Giáo án PTNL Bài Đấu Tranh Cho Một Thế Giới Hoà Bình

Ngày soạn : Ngày dạy : Tuần 2- Tiết 6 &7: ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HOÀ BÌNH ( Ga-bri-en Gác-xi-a Mác- ket) A. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS có khả năng : 1 Kiến thức: + Một số hiểu biết về tình hình thế giới những năm 1980 liên quan đến văn bản. + Hệ thống luận điểm, luận cứ, cách lập luận trong văn bản. 2 Kỹ năng: + Đọc- hiểu văn bản nhật dụng bàn luận về một vấn đề liên quan đến nhiệm vụ đấu tranh vì hòa bình của nhân loại. 3 Thái độ: + Biết thể hiện thái độ chống nguy cơ chiến tranh hạt nhân, bảo vệ hoà bình trên thế giới. 4. Đánh giá năng lực: + Suy nghĩ, phê phán, sáng tạo, đánh giá, bình luận về hiện trạng nguy cơ chiến tranh hạt nhân. + Giao tiếp: trình bày ý tưởng của cá nhân, trao đổi về hiện trạng và giải pháp để đấu tranh chống nguy cơ chiến tranh hạt nhân, xây dựng một thế giới hoà bình. + Ra quyết định về những việc làm cụ thể của cá nhân và xã hội vì một thế giới hoà bình. * Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh: + Chủ đề: Tinh thần quốc tế vô sản: Tư tưởng yêu nước và độc lập dân tộc trong quan hệ với hoà bình thế giới( chống nạn đói, nạn thất học, bệnh tật, chiến tranh của Bác) B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: * Giáo viên: + Tư liệu, bài tập trắc nghiệm, tranh ảnh về sự huỷ diệt của vũ khí hạt nhân, hậu quả của c.tranh để lại. + Tìm thêm các thông tin thời sự trên báo, ti vi về chiến tranh hạt nhân * Học sinh: + Đọc kỹ văn bản, xác định các luận điểm, luận cứ, cách lập luận trong văn bản. Sưu tầm bài hát phản đối chiến tranh (thiếu nhi thế giới liên hoan) Soạn bài, liên hệ thực tế C. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC + Nêu vấn đề, đàm thoại, phân tích, giảng bình, qui nạp D.TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY: 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: ? Em có nhận xét gì về phong cách HCM sau khi học xong văn bản "Phong cách HCM"?(5đ) ? Tác giả bài viết sử dụng những biện pháp nghệ thuật để làm sáng tỏ phong cách Hồ Chí Minh?(5đ) * Gợi ý: + Phong cách HCM là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại. Bác đi nhiều nơi trên thế giới tiếp xúc với nhiều nền văn hoá-> có vốn văn hoá khá uyên thâm. Bác xác định phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ, học hỏi, tìm hiểu các nền văn hoá một cách sâu sắc. Học hỏi có chọn lọc những tinh hoa văn hoá của nhân loại: phê phán những cái xấu, cái ác, dựa trên những giá trị văn hoá truyền thống dân tộc. Bác sống giản dị, thanh cao. + Những biện pháp nghệ thuật chính: Kết hợp kể và bình luận, dẫn chứng chọn lọc, tiêu biểu, toàn diện. Sử dụng thành công các biện pháp đối lập nhằm làm nổi bật vẻ đẹp phong cách văn hoá của Bác. 3 Bài mới:

