một phép tính đơn giản :” Nói nôm na ra, điều đó có nghĩa là mỗi người, không trừ trẻ con, đang ngồi trên một thùng 4 tấn thuốc nổ: tất cả chỗ đó nổ tung lên sẽ làm biến hết thảy, không phải là một lần mà là 12 lần, mọi dấu vết của sự sống trên trái đất “ --> Đưa ra những tính toán lý thuyết”có thể tiêu diệt các hành tinhphá huỷ thế thăng bằng của hệ mặt trời” - Xác định cụ thể thời gian, đưa ra số liệu cụ thể. - Đưa ra những tính toán lý thuyết. - Cách vào đề trực tiếp, chứng cứ xác thực --> Gây ấn tượng mạnh về tính chất hệ trọng của vấn đề. So sánh nào đáng chú ý ở đoạn nầy? - Em hiểu thế nào là thanh gươm Đa-mô-clét? Dịch hạch? Ngày 26/12/2004 đã thay đổi châu Á vĩnh viễn. Hàng tỷ tấn nước gầm rú trên Ấn Độ Dương, phá huỷ các đường bờ biển, nhấn chìm những khu du lịch và làng mạc trong bùn lầy. Những bức ảnh dưới dây do một loạt vệ tinh trái đất chụp được, cho thấy các vùng bị tàn phá trước và sau cơn sóng thần. Nhật Bản thiệt hại nặng nề do động đất, súng thần Theo thông tin của cảnh sát Nhật Bản, đến sáng 13/3, số người thiệt mạng trong thảm họa động đất và sóng thần đã tăng lên gần 900 người. Số liệu này chưa bao gồm 200-300 thi thể được phát hiện tại bờ biển thành phố Sendai mà cảnh sát thành phố này báo cáo trước đó. Tuy nhiên, đây chưa phải con số cuối cùng về số người thiệt mạng bởi thảm họa, bởi riêng thị trấn Minamisanriku thuộc tỉnh Miy ... Thầy: soạn bài lên lớp. Chuẩn bị tư liệu để cung cấp cho HS. * Trò: ôn bài cũ, soạn bài mới C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS. Phương pháp: Thuyết trình. Thời gian: 2 phút. Trong văn bản thuyết minh, khi phải trình bày các đối tượng cụ thể trong đời sống như các loài cây, các di tích, thắng cảnh, các thành phố, mái trường, các nhân vậtbên cạnh việc thuyết minh rõ ràng, mạch lạc các đặc điểm, giá trị, quá trình hình thành của đối tượng thuyết minhcũng cần vận dụng biện pháp miêu tả để làm cho đối tượng hiện lên cụ thể, gần gũi, dễ cảm, dễ nhận . Hoạt động 2: Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh. Mục tiêu: HS nắm được các yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh. Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, thuyết trình. Thời gian: 20 phút. Hoạt động dạy-học Nội dung cần đạt I. Yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh: GV yêu cầu HS đọc và tìm hiểu văn bản Cây chuối trong đời sống Việt Nam ở sgk và trả lời các câu hỏi: 1- Văn bản Cây chuối trong đời sống Việt Nam: Nhan đề của văn bản này có ý nghĩa gì? Nhan đề của văn bản muốn nhấn mạnh: + Vai trò của cây chuối đối với đời sống vật chất, tinh thần của người Việt Nam từ xưa tới nay. + Thái độ đúng đắn của con người trong việc trồng trọt, chăm sóc và sử dụng có hiệu quả các giá trị của cây chuối. Xác định những câu văn thuyết minh về cây chuối. - Hầu như ở nông thôn, nhà nào cũng trồng