Giáo án Ngữ Văn 11: Đặc điểm Loại Hình Của Tiếng Việt
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Đăng ký
- Đăng nhập
- Liên hệ
Giáo Án
Tổng hợp giáo án, bài giảng điện tử phục vụ mục đích tham khảo
Giáo án ngữ văn 11: Đặc điểm loại hình của Tiếng ViệtI. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp học sinh:
- Nắm được đạc điểm loại hình của Tiếng Việt và mối quan hệ gần gũi giữa Tiếng Việt với các ngôn ngữ cùng loại hình.
- Biết vận dụng các đặc điểm loại hình của Tiếng Việt vào việc tổ chức các đơn vị ngôn ngữ như từ, cụm từ, câu theo đúng các quy tắc ngữ pháp, củng cố ôn tập nguồn gốc của Tiếng Việt.
- Kĩ năng: Nói, viết chuẩn quy tắc ngôn ngữ.
- Thái độ: phát huy, giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
- Phương pháp: GV hướng dẫn HS lựa chọn một số ví dụ minh họa cho các đặc điểm của tiếng Việt lấy từ SGK hoặc trong hoạt động giao tiếp ngôn ngữ thường ngày để phân tích sau đó đối chiếu với những ví dụ tương ứng lấy từ các bài học ngoại ngữ (cùng loại hình hoặc khác loại hình mà HS đã được học) để so sánh, rút ra nhận định.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: SGK ngữ văn 11 tập 2, SGV ngữ văn 11 tập 2.
- Học sinh: Đọc kĩ bài ở nhà, soạn bài vào tập soạn.
3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 10640 | Lượt tải: 1 Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ngữ văn 11: Đặc điểm loại hình của Tiếng Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trênTuần:28 Ngày Soạn: 9/02/09 Tiết: 86 - 87 Ngày dạy: /09 Đ ẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH CỦA TIẾNG VIỆT I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh: - Nắm được đạc điểm loại hình của Tiếng Việt và mối quan hệ gần gũi giữa Tiếng Việt với các ngôn ngữ cùng loại hình. - Biết vận dụng các đặc điểm loại hình của Tiếng Việt vào việc tổ chức các đơn vị ngôn ngữ như từ, cụm từ, câu theo đúng các quy tắc ngữ pháp, củng cố ôn tập nguồn gốc của Tiếng Việt. - Kĩ năng: Nói, viết chuẩn quy tắc ngôn ngữ. - Thái độ: phát huy, giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. - Phương pháp: GV hướng dẫn HS lựa chọn một số ví dụ minh họa cho các đặc điểm của tiếng Việt lấy từ SGK hoặc trong hoạt động giao tiếp ngôn ngữ thường ngày để phân tích sau đó đối chiếu với những ví dụ tương ứng lấy từ các bài học ngoại ngữ (cùng loại hình hoặc khác loại hình mà HS đã được học) để so sánh, rút ra nhận định. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: SGK ngữ văn 11 tập 2, SGV ngữ văn 11 tập 2. - Học sinh: Đọc kĩ bài ở nhà, soạn bài vào tập soạn. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra sỉ số học sinh - Kiểm tra bài cũ: 2. Giới thiệu bài mới: - Lời vào bài: - Nội dung bài mới: Trọng tâm: Đặc điểm loại hình tiếng Việt. Hoạt động Thầy - Trò Nội dung truyền đạt BS sLoại hình ngôn ngữ là gì? Có những loại hình ngôn ngữ nào? - TV thuộc loại hình ngôn ngữ nào? £ Là loại hình ngôn ngữ mà tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp; Từ không biến đổi hình thái; Biện pháp chủ yếu để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp là sắp đặt từ theo thứ tự trước – sau và sử dụng hư từ. £ Ở câu ca đao trên, dòng trên sáu tiếng, dòng dưới tám tiếng, gồm mười bốn tiếng cũng là mười bốn âm tiết, mười ba từ (khăng khăng là một từ láy). - Mỗi tiếng trên cũng có thể là yếu tố cấu tạo từ ( ví dụ: bến -> bến bờ; khăng -> khăng khăng; đợi -> chờ đợi...) Hoạt động 2: hs tìm hiểu mục II trong sgk và trả lời câu hỏi sau: Cho biết các đặc điểm loại hình TV? £ Trong tiếng Việt (loại hình ngôn ngữ đơn lập), khi cần biểu thỉ ý nghĩa ngữ pháp, từ không biến đổi hình thái. Còn ở tiếng Anh (loại hình ngôn ngữ hòa kết) hay còn gọi là ngôn ngữ biên đối hình thái), từ thường biên đổi hình thái (biểu hiện trên mặt kết cấu ngữ âm và chữ viết) để biểu thị những ý nghĩa ngữ pháp khác nhau. Hướng dẫn luyện tập (SGK Trang 58). I. KHÁI NIỆM LOẠI HÌNH NGÔN NGỮ. 1. Khái niệm: Loại hình ngôn ngữ là cách phân chia thành những nhóm ngôn ngữ dựa trên những đặc trưng giống nhau về các mặt ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. 2. Phân loại: Trên thế giới có trên 5.000 ngôn ngữ, các nhà ngôn ngữ học đã xếp các ngôn ngữ vào một số loại hình. Quen thuộc nhất là : - Ngôn ngữ đơn lập (Việt, Thái, Hán...): - Ngôn ngữ hòa kết (Nga, Pháp, Anh...) Tiếng Việt thuộc loại hình đơn lập- phân tích tính; không biến hình. I. ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH CỦA TIẾNG VIỆT. 1. Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp. Về mặt ngữ âm, tiếng là ăm tiết; về mặt sử dụng, tiếng có thể là từ hoặc yếu tố cấu tạo từ. Điều này được thể hiện cụ thể ở các yếu tố ngữ âm: + Một tiếng là một âm tiết. VD: Thuyền ơi có nhớ bên chăng Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền. 2. Từ không biên đổi hình thái: Dù trong trường hợp nào, giữ chức vụ ngữ pháp gì trong câu thì từ vẫn không biến đổi hình thái ngữ âm và chữ viết. VD 1: a. Tôi tặng anh ấy một quyển sách, anh ấy cho tôi một quyển vở (tiếng Việt). b. I give him a book, He give me a note book ( tiếng Anh). + Xét ví dụ (a): - Tôi (vế 1) là chủ ngữ. Tôi (vế 2) là phụ ngữ chỉ đối tượng tiếp nhận của động từ cho. - Về mặt ngữ âm và sự thể hiện bằng chữ viết, hoàn toàn không có sự khác biệt nào giữa tôi (vế 1) và tôi (vế 2). à Chúng ta cũng có nhận xét tương tự khi so sánh anh ấy (vế 1) và (vế 2). + Xét ví dụ (b): - I (tôi): chủ ngữ; me (tôi): phụ ngữ. - He (anh ấy): chủ ngữ; him (anh ấy): phụ ngữ. VD 2: Tôi nhìn anh ấy, anh ấy nhìn tôi (Việt) I see him, he sees me (Anh) 我看他,他看我 (Hán) 3. Biện pháp chủ yếu để biểu thỉ ý nghĩa ngữ pháp: Sắp đặt từ theo thứ tự trước sau và sử dụng hư từ. Khi thay đổi trật tự sắp xếp (hoặc thay đổi các hư từ ) thì nghĩa của câu thay đổi hoặc vô nghĩa. VD1: So sánh các câu sau: + Tôi ăn cơm ® ý nghĩa: kể về một hành động: “ăn cơm” + Tôi đang ăn cơm ® ý nghĩa: hành động “ăn cơm” đang diễn ra. + Tôi đã ăn cơm ® ý nghĩa: hành động “ăn cơm” đã hoàn tất Þ Ý nghĩa của các câu trên khác nhau khi có sự xuất hiện của các hư từ khác nhau (đang, đã) VD 2: Khi thay đổi trật tự: Cơm ăn tôi Cơm đã ăn tôi …( Vô nghĩa) III. Luyện tập Bài tập 1 (Trang 58). - Nụ tầm xuân 1: bổ ngữ của động từ hái; Nụ tầm xuân 2: chủ ngữ của động từ nở. - Bến 1: bổ ngữ của động từ nhớ; Bến 2: chủ ngữ của động từ đợi. - Trẻ1 bổ ngữ động từ yêu; Trẻ2 chủ ngữ của động từ đến; già1 bổ ngữ của từ kính; già 2: chủ ngữ của động từ để. - Bống 1 định ngữ cho danh từ cá (hoặc cá bống là danh từ); bống2: bổ ngữ của động từ thả (thả cái gì, cho ai/ thả một bát cơm xuống cho bống; cho là quan hệ từ; bống3: bổ ngữ cho động từ thả; bống4 bổ ngữ của động từ đưa; bống5 chủ ngữ của động từ ngoi và động từ đớp; bống6 chủ ngữ của tính từ lớn. Bài tập 2 (Trang 58).hs tự làm. Gợi ý: She loves her work Cô ấy yêu công việc của cô ấy. Bài tập 3(Trang 58). trong đoạn văn có các hư từ: đã, các, để, lại, mà. - đã: chỉ hoạt độpng xảy ra trước một thời điểm nào đó. - các: chỉ số nhiều toàn thể của sự vật. - để: chỉ mục đích. - lại: chỉ sự tiếp diễn của hoạt động. - mà: chỉ mục đích. 4. Củng cố: Những đặc điểm của loại hình tiếng Việt. 5. Dặn dò: - Bài cũ: Xem lại nội dung bài nắm các ý chính của bài, tìm thêm các ví dụ minh họa - Bài mới: soạn bài “Viết tiểu sử tóm tắt” 6. Rút kinh nghiệm:File đính kèm:
- D AC DIEM LOAI HINH CUA TIENG VIET.doc
- Bí kíp ôn thi
2 trang | Lượt xem: 1294 | Lượt tải: 0
- Giáo án văn 12 - Bài: Đôi Mắt (Tiết 2), tác giả Nam Cao
6 trang | Lượt xem: 1931 | Lượt tải: 0
- Đề thi thử đại học, cao đẳng lần I năm học 2007 - 2008 - Môn Văn, khối C - D
1 trang | Lượt xem: 1407 | Lượt tải: 0
- Giáo án Đạo đức lớp 1
54 trang | Lượt xem: 17532 | Lượt tải: 1
- Giáo án Ngữ văn lớp 11 tuần 10
12 trang | Lượt xem: 1762 | Lượt tải: 1
- Bài luyện tập môn Văn
2 trang | Lượt xem: 1377 | Lượt tải: 0
- Giáo án Vào phủ chúa trịnh (trích thượng kinh kí sự) - Lê Hữu Trác
15 trang | Lượt xem: 4930 | Lượt tải: 1
- Giáo án thể dục lớp 8
127 trang | Lượt xem: 8256 | Lượt tải: 2
- Giáo án Ngữ văn 12 - Tuần 14_Giáo viện: ĐInh Ngọc Tú
12 trang | Lượt xem: 1524 | Lượt tải: 1
- Phân tích bài thơ “Chiều tối” của Hồ Chí Minh để làm nổi bật vẻ đẹp cổ điển và tinh thần hiện đại của bài thơ
3 trang | Lượt xem: 87148 | Lượt tải: 1
Copyright © 2025 ThuVienGiaoAn.vn - Các bài soạn văn mẫu tham khảo - Thủ Thuật Phần Mềm - PDF
Từ khóa » Soạn đặc điểm Loại Hình Của Tiếng Việt Giáo án
-
Giáo án Ngữ Văn Khối 11 - Tiết 90: Đặc điểm Loại Hình Của Tiếng Việt
-
Giáo án Bài Đặc điểm Loại Hình Của Tiếng Việt
-
Giáo án PTNL Bài Đặc điểm Loại Hình Tiếng Việt - Tech12h
-
Giáo án Môn Ngữ Văn Lớp 11 - Tiếng Việt: Đặc điểm Loại Hình Của ...
-
Giáo án Ngữ Văn 11: Đặc điểm Loại Hình Tiếng Việt
-
Giáo án Đặc điểm Loại Hình Tiếng Việt đầy đủ Nhất - Hocvan12
-
Giáo án Ngữ Văn 11 Bài: Đặc điểm Loại Hình Của Tiếng Việt - Tìm đáp
-
Giáo án Ngữ Văn 11 Tiết 91: Đặc điểm Loại Hình Của Tiếng Việt
-
Giáo án Ngữ Văn 11 Bài: Đặc điểm Loại Hình Của Tiếng Việt
-
Giáo án Ngữ Văn 11 Tuần 25 Bài: Đặc điểm Loại Hình Của Tiếng Việt
-
Giáo án Ngữ Văn 11 Tiết 88, 89: Tiếng Việt Đặc điểm Loại Hình Của ...
-
Tuần 25. Đặc điểm Loại Hình Của Tiếng Việt
-
Đặc điểm Loại Hình Của Tiếng Việt - Soạn Văn Lớp 11 - SoanBai123
-
Giáo án Tuần 24: Đặc điểm Loại Hình Của Tiếng Việt - Ngữ Văn 11