 Hoạt động khởi động - Thời gian: phút - Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý của HS - Phương pháp: Thuyết trình, nêu vấn đề... - Kĩ thuật: Động não, tia chớp, hỏi và trình bày GV cho cả lớp hát bài: Trái đất này là của chúng mình Giáo viên hỏi học sinh: Sau khi nghe bài hát này, em mong muốn điều gì nhất? HS trả lời, GV dẫn dắt vào bài GV dẫn dắt: Có lẽ mong ước lớn nhất của mọi người dân trên thế giới là có được cuộc sống hòa bình, yên ổn, không có chiến tranh, mất mát hay đau thương. Tuy nhiên, hiểm họa chiến tranh có thể xảy đến bất cứ lúc nào và đe dọa cuộc sống của hàng tỉ người trên thế giới. Vì vậy đấu tranh để loại bỏ nguy cơ ấy cho một thế giới hoà bình là nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta phần nào ý thức được trách nhiệm của chính mình....  Hoạt động hình thành kiến thức - Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động. - Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm… - Kĩ thuật: Kĩ thuật hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ - Phương tiện: Máy chiếu, phiếu học tập - Thời gian :

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC GV đặt câu hỏi: Hãy nêu một số nét cơ bản về tác giả Ga-bri-en Gác–xi-a Mác-két ? - HS trả lời. GV chuẩn kiến thức + Ông là tác giả của nhiều tiểu thuyết và tập truyện ngắn theo khuynh hướng hiện thực huyền ảo. - Năm 1982, được nhận giải thưởng Nô-ben về văn học. - GV đặt câu hỏi: Văn bản ra đời trong hoàn cảnh nào ? Có ý nghĩa gì? - HS trả lời + Tháng 8/1986, ông được mời tham dự cuộc gặp gỡ của nguyên thủ 6 nước ( Ấn Độ, Mê-hi-cô, Thuỵ Điển, Ác- hen- ti- na, Hi Lạp, Tan-da-ni-a tại Mê-hi-cô, với nội dung kêu gọi chấm dứt chạy đua vũ trang, thủ tiêu vũ khi hạt nhân để đảm bảo an ninh và hoà bình thế giới. + Văn bản này trích từ tham luận của ông đọc tại hội nghị chống c.tranh hạt nhân(8/1986)-> mang ý nghĩa như một bức thông điệp của lương tri thức tri thức tỉnh con người. * Giáo viên nêu yêu cầu đọc: Đọc chính xác, rõ ràng, giọng điệu kêu gọi thống thiết ( chú ý con số,thuật ngữ, tên riêng ). * Giáo viên đọc mẫu 1 đoạn * Gọi 3 học sinh đọc. Giáo viên nhận xét. GV đặt câu hỏi đàm thoại gợi mở: ? Em hiểu gì về các tổ chức UNICEF, FAO? ? Em biết gì về điển tích: Thanh gươm Đamôclet? ? Hạt nhân là gì? + Cuộc c.tranh dùng vũ khí có các chất hoá học huỷ diệt sự sống và để lại những hậu quả vô cùng khủng khiếp sâu này. ? Hành tinh là gì? + Chính là trái đất thân yêu của chúng ta ? Xét về hình thức, VB bày thuộc kiểu loại VB nào? ( + ? Văn bản được viết theo phương thức biểu đạt nào? ) - Nghị luận. ? VB đề cập đến vấn đề gì? + Chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình. ? Xét về nội dung, VB thuộc kiểu Vb gì? Vì sao? - Nhật dụng ? VB có thể chia làm mấy phần? Nội dung từng phần? + Phần 1: Cảnh báo nguy cơ của chiến tranh hạt nhân + Phần 2: Sự phi lý và tốn kém của chiến tranh hạt nhân. + Phần 3: Nhiệm vụ GV đặt câu hỏi: ? Nêu luận