Giáo án Môn Ngữ Văn 11 - Vội Vàng
Có thể bạn quan tâm
- Trang Chủ
- Đăng ký
- Đăng nhập
- Upload
- Liên hệ
I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp HS:
- Cảm nhận được niềm khao khát sống mạnh liệt, sống hết mình và quan niệm vê thời gian, về tuổi trẻ và hạnh phúc của Xuân Diệu.
- Thấy được sự kết hợp nhuần nhị giữa mạch cảm xúc mãnh liệt, dồi dào và mạch luận lí sâu sắc; những sáng tạo độc đáo về nghệ thuật của bài thơ.
II- PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
SGK, SGV, thiết kế bài giảng, tư liệu , cho HS xem ảnh Xuân Diệu.
III - PHƯƠNG PHÁP:
8 trang minh_thuy 5076 3 Download Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 - Vội vàng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trênGIÁO ÁN GIẢNG DẠY Tiết : 77 Ngày soạn :12/1/2010 TUẦN : 22 Lớp 11. Phân môn : Đọc văn VỘI VÀNG Xuân Diệu I- MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS: - Cảm nhận được niềm khao khát sống mạnh liệt, sống hết mình và quan niệm vê thời gian, về tuổi trẻ và hạnh phúc của Xuân Diệu. - Thấy được sự kết hợp nhuần nhị giữa mạch cảm xúc mãnh liệt, dồi dào và mạch luận lí sâu sắc; những sáng tạo độc đáo về nghệ thuật của bài thơ. II- PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: SGK, SGV, thiết kế bài giảng, tư liệu , cho HS xem ảnh Xuân Diệu.. III - PHƯƠNG PHÁP: Hoạt động của GV Hoạt động của HS @ Hoạt động1: Kiểm tra bài cũ: Mục tiêu: Hiểu năng lực và tri thức bài cũ Cách thức tiến hành: GV gọi HS lên trình bày: Gv nêu câu hỏi :Em có nhận xét gì về cách vào đề của tác giả? Cái tôi tài hoa của thi sĩ? Hiểu gì về gia strị thiên lương của tác giả? Nhấn mạnh : Kiến thức bài cũ phải đạt được HS chú ý thực hiện yêu cầu – thuộc bài Kết luận : Học sinh thuộc bài @Hoạt động 2: Giới thiệu bài mới Mục tiêu : Tạo tâm thế vào bài Cách thức tiến hành : Cho HS xem trang , ảmh và tư liệu về Bài thơ Vội Vàng Nhấn mạnh : Tác giả Xuân Diệu. Thi sĩ nổi tiếng viết thơ tình hay nhất. Kết luận : Nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới @ Hoạt động 1: I. TÌM HIỂU CHUNG 1 Tác giả : 1. Tác giả. @ Mục tiêu Cuộc đời , sự nghiệp, vị trí của nhà thơ đối với văn học Cách thức tiến hành : Trực quan, thảo luận, đàm thoại + GV: giới thiệu bài: một phong cách thơ “say đắm” nồng nàn và sôi nổi, tất cả cho tình yêu và tuổi trẻ, ông hoàng cuả thơ tình. Nhấn mạnh : Cuộc đời - sự nghiệp – tập thơ chính Kết luận : 1.Tác giả: 1916 -1985, Ngô Xuân Diệu, sinh ở Bình Định.Từng làmviệc ở Mĩ Tho, thành viên Tự lực văn đoàn. Tham gia cách mạng và là hoạt động trong lĩnh vực văn học. Là nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới”.Là một nghệ sĩ lớn. Các tp chính , Thơ thơ, Riêng chung, Các nhà thơ cổ điển VN. 2 Văn bản : Mục tiêu : Tìm hiểu xuất xứ và bố cục , chủ đề bài thơ - Hãy cho biết xuất xứ bài thơ. Chia và tìm ý chính của văn bản Phát biểu chủ đề bài thơ? Cách thức tiến hành: GV yêu cầu HS : tìm hiểu sơ lược văn bản và tìm hiểu xút xứ bài thơ? Chia bố cục và nêu chủ đề văn bản? Nhấn mạnh : ý chính theo mạch cảm xúc của tác giả - và nêu chủ đề? Kết luận : a. Xuất xứ: Bài thơ được in trong tập “Thơ thơ”, xuất bản năm 1938. b. Bố cục: - 11 câu đầu : Tình yêu cuộc sống say mê, tha thiết của nhà thơ. - 18 câu tiếp : Nỗi băn khoăn trước thời gian và cuộc đời - 10 câu còn lại : Khát vọng sống, khát vọng yêu cuồng nhiệt, hối hả: c. Chủ đề: Tình yêu cuộc sống mãnh hệt, niềm khát khao giao cảm, nỗi lo âu khi thời gian trôi mau và quan niệm sống mới mẻ tích cực của nhà thơ @ Hoạt động 3 : II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN @ BƯỚC 1: Đọc : Mục tiêu : Rèn luyện đọc Cách thức tiến hành: - GV đọc mẫu và hướng dẫn HS đọc: + đoạn đầu: say mê, náo nức + đoạn 2: theo giọng trầm, nhịp chậm, buồn + đoạn 3: giọng hối hả, sôi nổi, cuống quýt Gọi HS đọc Nhấn mạnh : giọng đọc- ngữ điệu - cách ngắt nhịp Kết luận : Đọc đúng giọng BưỚC 2: Tìm hiểu bài 1)Đọan 1: Lòng yêu đời, yêu cs của nhà thơ Mục tiêu : Tình yêu cuộc sống say mê, tha thiết của nhà thơ. Cách thức tiến hành: GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và trình bày các ý sau: - Nhận xét cách diễn đạt của nhà thơ trong 4 câu thơ mở đầu? (thể thơ, cách dùng từ, hình ảnh, nhịp thơ...?) Hình ảnh thiên nhiên, sự sống được tác giả cảm nhận như thế nào? Nhận xét về cách diễn tả tâm trạng tình cảm của thi nhân trước bức tranh thiên nhiên, cuộc sống Quan niệm của Xuân Diệu về thời gian có gì khác với quan niệm truyền thống? Quan niêm này được X.Diệu diễn tả như thế nào Nhấn mạnh : Lời đề từ : 4 câu đầu có gì đặc biệt Lòng yêu đời , yêu cuộc sống và niềm khao khát tận hưởng cuộc đời. Kết luận : a) 4 câu đầu: Lòng yêu đời, yêu cs của nhà thơ -“Tôi muốn nhạt mất Tôi muốn bay đi” àLời thơ ngắn gọn, nhịp điệu gấp gáp, điệp ngữ à ý muốn táo bạo à tâm hồn yêu đời, thiết tha với cs nên muốn giữ lại tất cả hương vị của cuộc đời để tận 4 câu thơ năm chữ, kiểu câu khẳng định. Điệp ngữ “tôi muốn” ® điệp cấu trúc, nhịp thơ gấp gáp, khẩn trương. ® khẳng định ước muốn táo bạo, mãnh hệt: muốn ngự trị thiên nhiên, muốn đoạt quyền tạo hóa ® ý tưởng có vẻ như ngông cuồng của thi nhân xuất phát từ trái tim yêu cuộc sống thiết tha, say mê, và ngây ngất b) 7 câu kế: Bức tranh thiên nhiên : yến anh, ong bướm, hoa lá, ánh sáng chớp hàng mi ... Thiên nhiên hiện hữu có đôi có lứa, có tình như mời gọi, như xoắn xuýt. - Điệp khúc “này đây” và phép liệt kê tăng tiến cùng một số cụm từ “tuần tháng mật”, “khúc tình si” ® sự sung sướng, ngất ngây; hối hả, gấp gáp như muốn nhanh chóng tận hưởng vẻ đẹp của cuộc sống. - Cách diễn đạt độc đáo: “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”; so sánh ® vật chất hóa khái niệm thời gian qua hình ảnh “cặp môi gần” ® vừa gợi hình thể vừa gợi tính chất (thơm ngon và ngọt ngào). Þ Quan niệm mới mẻ về cuộc sống, về tuổi trẻ và hạnh phúc. Đối với Xuân Diệu, thế giới này đẹp nhất vì có con người giữa tuổi trẻ và tình yêu. Thời gian quý giá nhất của mỗi đời người là tuổi trẻ mà hạnh phúc lớn nhất của tuổi trẻ là tình yêu. Biết thụ hưởng chính đáng những gì mà cuộc sống dành cho mình, sống hết mình nhất là những tháng năm tuổi trẻ, đó là một quan niệm mới, tích cực, thấm đượm tinh thần nhân văn. 2/ 18 câu tiếp theo: Nỗi băn khoăn trước thời gian và cuộc đời. Mục tiêu : Tâm trạng bi quan, chán nản Cách thức tiến hành: -Tâm trạng của nhà thơ ở đọan 2? Vì sao chuyển sang miêu tả như vậy? Tìm những từ ngữ thể hiện sự đối lập giữa con người và thiên nhiên? + GV: giảng thêm về cách nhà thơ trính bày lí lẽ của mìn+ + GV: :một sự nhận thức