chuối. (1)- “Đi khắp Việt Nam núi rừng” “Cây chuối rất ưa nước cháu lũ” (2)- “Cây chuối là thức ăn hoa, quả!” (3)- Giới thiệu quả chuối: Những loại chuối và công dụng của nó. + “Quả chuối là một món ăn ngon” + “Nào chuối hương thơm hấp dẫn” + “Mỗi cây chuối đều cho ta một buồng chuối nghìn quả” + Chuối xanh để chế biến thức ăn. + Chuối để thờ cúng. + .. Xác định những câu văn miêu tả cây chuối. -Đi khắp Việt Nam, nơi đâu ta cũng gặp những cây chuối thân mềm vươn lên như những trụ cột nhẵn bóng, toả ra vòm lá tán xanh mướt che rợp từ vườn tược đến núi rừng. - Chuối xanh có vị chát, để sống cắt lát ăn cặp với thịt lợn luộc chấm tôm chua khiến miếng thịt ngon gấp bội phần, nó cũng là món ăn cặp rất tuyệt vời với các món tái hay món gỏi. Hãy kể thêm những công dụng của mỗi bộ phận trên cây chuối. a. Thuyết minh: - Phân loại chuối: chuối tây (thân cao, màu trắng, quả ngắn), chuối hột (thân cao, màu tím sẫm, quả ngắn, trong ruột có hột), chuối tiêu (thân thấp, màu sẫm, quả dài), chuối ngự (thân cao, màu sẫm, quả nhỏ), chuối rừng (thân to cao, màu sẫm, quả to) - Thân gồm nhiều lớp bẹ, có thể dễ dàng bóc ra phơi khô, tước lấy sợi. - Lá (tàu) gồm có cuống lá (cọng) và lá. - Nõn chuối: màu xanh - Hoa chuối (bắp chuối): màu hồng, có nhiều lớp bẹ. - Gốc có củ và rễ. b. Miêu tả: - Thân tròn, mát rượi, mọng nước - Tàu lá xanh rờn, bay xào xạc trong gió, vẫy óng ả dưới ánh trăng - Củ chuối có thể gọt vỏ để thấy một nàu trắng mỡ màng như màu củ đậu đã bóc vỏ Hãy kể thêm công dụng của mỗi bộ phận trên cây chuối. Công dụng: - Thân cây chuối non (chuối tây, chuối hột) có thể thái ghém làm rau sống ăn rất mát, có tác dụng giải nhiệt. Thân cây chuối tươi: làm phao tập bơi, kết làm bè vượt sông. - Hoa chuối: thái nhỏ ăn rau sống, xào, luộc, gỏi. - Cọng chuối:bện thừng Qua văn bản Cây chuối trong đời sống Việt Nam, em thấy các yếu tố miêu tả có tác dụng như thế nào? 2- Kết luận * Các yếu tố miêu tả: những yếu tố làm hiện lên đặc điểm, tính chất nổi bật về hình dáng, kích thước, vóc dáng, cách sắp xếp, bài trí.... * Yếu tố miêu tả có tác dụng làm cho việc thuyết minh về đối tượng thêm cụ thể, sinh động, hấp dẫn, làm cho đối tượng thuyết minh được nổi bật, gây ấn tượng. Hoạt động 3: Luyện tập Mục tiêu: - Xác định đúng văn bản thuyết minh trong số các văn bản cho trước. Biết phân biệt văn bản thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả với văn bản miêu tả. Chỉ ra và nêu rõ được vai trò, tác dụng của các yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh. Viết đoạn văn thuyết minh ngắn với đối tượng là sự vật quen thuộc và có sử dụng yếu tố miêu tả. Phương pháp: Thảo luận nhóm, thuyết trình. Thời gian: 20 phút. II- Luyện tập - Em đọc và nêu yêu cầu bài tập 1. GV hướng dẫnHS thực hiện. Bài tập 1: - Thân cây chuối có hình dáng thẳng tròn như một cái cột trụ mọng nước