điểm chính của văn bản? + Hiểm họa của chiến tranh hạt nhân và nhiệm vụ đấu tranh loại bỏ chiến tranh hạt nhân cho thế giới hòa bình. ? Luận điểm này được triển khai bằng một hệ thống luận cứ ntn? + (1) Kho vũ khí hạt nhân đang được tàng trữ có nguy cơ hủy diệt trái đất và các hành tinh trong hệ mặt trời. + (2) Sự tốn kém của cuộc chạy đua vũ trang. + (3) Chiến tranh hạt nhân đi ngược lại lí trí loài người, tự nhiên. +(4) Nhiệm vụ của mọi người là ngăn chặn chiến tranh hạt nhânthu ? Em có nhận xét gì về hệ thống luận điểm và luận cứ trong bài viết này? HS giỏi + Chặt chẽ, rõ ràng, rành mạch. * GV: Gọi học sinh đọc đoạn 1 ? Tác giả mở đầu bài viết như thế nào? + “Chúng ta đang ở đâu? Hôm nay ngày 8/8/1986” + “Nói nôm na ra… mỗi người, không trừ trẻ con, đang ngồi trên một thùng 4 tấn thuốc nổ: Tất cả chỗ đó nổ tung lên sẽ làm biến hết thảy… mọi dấu vết của sự sống trên trái đất”. ? Em có nhận xét gì về cách mở đầu của tác giả trong đoạn văn bản này ? + Mở đầu dưới dạng 1câu hỏi tự trả lời “Chúng ta đang ở đâu” -> Gây ấn tượng đối với người đọc. ? Để khẳng định nguy cơ to lớn và sức huỷ diệt khủng khiếp của chiến tranh hạt nhân, tác giả đã đưa ra những con số và lí lẽ nào ? + Ngày 8.8.1986 hơn 50.000 đầu đạn hạt nhân đã đươc bố trí trên khắp hành tinh. + Có nghĩa là mỗi người ngồi trên một thùng 4 tấn thuốc nổ. + Tất cả nổ tung lên sẽ làm biến hết thảy không phải một lần mà là 12 lần mọi dấu vết của sự sống trên trái đất. ? Em nhắc lại sự kiện Mĩ ném hai quả bom xuống 2 thành phố của Nhật? Ngày 8/8/1986 (kỷ niệm ngày Mỹ ném 2 quả bom nguyên tử xuống 2 thành phố Hiroxima &Nagasaki (Nhật Bản) vào tháng 8/1945 (Khi sắp kết thúc c.tranh thế giới lần 2) và lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, vũ khí hạt nhân được sử dụng Hiện nay TG đã có kho vũ khí hạt nhân có sức tàn phá gấp hàng triệu lần quả bom nguyên tử đầu tiên đó. đủ để tiêu diệt hàng chục lần sự sống trên trái đất. Số nước có vũ khí này đã lên tới hàng chục... ? Để gây ấn tượng mạnh hơn nguy cơ chiến tranh hạt nhân còn được tác giả so sánh ntn? + So sánh với điển tích phương Tây (Thần thoại Hy Lạp) Thanh gươm Đamôclet& dịch hạch (lan truyền nhanh và gây chết người hàng loạt. + Điển tích này có ý tương đương với hình ảnh trong tục ngữ VN: "Ngàn cân treo sợi tóc" ? Tác dụng của biện pháp so sánh đó? +Tác giả muốn nhấn mạnh trong thời đại hiện nay, đó là nguy cơ- là thảm hoạ tiềm tàng, ghê gớm, khủng khiếp nhất. ? Việc so sánh thể hiện thái độ gì của tác giả? + Hồi hộp, lo âu về cái chết có thể xảy ra trong thực tế bất cứ lúc nào đối với trái đất. ? Cách đưa lý lẽ, dẫn chứng trong đoạn đầu VB có gì đặc biệt? + Lý lẽ, dẫn chứng kết hợp với bộc lộ trực tiếp thái độ của tác giả. ? Tác giả muốn cảnh báo điều gì trong đoạn đầu VB? ? Nguy cơ đe doạ của chiến tranh hạt nhân lại được tác giả lập luận như thế nào ? + Về lí thuyết có thể tiêu diệt tất cả các hành tinh đang xoay quanh mặt trời