Giáo án Lớp 9 Môn Sinh Học - Tiết 8 - Bài 8: Nhiễm Sắc Thể
Có thể bạn quan tâm
- Trang Chủ
- Đăng ký
- Đăng nhập
- Upload
- Liên hệ
. Mục tiêu bài dạy:
1. Kiến thức:
- HS nêu được tính đặc trưng của bộ nhiễm sắc thể ở mỗi loài.
- Mô tả được cấu trúc hiển vi điển hình của nhiễm sắc.
- Nêu được chức năng của nhiễm sắc thể đối với sự di truyền các tính trạng.
2. Kỹ năng:
-Tiếp tục rèn kỹ năng sử dụng kính hiển vi.
3 trang HoangHaoMinh 2745 0 Download Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tiết 8 - Bài 8: Nhiễm sắc thể", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trênTiết thứ: 8 Ngày soạn: Ngày dạy: Chương II. Nhiễm sắc thể. Bài 8: Nhiễm sắc thể. I. Mục tiêu bài dạy: 1. Kiến thức : - HS nêu được tính đặc trưng của bộ nhiễm sắc thể ở mỗi loài. - Mô tả được cấu trúc hiển vi điển hình của nhiễm sắc. - Nêu được chức năng của nhiễm sắc thể đối với sự di truyền các tính trạng. 2. Kỹ năng : -Tiếp tục rèn kỹ năng sử dụng kính hiển vi. - Quan sát và phân tích kênh hình. -Biết cách quan sát tiêu bản hiển vi hình thái NST. 3. Thái độ: - Có thái độ đúng đắn trong học học tập. II.Phương pháp dạy học: Sử dụng phương pháp vấn đáp tìm tòi và hoạt động nhóm. III. Chuẩn bị phương tiện và thiết bị dạy học: * Phương tiện: SGK, SGV, Giáo án, Sách tham khảo. * Chuẩn bị: - Giáo viên: + Tranh vẽ phóng to hình 8.1,8.2, 8.3, 8.4,8.5.SGK trang 24- 25. + Bảng phụ ghi nội dung bảng 8. - Học sinh: Học bài, chuẩn bị câu hỏi theo SGK trang 26. IV. Tiến trình bài giảng: 1. ổn định tổ chức(1 phút). Lớp 9A: Lớp 9B: 2.Kiểm tra đầu giờ (6 phút). Câu 1: Nêu cách giải bài tập lai một cặp tính trạng? Câu2: Nêu cách giải bài tập lai hai cặp tính trạng? 3. Bài mới(35phút). Hoạt động 1. (18 phút). Tính đặc trưng của bộ nhiễm sắc thể. - Mục tiêu: Học sinh nêu được ví dụ tính đặc trưng của mỗi loài sinh vật. Phân biệt được bộ nhiễm sắc thể đơn bội và bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội. - Tiến hành: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản -GV treo tranh và yêu cầu HS quan sát H8.1trang 24 SGK. ? Thế nào là cặp NST tương đồng? ? Phân biệt bộ NST đơn bội và bộ NST lưỡng bội. - GV nhấn mạnh: +Trong cặp NST tương đồng: 1 có nguồn gốc từ bố, 1 có nguồn gốc từ mẹ. - GV yêu cầu HS đọc bảng 8 SGK trang24, ? số lượng NST trong bộ lưỡng bội có phản ánh trình độ tiến hoá của loài không? - GV yêu cầu HS quan sát H 8.2 +Ruồi giấm có mấy bộ NST ? +Mô tả hình dạng bộ NST ? - GV có thể phân tích thêm cặp NST giới tính, có thể tương đồng (XX) hoặc không tương đồng (XY) hoặc chỉ có một chiếc (XO). - Nêu đặc điểm đặc trưng của bộ nhiễm sắc thể ở mỗi loài sinh vật? ? NST có hình dạng và kích thước như thể nào ở kì giữa? -Học sinh QS H8.1, kết hợp với SGK rút ra nhận xét: Hình dạng, kích thước NST. - 1- 2 HS nêu được khái niệm và lấy được ví dụ, lớp nhận xét, bổ sung. -HS so sánh bộ NST lưỡng bội của người với các loài còn lại, nêu được: số lượng NST không phản ánh trình độ tiến hoá của loài. -HS quan sát kĩ H 8.2: nêu được có 8 NST gồm +1 đôi hình hạt. +2 đôi hình chữ V. Con ♀: 1 đôi hình que Con ♂ :1 chiếc hình que, 1 chiếc hình móc. - ở mỗi loài bộ NST giống nhau về: +Số lượng NST. +Hình dạng các cặp NST. I.Tính đặc trưng của bộ nhiễm sắc thể: - Trong tế bào sinh dưỡng NST tồn tại thành từng cặp tương đồng, giống nhau về hình thái kích thước. - Bộ NST lưỡng bội (2n) chứa các cặp NST tương đồng. - Bội NST đơn bội(n) chứa một nhiễm sắc thể của mỗi cặp tương đồng. - ở những loài đơn tính có sự khác biệt giữa cá thể đực và cái ở cặp nhiễm sắc thể giới tính. - Mỗi loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể đặc trưng về hình dạng, số lượng. Hoạt động 2. (10 phút). Cấu trúc của nhiễm sắc thể - Mục tiêu: Học sinh mô tả được cấu trúc điển hình của nhiễm sắc thể ở kì giữa . - Tiến hành: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản -GV thông báo cho HS: ở kì giữa NST có hình dạng đặc trưng và cấu trúc hiển vi của NST được mô tả ở kì này. - GV yêu cầu HS: +Mô tả hình dạng, cấu trúc của NST? +Hoàn thành bài tập mục ẹ- tr25. - GV chốt lại kiến thức. -HS quan sát hình 8.3; 8.4; 8.5, nhận biết được: +Hình dạng, đường kính, chiều dài của NST. +Nhận biết được 2 crômatit, vị trí tâm động. +Điền chú thích hình 8.5:Số 1: 2 crômatit Số 2: tâm động - Một số HS phát biểu, lớp bổ sung. II. Cấu trúc của nhiễm sắc thể: - Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kì giữa. +Hình dạng: hình hạt, hình que hoặc chữ V. +Dài: 0,5-50 micômét. +Đường kính:0,2-2 micômét. +Cấu trúc: ở kì giữa NST gồm 2 crômatit (NST chị em) gắn với nhau ở tâm động. +Mỗi crômatit gồm 1 phân tử ADN và prôtêin hoại histôn. Hoạt động 3(6 phút). Chức năng của nhiễm sắc thể. - Mục tiêu: Học sinh trình bày được chức năng của NST. - Tiến hành: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản -GV phân tích SGK: +NST là cấu trúc mang gen-> nhân tố di truyền (gen) được xác định ở NST. +NST có khả năng tự nhân đôi liên quan đến ADN (sẽ học ở chương III) -HS ghi nhớ kiến thức. - 1 HS đọc phần kết luận SGK trang 26. - Kết luận chung SGK trang 26. III. Chức năng của nhiễm sắc thể: -NST là cấu trúc mang gen có bản chất là ADN. Chính nhờ sự tự sao của ADN đưa đến sự tự nhân đôi của NST, nhờ đó các gen qui định tính trạng được di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể. 4. Kiểm tra - Đánh giá : (3 phút). Câu 1: Bài tập trắc nghiệm. Hãy ghép các chữ cái a, b, c ở cột B sao cho phù hợp với các số 1, 2, 3 ở cột A. Cột A Cột B Trả lời 1. Cặp NST tương đồng 2. Bộ NST lưỡng bội. 3. Bộ NST đơn bội. a. Là bộ NST chứa các cặp NST tương đồng. b. Là bộ NST chứa một NST của mỗi cặp tương đồng. c. Là cặp NST giống nhau về hình thái, kích thước. 1 - c. 2 - a. 3 - b. Câu 2: Nêu vai trò của NST đối với sự di truyền các tính trạng? 5. Dặn dò và hướng dẫn học bài: (1 phút). - Học bài và trả lời câu hỏi theo nội dung SGK . - Chuẩn bị trước bài 9: Nguyên phân, kẻ bảng 9.1 và 9.2 vào vở bài tập. V. Rút kinh nghiệm giờ dạy:
Tài liệu đính kèm:
- thut8.doc
- Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Chương I: Các thí nghiệm của menđen
Lượt xem: 1188 Lượt tải: 0
- Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tiết 62 - Bài thứ 59: Khôi phục môi trường và giữ gìn thiên nhiên hoang dã
Lượt xem: 1693 Lượt tải: 1
- Giáo án Sinh học 9 - Tuần học 14
Lượt xem: 986 Lượt tải: 0
- Chuyên đề: Phương pháp giảng dạy tiết bài tập Sinh học
Lượt xem: 1927 Lượt tải: 2
- Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 9 - Tiết 18: Prôtein
Lượt xem: 1409 Lượt tải: 0
- Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Phần I - Di truyền và biến dị (tiết 37)
Lượt xem: 1242 Lượt tải: 0
- Câu hỏi trắc nghiệm sinh 9
Lượt xem: 1302 Lượt tải: 1
- Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi 9 - Chuyên đề 3: ADN và GEN
Lượt xem: 34368 Lượt tải: 2
- Tuyển tập câu hỏi trắc nghiệm sinh 9 – kì I
Lượt xem: 3403 Lượt tải: 1
- Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tiết 37 : Thoái hoá do tự thụ phấn và do giao phối gần (tiếp)
Lượt xem: 1429 Lượt tải: 0
Copyright © 2025 Lop9.com - Giáo án điện tử lớp 9, Các thủ thuật phần mềm hay nhất, Giáo án tiểu học hay
Từ khóa » Giáo án Bài 8 Sinh Học 9
-
Giáo án Sinh Học 9 Bài 8: Nhiễm Sắc Thể
-
Giáo án Lớp 9 Môn Sinh Học - Tuần 04 - Tiết 8 - Bài 8: Nhiễm Sắc Thể
-
Giáo án Sinh Học 9 Tiết 11 Bài 8: Nhiễm Sắc Thể
-
Giáo án Môn Sinh Học Lớp 9 Bài 8 - Nhiễm Sắc Thể
-
Giáo án Sinh Học 9 Bài 8: Nhiễm Sắc Thể - Tài Liệu Text - 123doc
-
Giáo án PTNL Bài 8: Nhiễm Sắc Thể - Tech12h
-
Giáo án Sinh Học 9 Bài 8: Nhiễm Sắc Thể Mới Nhất
-
Bài 8. Nhiễm Sắc Thể - - Thư Viện Bài Giảng điện Tử
-
Giáo án Môn Sinh Học Lớp 9 - Tiết 8, Bài 8: Nhiễm Sắc Thể
-
Soạn Sinh 9 Bài 8: Nhiễm Sắc Thể
-
Bài Giảng Sinh Học 9 Bài 8: Nhiễm Sắc Thể - TailieuXANH
-
Giáo án Sinh Học 10 Bài 8+ 9: Tế Bào Nhân Thực
-
Sinh Học Lớp 9 - Bài 8 - Nhiễm Sắc Thể - YouTube