gợi cảm giác mát mẻ, dễ chịu. - Lá chuối tươi xanh rờn xào xạc trong nắng sớm. - Quả chuối chín màu vàng vừa bắt mắt, vừa dậy lên một mùi thơm ngọt ngào, quyến rũ. - Nõn chuối màu xanh non cuốn tròn như một bức thư còn phong kín đang đợi gió mở ra. - Em đọc và nêu yêu cầu bài tập 2. GV hướng dẫnHS thực hiện . Bài tập 2: - Tách, nó có tai. - Chén của ta không có tai. - Khi mời aiuống rất nóng . - Em đọc và nêu yêu cầu bài tập 3. GV hướng dẫn HS thực hiện . Bài tập 3: - “Những ngày đầu năm, lòng người” - “Qua sông Hồng, mượt mà” - “Lân được trang trí công phu, chạy quanh” - “Những người tham gia, mỗi người” - “Bàn cờ là sân bãi rộng, che lọng” - “Với khoảng thời gian nhất định, khê” - “Sau hiệu lệnh đôi bờ sông”. Hoạt động 4: Hướng dẫn tự học Mục tiêu: HS khái quát và khắc sâu kiến thức vừa được học. Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, thuyết trình. Thời gian: phút. a. Bài vừa học:Viết đoạn văn thuyết minh về một sự vật tự chọn có sử dụng yếu tố miêu tả. b. Bài sắp học: LUYỆN TẬP SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH Tiết 10 Ngày soạn: 28/08/2011 Ngày dạy: 01/08/2011 LUYỆN TẬP SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức - Những yếu tố miêu tả trong bài văn thuyết minh. - Vai trò của yếu tố miêu tả trong bài văn thuyết minh. 2. Kĩ năng - Viết đoạn văn, bài văn thuyết minh sinh động, hấp dẫn. 3. Giáo dục : Giáo dục ý thức tạo lập văn bản thuyết minh . B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ. * Thầy: soạn bài lên lớp. Chuẩn bị tư liệu để cung cấp cho HS. * Trò: ôn bài cũ, soạn bài mới C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh. 3. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS. Phương pháp: Thuyết trình. Thời gian: 2 phút. Trong văn bản thuyết minh, khi phải trình bày các đối tượng cụ thể trong đời sống như các loài cây, các di tích, thắng cảnh, các thành phố, mái trường, các nhân vậtbên cạnh việc thuyết minh rõ ràng, mạch lạc các đặc điểm, giá trị, quá trình hình thành của đối tượng thuyết minhcũng cần vận dụng biện pháp miêu tả để làm cho đối tượng hiện lên cụ thể, gần gũi, dễ cảm, dễ nhận . Rèn kỹ năng sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh--> Luyện tập. Hoạt động 2: Củng cố kiến thức Mục tiêu: HS nắm được kiến thức về việc sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh. Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, thuyết trình, thảo luận nhóm Thời gian: 10 phút. Hoạt động dạy-học Nội dung cần đạt I- Củng cố kiển thức: - Miêu tả làm có thể làm cho sự vật, hiện tượng, con người hiện lên cụ thể, sinh động. - Có thể sử dụng các câu miêu tả, đoạn văn miêu tả trong bài văn thuyết minh để giới thiệu đặc điểm từng bộ phận hoặc những điểm riêng độc đáo của đối thượng cần thuyết minh. - Các yếu tố miêu tả trong bài văn thuyết minh phải thực hiện nhiệm