cộng thêm 4 hành tinh nữa, phá huỷ thế thăng bằng của hệ mặt trời. * Giáo viên: Tất cả những con số cụ thể tác giả nêu ra tuy vô cảm nhưng tác động đến miền nhạy cảm nhất của con người. ? Dụng ý của tác giả khi đưa ra những con số và lí lẽ ấy là gì ? + Gây ấn tượng, chỉ cho người đọc thấy rõ nguy cơ của chiến tranh hạt nhân. ? Em có nhận xét gì về cách vào đề trực tiếp bằng các dẫn chứng và lí lẽ như trên của tác giả? ? Nhận xét về dẫn chứng tác giả đưa ra? Tại sao tác giả đưa ra thời gian, số liệu cụ thể như vậy? + Nêu cụ thể thời gian: Tác giả muốn chứng minh cho người đọc thấy rõ và gây ấn tượng mạnh về nguy cơ kk, hiểm họa của việc tàng trữ kho vũ khí hạt nhân trên thế giới ở thời điểm hiện tại (1986) + Số liệu: Kho vũ khí hạt nhân không tập trung ở 1 quốc gia nào mà nó đã được bố trí khắp hành tinh. => Cách nêu số liệu, cách dẫn dắt trực tiếp của tác giả giúp người đọc thấy được tính chấy &sự khủng khiếp của nguy cơ c.tranh hạt nhân, làm cho tất cả những người đang sống và yêu quý sự sống không thể thờ ơ trước hiểm hoạ này. ? Đọc những câu văn cuối đoạn 1? ? Sử dụng biện pháp nghệ thuật nào ở câu văn đó? Mục đích? + Lặp từ, cấu trúc câu "không có 1 ngành khoa học hay công nghiệp nào...không có 1 đứa con nào..." => Thể hiện nhận định của tác giả: Không có 1 ngành khoa học hay công nghiệp nào có những tiến bộ nhanh chóng, vượt bậc như ngành KHCN nguyên tử hạt nhân. Kể từ khi nó ra đời, vũ khí hạt nhân quyết định vận mệnh thế giới. => Khoa học hay tài năng đều đáng quý. Nhưng khi KH không gắn với lương tri thì sẽ là tội ác với loài người. ? Hiện nay nguy cơ chiến tranh hạt nhân còn đe dọa cuộc sống trái đất không? Vì sao? ( Kĩ năng sống) HS giỏi - Hiện nay thế giới còn nhiều cuộc xung đột vũ trang, nhiều tổ chức khủng bố, các cuộc thử bom nguyên tử, các lò phản ứng hạt nhân, tên lửa đạn đạo... => Chống chiến tranh, chống chạy đua vũ trang là 1 nhiệm vụ cấp thiết và nóng bỏng để có 1 thế giới không vũ khí hạt nhân, 1 thế giới hòa bình, không có c.tranh. * Giáo viên: Những con số mà Mac-Ket đưa ra đã nâng cao nhận thức cho mọi người về nguy cơ c.tranh hạt nhân và sự huỷ diệt khủng khiếp của vũ khí hạt nhân. ? Chiến tranh hạt nhân có nguy cơ, tác hại như thế nào ? + Chiến tranh hạt nhân có sức mạnh huỷ diệt mọi sự sống cả trên lí thuyết và thực tế ? Qua các phương tiện thông tin đại chúng( đài, báo) em có thêm chứng cứ nào về nguy cơ chiến tranh hạt nhân vẫn còn đe doạ sự sống trên trái đất? ( Kĩ năng sống) + Vấn đề hạt nhân của Mĩ – Anh ở I – Rắc, I-Ran. ? Những nguy cơ của chiến tranh hạt nhân được nói đến như thế nào? A. Giới thiệu chung: 1. Tác giả: + Mác- két sinh năm 1928- là nhà văn của Cô-lôm-bi-a có nhiều đóng góp cho nền hoà bình nhân loại thông qua các hoạt động sáng tác văn học và hoạt động xã hội. + Nhận giải thưởng Nô-ben về văn học 1982. 2. Tác phẩm: + Trích tham luận của Mac-ket đọc tại cuộc họp các nguyên thủ quốc gia Mêhicô viết 8/1986