rất thự c tế và chí lí trong cuộc đời thực, khi cái Tôi được thừa nhận. -Thái độ đối với cuộc sống ở đọan 3? So sánh với đọan 1 có nhận gì?Tìm những từ ngữ thể hiện sự vội vàng, cuống quýt của tg khi thể hiện khát vọng sống? Vì sao tg kêu gọi sống vội vàng như vậy ?GV giảng thêm. Nhấn mạnh : triết lí về thời gian.Kết hợp nhuần nhị giữa mạch cảm xúc dồi dào và mạch triết luận sâu sắc. Cách sử dụng ngôn từ mới mẻ, độc đáo, sáng tạo. Kết luận: - “Xuân đương tới ...” ®sợ độ phai tàn sắp sửa Xuân Diệu cảm nhần về thời gian trôi mau. Giọng thơ tranh luận, biện bác - một dạng thức triết học đã thấm nhuần cảm xúc. Nhịp thơ sôi nổi, những câu thơ đầy mỹ cảm về cảnh sắc thiên nhiên. Xuân Diệu không đồng tình với quan niệm: thời gian tuần hoàn (quan niệm này xuất phát từ cái nhìn tĩnh, có phần siêu hình, lấy sinh mệnh vũ trụ làm thước đo th.gian) - “Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua ... sẽ già”. Điệp từ, nghệ thuật tương phản : Theo Xuân Diệu, thời gian tuyến tính, thời gian như một dòng chảy xuôi chiều, một đi không trở lại. Quan niệm này xuất phát từ cái nhìn động: cảm nhận về thời gian của Xuân Diệu là cảm nhận đầy tính mất mát. - “Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật... tiếc cả đất trời”. Nghệ thuật tương phản, từ láy “bâng khuâng” ® cảm xúc lưu luyến tuổi trẻ, mùa xuân, cuộc đời ® Nhà thơ yêu say đắm cuộc sống. - “Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi ... tiễn biệt”: Nhân hóa, cảm nhận bằng mọi giác quan. Mỗi khoảnh khắc trôi qua là một sự mất mát. Cảm nhận tinh tế dòng thời gian được nhìn như một chuỗi vô tận của những mất mát chia phôi, cho nên thời gian thấm đẫm hương vị của chia lìa. Khắp vũ trụ là lời thở than của vạn vật, là không gian đang tiễn biệt thời gian. Mỗi sự vật đang ngậm ngùi tiễn biệt một phần đời của chính nó ® cùng với sự ra đi của thời gian là sự phôi pha, phai tàn của từng cá thể. @ gv : Sơ kết ( giảng + bình) Giọng thơ triết luận, ngôn ngữ thơ biểu cảm, giàu hình ảnh. Nhà thơ ý thức sâu xa về giá trị của mỗi cá thể sống. Mỗi khoảnh khắc trong đời con người đều vô của quý giá vì một khi đã mất đi là mất vĩnh viễn ® Quan niệm này khiến cho con người biết quý từng giây từng phút của đời mình và biết làm cho từng khoảnh khắc đó tràn đầy ý nghĩa ® Đây chính là sự tích cực rất đáng trân trọng trong quan niệm sống của XD. Nét đặc sắc về n.thuật, n.dung của đoạn thơ? Quan niêm sống của X.Diệu có chỗ nào tích cực? Đoạn thơ cuối thể hiện rằng X.Diệu có thái độ sống như thế nào? 3/ 10 câu cuối: Khát vọng sống, khát vọng yêu cuồng nhiệt, hối hả. Mục tiêu: Tình yêu mãnh liệt, tột độ đối với cs Cách thức tiến hành : Thái độ đối với cuộc sống ở đọan 3? So sánh với đọan 1 có nhận gì? Tìm những từ ngữ thể hiện sự vội vàng, cuống quýt của tg khi thể hiện khát vọng sống? Vì sao tg kêu gọi sống vội vàng như vậy? GV giảng thêm.Nhận xét chung của em về nội dung và nt của tp? Nhấn mạnh : Khát vọng sống, khát vọng yêu cuồng nhiệt, hối hả. Kết luận : - “Mau đi thôi!” Câu cảm thán ® giục giã sống “vội vàng” để tận hướng tuổi trẻ và thời gian, không sống hoài, sống phí... - Điệp ngữ “Ta muốn”: khát vọng sống mãnh liệt, khát vọng được yêu thương: “Ta muốn say cánh bướm với tình yêu” - Liệt kê : hình ảnh “mây, gió, cánh