vụ của thuyết minh là cung cấp những thông tin chính xác, những đặc điểm, lợi ích,... của đối tượng. Hoạt động 3: Luyện tập Mục tiêu: HS – Tìm đoạn văn thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả. Tìm chi tiết của đối tượng trong bài văn thuyết minh cần miêu tả. Viết câu văn miêu tả cho những chi tiết cần thiết của đối tượng trong bài văn thuyết minh. - Viết lại một đoạn văn thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả. Phương pháp: Thảo luận nhóm, thuyết trình. Thời gian: 20 phút. II- Luyện tập GV đọc đề, chép lên bảng Đề: Con trâu ở làng quê Việt Nam. Đề bài yêu cầu trình bày vấn đề gì? I. Tìm hiểu đề: Giới thiệu về con trâu ở làng quê Việt Nam. Cụm từ “Con trâu ở làng quê Việt Nam” bao gồm những ý gì? Vai trò, vị trí của con trâu trong đời sống của người nông dân, trong nghề nông của người Việt Nam: Đó là cuộc sống của người làm ruộng, con trâu trong việc đồng áng, con trâu trong cuộc sống làng quê, GV hướng dẫn HS nêu nhiều ý cụ thể. HS lập dàn ý theo bố cục: II. Tìm ý và lập dàn ý: Mở bài: Giới thiệu chung về con trâu trên đồng ruộng Việt Nam. Thân bài: - Con trâu trong nghề làm ruộng:là sức kéo để cày, bừa, kéo xe, trục lúa - Con trâu trong lễ hội, đình đám. - Con trâu cung cấp thịt, da thuộc, sừng trâu để làm đồ mỹ nghệ. - Con trâu là tài sản lớn của người nông dân Việt Nam. - Con trâu và kẻ chăn trâu. Việc chăn nuôi trâu. Kết bài: Con trâu trong tình cảm của người nông dân. HS viết nháp, đọc, bổ sung, sửa chữa. GV yêu cầu HS làm vào vở, gọi một số em đọc và phân tích, đánh giá. III.Viết đoạn văn: Đoạn văn mở bài: Bao đời nay, hình ảnh con trâu lầm lũi kéo cày trên đồng ruộng là hình ảnh rất quen thuộc, gần gũi đối với người nông dân Việt Nam. Vì thế, đôi khi con trâu đã trở thành người bạn tâm tình của người nông dân: Trâu ơi, ta bảo trâu này Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta. Cấy cày vốn nghiệp nông gia Ta đây, trâu dấy ai mà quản công. - Giới thiệu con trâu trong việc làm ruộng . - Giới thiệu con trâu trong một số lễ hội. - Đoạn văn: Con trâu không chỉ kéo cày, kéo xe, trục lúamà còn là một trong những vật tế thần trong Lễ hội đâm trâu ở Tây nguyên; là nhân vật chính trong Lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn - Giới thiệu con trâu với tuổi thơ ở nông thôn. Đoạn văn kết bài Chú ý tới hình ảnh: Con trâu hiền lành, ngoan ngoãn, Đoạn văn: Không có ai sinh ra và lớn lên ở các làng quê Việt Nam mà lại không có tuổi thơ gắn với con trâu. Thuở nhỏ, đưa cơm cho cha đi cày, mải mê ngắm nhìn con trâu được thả lỏng đang say sưa gặm cỏ một cách ngon lành. Lớn lên một chút, nghễu nghện cỡi trên lưng trâu trong những buổi chiều đi chăn thả trở về. Cưỡi trâu ra đồng, cưỡi trâu lội xuống sông, cưỡi trâu thong dong và cưỡi trâu phi nước đại Thú vị biết bao! Con trâu hiền lành, ngoan ngoãn đã để lại trong ký ức tuổi thơ của mỗi người bao nhiêu kỷ niệm ngọt ngào! Hoạt động 4: Hướng dẫn tự học Mục tiêu: HS khái quát và khắc sâu kiến thức vừa được học. Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, thuyết trình. Thời gian: 8 phút. a. Bài vừa học: - Chọn đề văn thuyết minh để luyện tập tìm ý,lập dàn ý. - Viết một đoạn văn thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả. b. Bài sắp học: TUYÊN BỐ THẾ GIỚI VỀ SỰ SỐNG CÒN, QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM Xác nhận của BGH Tổ chuyên môn nhận xét
Tài liệu đính kèm:
- Tuần 02.doc
- Bài kiểm tra học kỳ I môn Toán Lớp 8 - Năm học 2008-2009 - Trường THCS Nguyễn Tri Phương
Lượt xem: 134 Lượt tải: 0
- Tài liệu Chuyên đề Hình học Lớp 8 (Sưu tầm)
Lượt xem: 595 Lượt tải: 0
- Đề kiểm tra 45 phút môn: Công nghệ 9B
Lượt xem: 927 Lượt tải: 0
- 100 trò chơi dân gian
Lượt xem: 1011 Lượt tải: 0
- Giáo án Lớp 3 - Tuần 26
Lượt xem: 1836 Lượt tải: 0
- Giáo án Mĩ thuật 7 - Tiết 25, Bài 25: Vẽ tranh Đề tài Trò chơi dân gian - Năm học 2009-2010
Lượt xem: 2353 Lượt tải: 3
- Ma trận đề kiểm tra Hình học Lớp 7 - Chương III, Tiết 67
Lượt xem: 515 Lượt tải: 0
- Giáo án Hoạt đông ngoài giờ lên lớp Lớp 6 - Năm học 2008-2009 - Nguyễn Mạnh Thắng
Lượt xem: 523 Lượt tải: 0
- Giáo án Hình học 9 - Tiết 61: Hình nón - Hình nón cụt diện tích xung quanh và thể tích hình cầu của hình nón, hình nón cụt
Lượt xem: 1387 Lượt tải: 0
- Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 37: Ôn tập học kỳ I (tiếp theo) - Năm học 2009-2010 - Trường THCS Đạ M'rông
Lượt xem: 332 Lượt tải: 0
Copyright © 2024 Lop6.net - Giáo án điện tử lớp 6, Giáo án lớp 6, Một số bài luận văn tham khảo cho sinh viên
Từ khóa » đấu Tranh Cho Một Thế Giới Hòa Bình Soạn Giáo án
-
Giáo án Bài Đấu Tranh Cho Một Thế Giới Hòa Bình (Tiết 1)
-
Giáo án Bài Đấu Tranh Cho Một Thế Giới Hòa Bình (Tiết 2)
-
Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Đấu Tranh Cho Một Thế Giới Hòa Bình
-
Giáo án PTNL Bài Đấu Tranh Cho Một Thế Giới Hoà Bình
-
Giáo án Ngữ Văn 9 Bài 5: Đấu Tranh Cho Một Thế Giới Hòa Bình
-
Giáo án PTNL Bài Đấu Tranh Cho Một Thế Giới Hoà Bình (tiếp)
-
Giáo án Ngữ Văn 9 (Văn Bản) Đấu Tranh Cho Một Thế Giới Hòa Bình
-
Giáo án Ngữ Văn 9 Bài 5: Đấu Tranh Cho Một Thế Giới Hòa Bình
-
Tiết 6+7: Đấu Tranh Cho Một Thế Giới Hòa Bình - Năm Học 2011-2012
-
Giáo án Ngữ Văn 9 - Đấu Tranh Cho Một Thế Giới Hoà Bình
-
Giáo án Ngữ Văn 9 Bài 2: Đấu Tranh Cho Một Thế Giới Hòa Bình
-
Giáo án Lớp 9 Môn Ngữ Văn - Tiết 6-7 : Đọc - Hiểu Văn Bản
-
Soạn Bài Đấu Tranh Cho Một Thế Giới Hòa Bình (trang 17)
-
Giáo án Ngữ Văn 9 - Tiết 7: Đấu Tranh Cho Một Thế Giới Hoà Bình
-
Bài 2. Đấu Tranh Cho Một Thế Giới Hoà Bình - Thư Viện Bài Giảng điện Tử
-
Soạn Bài đấu Tranh Cho Một Thế Giới Hòa Bình Tại
-
A. Nội Dung Tác Phẩm Đấu Tranh Cho Một Thế Giới Hoà Bình - Haylamdo