B. Đọc - Hiểu văn bản: 1. Đọc- chú thích:

2.Bố cục: + Kiểu loại văn bản: Nhật dụng

+ PTBĐC: Nghị luận

+ Bố cục: 3 phần

3. Phân tích văn bản: a. Tìm hiểu luận điểm và hệ thống luận cứ của văn bản: + Luận điểm: Chiến tranh hạt nhân là một hiểm hoạ khủng khiếp đang đe doạ toàn thể loài người và mọi sự sống trên trái đất. Vì vậy đấu tranh để loại bỏ nguy cơ ấy cho một thế giới hoà bình là nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại.

-> Mạch lạc, chặt chẽ, sâu sắc tạo sức thuyết phục của lập luận

b. Nguy cơ chiến tranh hạt nhân và sự phi lí của cuộc chạy đua vũ trang: * Nguy cơ chiến tranh hạt nhân:

+ Dẫn chứng và lí lẽ xác thực, vào đề trực tiếp thu hút được người đọc, gây ấn tượng mạnh về tính hệ trọng của vấn đề. => Chiến tranh hạt nhân có nguy cơ to lớn, có sức huỷ diệt khủng khiếp, đe doạ sự sống của trái đất sống, nó có tính chất quyết định đến vận mệnh thế giới.

 Hoạt động luyện tập - Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập. - Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm - Kĩ thuật: Kĩ thuật hỏi và trả lời, trình bày một phút - Phương tiện: Máy chiếu - Thời gian: 1. Bài 1. Trắc nghiệm * GV hướng dẫn HS làm các bài tập trắc nghiệm: từ câu 1-10,11,12,13(Sách BTTN NV.9) * Gọi trả lời cá nhân, gọi nhận xét, GV sửa, lưu ý những câu dễ mắc lỗi 2.Qua văn bản giúp em cảm nhận được điều gì về tác giả? C Luyện tập:

+ Tự do nêu cảm nhận - Am hiểu về tình hình thời sự thế giới, về khoa học, đặc biệt rất quan tâm đến hoà bình thế giới, cuộc sống của nhân loại. Ông ghê tởm, lên án nguy cơ hạt nhân “dịch hạch hạt nhân và cái cảnh tận thế tiềm tàng trong bệ phóng cái chết.” - Người đọc thấy rõ mong muốn, khát vọng hoà bình của tác giả, thái độ lên án mạnh mẽ những kẻ cố tình đi ngược lại lợi ích của nhân loại đẩy nhân loại vào thảm hoạ hạt nhân.

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập. - Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm - Kĩ thuật: Kĩ thuật hỏi và trả lời, trình bày một phút - Phương tiện: Máy chiếu - Thời gian: GV đưa ra yêu cầu: Viết đoạn văn với nội dung phản đối chiến tranh, mong muốn cuộc sống hoà bình ở khắp nơi trờn thế giới HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học. - Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm - Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, động não - Thời gian: GV nêu yêu cầu: Vẽ bản đồ tư duy khái quát nội dung bài học? Tìm một vài thông tin về tình hình chính trị bất ổn định trên thế giới. Suy nghĩ của em về thông tin đó? 4. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị cho bài sau: + Sưu tầm tranh, ảnh, bài viết về thảm họa hạt nhân. + Tìm hiểu thái độ của nhà văn với chiến tranh hạt nhân và hòa bình của nhân loại được thể hiện trong văn bản. + Soạn tiếp phần còn lại ( Cuộc chạy đua vũ trang chuẩn bị cho chiến tranh hạt nhân và những hậu quả của nó; Chiến tranh hạt nhân không chỉ đi ngược lại lí trí của loài người mà còn ngược lại lí trí của tự nhiên, phản lại sự tiến hoá; Lời kêu gọi đấu tranh vì một thế giới hòa bình, không có chiến tranh; tìm hiểu làn sóng di cư sang châu Âu và nguyên nhân của nó, tìm hiểu tình hình thế giới hiện nay.

Từ khóa » đấu Tranh Cho Một Thế Giới Hòa Bình Soạn Giáo án