Giáo án Ngữ Văn Khối 11 - Tiết 90: Đặc điểm Loại Hình Của Tiếng Việt

  • Trang Chủ
  • Đăng ký
  • Đăng nhập
  • Upload
  • Liên hệ

Lớp 11, Giáo Án Lớp 11, Bài Giảng Điện Tử Lớp 11

Trang ChủNgữ Văn Lớp 11 Giáo án Ngữ văn khối 11 - Tiết 90: Đặc điểm loại hình của Tiếng Việt Giáo án Ngữ văn khối 11 - Tiết 90: Đặc điểm loại hình của Tiếng Việt

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

 Nắm được khái niệm loại hình ngôn ngữ và những đặc điểm của loại hình ngôn ngữ đơn lập mà tiếng Việt là một ngôn ngữ tiêu biểu.

2. Kĩ năng:

 - Nói, viết chuẩn quy tắc tiếng Việt.

 - Vận dụng kiến thức về đặc điểm loại hình tiếng Việt vào việc học tiếng Việt và văn học, lí giải hiện tượng trong tiếng Việt, phân tích và sửa lỗi trong khi sử dụng tiếng Việt.

 

doc 14 trang Người đăng hong.qn Lượt xem 34324Lượt tải 2 Download Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 11 - Tiết 90: Đặc điểm loại hình của Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trênGiáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Thu Thủy. Người soạn: Phạm Thị Ngọc Trang. Ngày soạn: 09/09/2016. Ngày giảng: / /2016. Tiết: 90 ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH CỦA TIẾNG VIỆT I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: Nắm được khái niệm loại hình ngôn ngữ và những đặc điểm của loại hình ngôn ngữ đơn lập mà tiếng Việt là một ngôn ngữ tiêu biểu. 2. Kĩ năng: - Nói, viết chuẩn quy tắc tiếng Việt. - Vận dụng kiến thức về đặc điểm loại hình tiếng Việt vào việc học tiếng Việt và văn học, lí giải hiện tượng trong tiếng Việt, phân tích và sửa lỗi trong khi sử dụng tiếng Việt. - So sánh những đặc điểm của loại hình tiếng Việt với ngôn ngữ đang học để nhận thức rõ về hai ngôn ngữ, từ đó sử dụng hai ngôn ngữ đó tốt hơn. 3.Thái độ: Có thái độ học tập nghiêm túc và có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. 4. Năng lực: Giao tiếp tiếng Việt, tự quản bản thân, sáng tạo, hợp tác, giải quyết vấn đề. II. CHUẨN BỊ BÀI HỌC 1. Giáo viên: - Phương tiện thực hiện: SGK, SGV, SBT, TLTK, thiết kế hoạt động dạy học, bút dạ, giấy A0, máy chiếu - Phương pháp dạy học: Phân tích ngôn ngữ, giao tiếp. 2. Học sinh: SGK, vở ghi, vở soạn, tài liệu tham khảo, III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Bài mới: Ở lớp 10, các em đã được học về họ ngôn ngữ, nếu như họ ngôn ngữ là quan hệ giữa các ngôn ngữ xét theo nguồn gốc, theo lịch sử phát triển thì loại hình ngôn ngữ là quan hệ giữa các ngôn ngữ theo những đặc điểm về cấu tạo bên trong của ngôn ngữ. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu hơn về loại hình của tiếng Việt để học tập và sử dụng tốt hơn. 1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: NHANH TAY – NHANH MẮT - Mục đích: Thu hút sự tập trung, tư duy, nhận thức, gợi hứng thú, chuẩn bị tâm thế; huy động kiến thức liên quan làm hành trang để tiếp nhận kiến thức mới. - Phương pháp: Trực quan, trải nghiệm. - Thời gian: 5 phút. - GV: + Chiếu slide một số hình ảnh về chữ viết của một số nước. + Yêu cầu học sinh: Em hãy cho cô biết những hình ảnh trên thể hiện chữ viết của những quốc gia nào? - HS: Suy nghĩ và đưa ra câu trả lời. - GV chốt ý, kết luận: Các em ạ, trên thế giới hiện có tới trên 5000 ngôn ngữ, ngôn ngữ của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc là một thứ tài sản vô cùng quý giá, không chỉ là phương tiện quan trọng trong các hoạt động giao tiếp của con người và xã hội, mà ngôn ngữ còn được ví như “căn cước” của nền văn hóa. Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc” và để hiểu rõ hơn về ngôn ngữ của dân tộc, cô trò chúng ta cùng đi tìm hiểu về “Đặc điểm loại hình của tiếng Việt”. 