bướm, non nước, cây, cỏ, ...” ® Thị giác cảm nhận về không gian của cuộc sống mới mơn mởn, đầy ánh sáng rất đáng yêu Khứu giác cảm nhận về mùi vị “thơm” hương cuộc sống Thính giác cảm nhận “thanh sắc của thời tươi” “Cái hôn”,“cắn”® cảm giác mãnh hệt, vồ vập, yêu thương - “Ta muốn ôm ® riết ® say ® thâu ® cắn”: các động từ, tăng tiến, phép điệp -> tình yêu mãnh liệt táo bạo của một cái “tôi” thi sĩ yêu cuộc sống cuồng nhiệt, tha thiết với mềm vui trần thế, tâm thế sống tích cực . Þ Ba đoạn thơ vận động vừa rất tự nhiên về cảm xúc, vừa rất chặt chẽ về luận lý : thấy cuộc sống là thiên đường trên mặt đất, nhà thơ sung sướng ngây ngất tận hưởng nhưng với một tâm hồn nhạy cảm trước bước đi của thời gian, nhà thơ nhận thẩy “xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua”. Vì thế day dứt, thi nhân bỗng chợt buồn rồi băn khoăn, day dứt. Không thể níu giữ thời gian, không thể sống hai lần tuổi trẻ nên thi nhân vội vàng cuống quýt nỗi khát khao giao cảm với đời. Bài thơ kết ở giây phút đỉnh điểm : “Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi”. @ Hoạt động 4 : III. KẾT LUẬN: Mục tiêu : Là lời giục giã hãy sống mãnh liệt, sống hết mình, hãy quý trọng từng giây, từng phút cuộc đời mình, nhất là những tháng năm tươi trẻ Cách thức tiến hành: Nhận xét chung về dòng cảm xúc xuyên suốt cả bài thơ của tác giả? Nêu kết luận chung: Gọi HS đọc ghi nhớ Nhấn mạnh :ghi nhơ bài Kết luận : - Kết hợp nhuần nhị giữa mạch cảm xúc dồi dào và mạch triết luận sâu sắc. Cách sử dụng ngôn từ mới mẻ, độc đáo, sáng tạo. ® Xuân Diệu thực sự là một bậc thầy của tiếng Việt ngay từ khi ông còn trẻ . - Cách nhìn nhận thiên nhiên, quan niệm về thời gian, quan niệm sống của Xuân Diệu diễn tả một tiếng lòng khát khao mãnh liệt và cho thấy ông ý thức sâu sắc về giá trị lớn nhất của đời người là tuổi trẻ, hạnh phúc lớn nhất của con người là tình yêu; thời gian ra đi không trở lại nên ta phải quý trọng thời gian, sống sao cho có ý nghĩa ® Cách nhìn nhận của Xuân Diệu rất tích cực với một tinh thần nhân văn mới @ Hoạt động 5 :củng cố bài Mục tiêu : Hướng dẫn HS chốt lại bà và nội dung chính đáng lưu ý Cách thức tiến hành: Gọi HS đọc ghi nhơ Nhấn mạnh : Tâm hồn khao khát với đời, niềm say mê cuộc đời quyến rũ. Triết lí về thời gian Khát vọng sống vội vàng Kết luận : Cách nhìn nhận thiên nhiên, quan niệm về thời gian, quan niệm sống của Xuân Diệu diễn tả một tiếng lòng khát khao mãnh liệt và cho thấy ông ý thức sâu sắc về giá trị lớn nhất của đời người là tuổi trẻ, hạnh phúc lớn nhất của con người là tình yêu; thời gian ra đi không trở lại nên ta phải quý trọng thời gian, sống sao cho có ý nghĩa ® Cách nhìn nhận của Xuân Diệu rất tích cực với một tinh thần nhân văn mới @Hoạt động 6:Dặn dò MỤC TIÊU : Hướng dẫn + HS:học tập ở nhà ( 2p) Cách thức tiến hành : Hướng dẫn HS học bài. Nhấn mạnh : Học thuộc bài thơ. Làm phần luyện tập.Chuẩn bị Thao tác LL bác bỏ Kết luận : HS về nhà học bài và chiuẩn bị bài mới. RÚT KINH NGHIỆM - HS đọc bài thơ, chia đoạn, nêu ý chính từng đoạn HS đọc và suy ngẫm bài HS đọc tiểu dẫn, trình bày những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của ông. Cá nhân theo dõi . chú ý Lắng nghe và tự ghi bài HS phát biểu : Xuất xứ : Rút trong tập “ Thơ, thơ” HS nêu chủ đề: Bài thơ thể hiện lòng yêu cs đến độ đam mê của XD với tất cả nhũng lạc thú tinh thần và vật chất, với tất cả những gì là thanh cao và trần tục của nó Cá nhân theo dõi và tự ghi nhận bài . HS thảo luận : 5 phút và trả lời các câu hỏi Dại diện trình bày Cá nhân bổ sung Lắng nghe, theo dõi và tự ghi bài HS nêu và giả thích nghệ thuật :à Điệp từ (này đây) dồn dập, nhân hóa, cách diễn đạt mới lạ à khu vườn xuân tươi vui, ấm áp, ngon ngọt như những món ăn tinh thần sẵn có đang mời gọi, quyến rũ à niềm khát khao tình yêu,hạnh phúc, tha thiết với cuộc đời đến cuồng nhiệt.Cách so sánh mới lạ, lấy vẻ đẹp con người là chuẩn mực: tháng giêng = cặp môi gần. Cá nhân theo dõi , đóng góp ý kiến + HS:tìm, suy nghĩ trả lời Nhận xét về cách trình bày của nhà thơ + HS:nhận xét + HS:nhận xét, trả lời Kết hợp nhuần nhị giữa mạch cảm xúc dồi dào và mạch triết luận sâu sắc. Cách sử dụng ngôn từ mới mẻ, độc đáo, sáng tạo. ® Xuân Diệu thực sự là một bậc thầy của tiếng Việt ngay từ khi ông còn trẻ . Cá nhân theo dõi , lắng nghe và tự ghi bài HS:nhận xét, trả lời + HS:dựa vào ghi nhớ trả lời HS nhận xét chung Tư tưởng đó được thể hiện qua một hình thức nghệ thuật điêu luyện: kết hợp nhuần nhị giữa mạch cảm xúc và mạch luận lí, giọng điệu say mê, sôi nổi, những sáng tạo về ngôn từ và hình ảnh thơ. Cá nhân lắng nghe và theo dõi HS chú ý ghi nhớ SGK
Tài liệu đính kèm:
- tiet77 voi vang Xuan Dieu mau moi.doc
- Giáo án dạy Ngữ văn 11 tiết 87: Chiều tối - Hồ Chí Minh
Lượt xem: 3742 Lượt tải: 2
- Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự
Lượt xem: 1361 Lượt tải: 0
- Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 1 đến tiết 120
Lượt xem: 675 Lượt tải: 3
- Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận
Lượt xem: 3015 Lượt tải: 4
- Giáo án môn Ngữ văn lớp 11 - Hạnh phúc của một tang gia
Lượt xem: 170475 Lượt tải: 5
- Giáo án Ngữ văn 11 chuẩn KTKN - Tuần 33
Lượt xem: 1378 Lượt tải: 1
- Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 28: Tiếng việt Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng
Lượt xem: 1671 Lượt tải: 1
- Giáo án dạy Ngữ văn 11 tiết 45: Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận so sánh và phân tích
Lượt xem: 2192 Lượt tải: 2
- Bài soạn Ngữ văn 11 tiết 55: Phong cách ngôn ngữ báo chí (Tiếp theo)
Lượt xem: 2360 Lượt tải: 0
- Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn 11 (hệ GDTX)
Lượt xem: 2261 Lượt tải: 0
Copyright © 2024 Lop11.com - Giáo án điện tử lớp 11, Thư viện giáo án hay, Luận văn
Từ khóa » Thiết Kế Bài Giảng Vội Vàng
-
Giáo án PTNL Bài Vội Vàng | Giáo án Phát Triển Năng Lực Ngữ Văn 11
-
Tuần 21. Vội Vàng - - Thư Viện Bài Giảng điện Tử
-
Tuần 21. Vội Vàng - Ngữ Văn 11 - Danh Gia Bảo
-
GIÁO ÁN BÀI VỘI VÀNG THEO 5 BƯỚC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
-
Giáo án Bài Vội Vàng (Xuân Diệu) - Giáo án Ngữ Văn Lớp 11
-
Vội Vàng - Tiết 1 - Ngữ Văn Lớp 11 - Cô Phạm Thị Thu Phương
-
Bài Giảng Ngữ Văn 11: Vội Vàng - Xuân Diệu - Tài Liệu Text - 123doc
-
VỘI VÀNG – XUÂN DIỆU ( Giáo án Thi Giáo Viên Giỏi) - Tài Liệu Text
-
Giáo án Bài Vội Vàng – Xuân Diệu
-
Bài Giảng Ngữ Văn 11: Vội Vàng - Xuân Diệu - TailieuXANH
-
Bài Giảng Vội Vàng
-
Thiết Kế Bài Giảng Ngữ Văn 11 Tập 1 Part 1
-
Quan Niệm Của Xuân Diệu Trong Bài Thơ Vội Vàng