2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI - Mục tiêu: Giúp học sinh: + Biết và hiểu rõ được đặc điểm loại hình của tiếng Việt. + Vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế, phân tích và sửa lỗi trong khi sử dụng tiếng Việt. - Phương pháp: Phân tích ngôn ngữ, hệ thống. - Thời gian: 20 phút Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm “Loại hình” và “Loại hình ngôn ngữ”. GV: Chiếu slide, yêu cầu học sinh quan sát ví dụ. GV: Thông qua việc quan sát ví dụ và những hiểu biết của bản thân, em hãy trả lời các câu hỏi: - Ví dụ a, b có điểm gì giống nhau, theo em chúng thuộc loại hình nào? - Ví dụ c, chúng ta thấy cùng một câu nói có ý nghĩa giống nhau, nhưng ở mỗi một quốc gia lại có chữ viết và âm đọc khác nhau. Yêu cầu của cô là: Em hay tìm ra điểm giống nhau của ví dụ trên? HS: Trình bày suy nghĩ. - Múa rối, chèo cổ, cải lương, ca kịch đều thuộc loại hình sân khấu dân gian. - Bản tin, phóng sự, tin nhanh đều thuộc loại hình báo chí. - Cả 3 câu ở ví dụ c đều có điểm giống nhau: Khi đọc viết các âm tiết đều tách rời nhau đều có âm điệu GV: Chúng ta đã cùng tìm hiểu xong 3 ví dụ, dựa vào việc phân tích 3 ví dụ trên, chúng ta cùng đi làm sáng tỏ các khái niệm. Yêu cầu HS trả lời 2 câu hỏi: - Loại hình là gì? - Loại hình ngôn ngữ là gì? Có thể phân chia thành mấy loại hình ngôn ngữ? GV: Vậy Tiếng Việt có đặc điểm gì xét về mặt loại hình chúng ta cùng tìm hiểu phần II. GV: Chia lớp thành 2 nhóm * Ngữ liệu 1: 1. “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?” (Hàn Mặc tử, Đây thôn vĩ Dạ). 2. “Long / lanh / đáy / nước / in / trời”. 3. “Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất; Tôi muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đi”. (Xuân Diệu, Vội vàng). 4. “Sóng gợn Tràng Giang buồn điệp điệp”. (Huy Cận, Tràng Giang). GV: Em hãy xác định số tiếng, số từ, trong những câu thơ sau và cho biết chúng được viết như thế nào? (Mỗi nhóm đều làm cả bốn ví dụ, GV gọi từng nhóm trả lời và yêu cầu nhận xét). GV: Qua phân tích ngữ liệu trên, em nào có thể kết luận “tiếng” trong tiếng Việt có những đặc điểm, chức năng gì? Từ đó khái quát lên đặc điểm đầu tiên của loại hình tiếng Việt? HS: Thảo luận nhóm. - Về mặt ngữ âm: Trong tiếng Việt mỗi tiếng là một âm tiết, khi viết tách bạch rõ ràng. - Về mặt sử dụng: Tiếng có thể là từ hoặc là yếu tố cấu tạo từ. *GV giảng: - Khi nói, khi viết tiếng Việt tách bạch rõ ràng, không có hiện tượng nối âm: + Cách viết: Tiếng Anh Tiếng Việt Student Work Brother Học sinh Công việc Anh trai + Cách đọc: Tiếng Việt: “Các anh” => không thể phát âm thành “cá canh”, “một ổ” không thể thành “mộ tổ”. Khi phát âm như vậy sẽ làm thay đổi nghĩa của từ. + Tiếng có thể là từ độc lập hoặc là yếu tố cấu tạo từ. Từ độc lập Yếu tố cấu tạo từ - “Về”. - “Chơi”. - “Thôn”. - Về nhà, trở về. - Ăn chơi, chơi bời. -Thôn xóm, nông thô * Ngữ liệu 2: (1). Tôi tặng anh ấy một quyển sách, anh ấy cho tôi một cái bút. (Tiếng Việt) (2). I give him a book, he give me a pen. (Tiếng Anh) GV: Phát phiếu học tập (Thời gian 5 phút). - Em có nhận xét gì về chức năng ngữ pháp của từ “tôi” và từ “anh ấy” trong hai vế câu của các ví dụ trên? - Khi thay đổi chức năng ngữ pháp, các từ đó có biến đổi hình thái (hình thức chữ viết) không? HS: Viết câu trả lời vào trong phiếu học tập. GV: Dựa vào đặc điểm không biến đổi hình thái của tiếng Việt, chúng ta có thể giải thích cách sử dụng từ đồng âm trong văn học và cuộc sống. VD: + Con ruồi đậu(1) mâm xôi đậu(2). => Đậu (1) là động từ, đậu (2) là danh từ + Con ngựa đá (1) con ngựa đá (2). => Đá (1) là động từ, đá (2) là danh từ. GV: Như vậy, chúng ta có thể rút ra đặc điểm thứ 2 là: Từ không biến đổi hình thái. * Ngữ liệu 3: (1). Tôi tặng cô ấy một quyển sách. (2). Tôi nói. (Thông Báo) GV: - Ở ví dụ (1) các em hãy thay đổi trật tự các từ trong câu, và nhận xét ý nghĩa của câu có thay đổi không? - Em hãy thêm các hư từ vào trong ví dụ (2) và nhận xét ý nghĩa của câu có thay đổi không? HS: Trình bày suy nghĩ. GV: Vậy khi chúng ta thay đổi trật tự từ (hoặc hư từ) trong câu thì nghĩa của câu sẽ như thế nào? I. LOẠI HÌNH NGÔN NGỮ 1. Ví dụ: a. Múa rối, chèo cổ, cải lương, ca kịch,... => Thuộc loại hình sân khấu dân gian. b. Bản tin, phóng sự, tin nhanh,.... => Thuộc loại hình báo chí. c. - Tôi yêu em (Tiếng Việt). - Wo ài nĩ (Tiếng Trung). - Phom rak khun (Tiếng Thái Lan). => Khi đọc viết các âm tiết đều tách rời nhau đều có âm điệu 2. Khái niệm - Loại hình là khái niệm chỉ sự vật, hiện tượng có chung đặc trưng cơ bản nào đó. - Loại hình ngôn ngữ là tập hợp một số ngôn ngữ có chung đặc trưng cơ bản về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp.. giống nhau, những ngôn ngữ cùng loại hình có thể không cùng nguồn gốc. * Có hai loại hình ngôn ngữ khá quen thuộc: + Loại hình ngôn ngữ đơn lập. +Loại hình ngôn ngữ hòa kết. Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập. II. ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH CỦA TIẾNG VIỆT 1. Tiếng Việt là đơn vị cơ sở của ngữ pháp. a. Ví dụ (1). “Sao / anh/ không / về / chơi / thôn / Vĩ?” => Câu thơ gồm: 7 tiếng (âm tiết), 7 từ, cách đọc và cách viết tách rời nhau. (2). “Long / lanh / đáy / nước / in / trời”. => Câu thơ gồm: 6 tiếng, 5 từ. *Có từ láy: Long Lanh (3). “Tôi / muốn / tắt / nắng / đi Cho / màu / đừng / nhạt / mất; Tôi / muốn / buộc / gió / lại Cho / hương / đừng / bay / đi”. => Câu thơ có 20 tiếng, 20 từ. (4). “Sóng / gợn/ tràng giang / buồn / điệp điệp”. => Câu thơ có 7 tiếng, 5 từ. + Từ ghép: “Tràng giang”. + Từ láy: “Điệp điệp”. b. Kết luận: - Về mặt ngữ âm: Tiếng là âm tiết (là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa), khi nói hoặc khi viết mỗi âm tiết được tách biệt rõ ràng. - Về mặt sử dụng: Tiếng có thể là từ hoặc yếu tố cấu tạo từ (Từ đơn, từ ghép, từ láy,). => Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp. 2. Từ không biến đổi hình thái a. Ví dụ: (1). Tôi tặng anh ấy một quyển sách, anh ấy cho tôi một cái bút. (Tiếng Việt) (2). I give him a book, he give me a pen. (Tiếng Anh) *Bảng khái quát: Xét ví dụ 1 Xét ví dụ 2 Chức năng ngữ pháp - Tôi (vế 1): Chủ ngữ. - Tôi (vế 2): bổ ngữ. - Anh ấy( vế 1): Bổ ngữ. - Anh ấy( vế 2): Chủ ngữ. - I (tôi): Chủ ngữ. - Me (tôi): Tân ngữ. - Him (anh ấy): Tân ngữ. - He (anh ấy): Chủ ngữ. Hình thức chữ Không thay đổi Thay đổi b. Kết luận - Từ trong tiếng Việt không biến đổi hình thái khi cần biểu thị ý nghĩa ngữ pháp. - Trong tiếng Anh, để biểu thị những ý nghĩa ngữ pháp khác nhau từ thường biến đổi hình thái. 3. Biện pháp chủ yếu để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp là sắp đặt từ theo thứ tự trước sau và sử dụng các hư từ. a. Ví dụ: Ví dụ (1): Tôi tặng cô ấy một quyển sách. - Thay đổi trật tự từ trong câu: + Cô ấy tặng tôi một quyển sách. (Khác nghĩa) + Cô ấy tôi một quyển sách. (Vô nghĩa) Ví dụ 2: Tôi nói - Thêm hư từ vào trong câu: + Tôi đang nói. + Tôi đã nói. + Tôi vừa nói. b. Kết luận: Thay đổi trật từ sắp đặt từ (hoặc thay đổi các hư từ được dùng) thì nghĩa của cụm từ, của câu sẽ đổi khác (hoặc trở thành vô nghĩa). 3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục đích: Củng cố kiến thức. - Phương pháp: Vấn đáp. - Thời gian: 10 phút. Bài tập 1: Em hãy trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm sau: 1. Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ nào? A. Đơn lập B. Hòa kết C. Chắp dính 2. Em hãy cho biết câu thơ sau có bao nhiêu tiếng, bao nhiêu từ? “Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông chợ mấy nhà”. A. 14 tiếng, 14 từ. B. 14 tiếng, 13 từ. C. 14 tiếng, 12 từ. 3. Khi đảm nhiệm các chức năng ngữ pháp khác nhau từ tiếng Việt: A. Biến đổi hình thái. B. Không biến đổi hình thái. C. Có thể biến đổi hình thái hoặc không. 4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục đích: Giúp HS tìm tòi, phát hiện những lỗi sai, thận trông trong việc dùng hư từ. - Phương pháp: thực hành, tự học. - Thời gian: 5 phút (nếu còn thời gian) hoặc giao bài về nhà. Bài tập 3: (SGK- Tr58) Xác định các hư từ và phân tích tác dụng thể hiện ý nghĩa của chúng trong đoạn văn. Đáp án: Trong đoạn trích có các hư từ sau: Đã, các, để, lại, mà. + “Đã”: Chỉ hoạt động xảy ra trước một thời điểm nào đó. + “Các”: Chỉ số nhiều toàn thể của sự vật. + “Để”: Chỉ mục đích. + “Lại”: Chỉ sự tiếp diễn của hoạt động. + “Mà”: Chỉ mục đích. 5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG Mục đích: giúp học sinh tìm tòi, mở rộng kiến thức trong thực tiễn sử dụng. Phương pháp: tự học, thực hành. Thời gian: làm ở nhà. Nội dung yêu cầu: Em hãy sưu tầm những bài thơ, câu ca dao, tục ngữ (Nhiều nhất 3 bài) có sử dụng phép đồng âm, và phân tích tác dụng mà nó đem lại.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan_25_Dac_diem_loai_hinh_cua_tieng_Viet.doc
Tài liệu liên quan
  • docGiáo án tăng tiết Ngữ văn 11

    Lượt xem Lượt xem: 1864 Lượt tải Lượt tải: 1

  • docGián án Ngữ văn 11 tuần 12 đến 18 - Giáo viên: Đặng Xuân Lộc

    Lượt xem Lượt xem: 1410 Lượt tải Lượt tải: 0

  • docGiáo án môn Ngữ văn khối 11 - Tiết 98: Người trong bao

    Lượt xem Lượt xem: 8844 Lượt tải Lượt tải: 3

  • docGiáo án môn Ngữ văn khối 11 - Tự tình

    Lượt xem Lượt xem: 2477 Lượt tải Lượt tải: 0

  • docMẫu Đơn xin chuyển trường (trong tỉnh)

    Lượt xem Lượt xem: 3336 Lượt tải Lượt tải: 1

  • docGiáo án Ngữ văn 11: Thơ trung đại (tiết 2)

    Lượt xem Lượt xem: 1598 Lượt tải Lượt tải: 0

  • docGiáo án Ngữ văn 11 - Tuần 3 - Tăng Thanh Bình

    Lượt xem Lượt xem: 1940 Lượt tải Lượt tải: 0

  • docGiáo án môn Ngữ văn 11 tiết 40: Tiếng việt Ngữ cảnh

    Lượt xem Lượt xem: 1544 Lượt tải Lượt tải: 0

  • docĐề thi chọn học sinh giỏi môn: Ngữ văn lớp 10

    Lượt xem Lượt xem: 3097 Lượt tải Lượt tải: 0

  • docBài soạn Ngữ văn 11 tiết 119: Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận

    Lượt xem Lượt xem: 1736 Lượt tải Lượt tải: 1

Copyright © 2025 Lop11.com - Giáo án điện tử lớp 11, Thư viện giáo án hay, Luận văn

Facebook Twitter

Từ khóa » Soạn đặc điểm Loại Hình Của Tiếng Việt Giáo án