Giáo án Ngữ Văn 7, Tập 2 - Rút Gọn Câu

  • Đăng ký
  • Đăng nhập
  • Upload
  • Liên hệ

Thư Viện Giáo Án Điện Tử

Trang ChủNgữ VănNgữ Văn 7Bài 19Rút gọn câu Giáo án Ngữ văn 7, tập 2 - Rút gọn câu

I- MỤC TIÊU, KẾT QUẢ CẦN ĐẠT

- Về kiến thức: giúp các em nắm được cách rút gọn câu, khái niệm, tác dụng của nó khi nói, khi viết và nhận biết, phân tích câu rút gọn.

- Về kĩ năng: giúp các em hình thành các kĩ năng về chuyển đổi từ câu đầy đủ sang câu rút gọn và ngược lại phù hợp với hoàn cảnh.

- Về thái độ: giúp các em biết cách nói năng, ứng xử cho đúng chuẩn mực xã hội, biết cách sử dụng câu rút gọn đúng mục mục đích và hoàn cảnh giao tiếp.

II- THIẾT KẾ BÀI GIẢNG

 

doc 4 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 3528Lượt tải 1 Download Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7, tập 2 - Rút gọn câu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trênTRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM NHA TRANG LỚP SƯ PHẠM NGỮ VĂN. K38 TỔ 4 Tiết 78: RÚT GỌN CÂU MỤC TIÊU, KẾT QUẢ CẦN ĐẠT Về kiến thức: giúp các em nắm được cách rút gọn câu, khái niệm, tác dụng của nó khi nói, khi viết và nhận biết, phân tích câu rút gọn. Về kĩ năng: giúp các em hình thành các kĩ năng về chuyển đổi từ câu đầy đủ sang câu rút gọn và ngược lại phù hợp với hoàn cảnh. Về thái độ: giúp các em biết cách nói năng, ứng xử cho đúng chuẩn mực xã hội, biết cách sử dụng câu rút gọn đúng mục mục đích và hoàn cảnh giao tiếp. THIẾT KẾ BÀI GIẢNG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC VÀ DỰ KIẾN TRẢ LỜI HOẠT ĐỘNG 1: Kiểm tra bài cũ THỜI LƯỢNG: 5 phút CÂU HỎI: 1, Nêu tác dụng của những câu tục ngữ về con người và xã hội? 2, Nhận xét về thành phần C-V trong các câu tục ngữ sau: a. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây b. Thương người như thể thương thân ĐÁP ÁN: 1, Tác dụng của những câu tục ngữ về con người và xã hội: tôn vinh giá trị con người, đưa ra nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất và lối sống mà con người cần phải có. 2, Nhận xét về thành phần C-V trong các câu tục ngữ sau: Uống nước nhớ nguồn → thiếu chủ ngữ Thương người như thể thương thân → thiếu chủ ngữ HOẠT ĐỘNG 2: Dẫn dắt vào bài mới THỜI LƯỢNG: 1 phút 30 giây Vừa rồi các bạn đã nhận xét về hai câu tục ngữ mà cô đã đưa ra, hai câu đó đều thiếu chủ ngữ vì chúng đã được rút gọn cho phù hợp. Vậy rút gọn câu là gì, chúng được sử dụng như thế nào, tác dụng của nó là gìhôm nay cô và các em sẽ cùng nhau tìm hiểu. Chúng ta vào bài mới tiết 78: rút gọn câu. Thông qua tiết học này, cô sẽ giúp các em nắm được cách rút gọn câu, khái niệm, tác dụng của nó khi nói, khi viết, nhận biết, phân tích câu rút gọn và giúp các em hình thành các kĩ năng về chuyển đổi từ câu đầy đủ sang câu rút gọn và ngược lại phù hợp với hoàn cảnh; ngoài ra còn giúp các em biết cách nói năng, ứng xử cho đúng chuẩn mực xã hội, biết cách sử dụng câu rút gọn đúng mục mục đích và hoàn cảnh giao tiếp. HOẠT ĐỘNG 3: Vào bài mới 3.1. Hệ thống lý thuyết 3.1.1. Khái niệm câu rút gọn THỜI LƯỢNG: 10 phút CÂU HỎI: 1, Trong hai ví dụ vừa nêu trong phần kiểm tra bài cũ, các em hãy cho biết vì sao hai câu đó lại thiếu chủ ngữ? 2, Thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa ngữ văn 7, trang 14, 15: - Nhóm 1: làm câu 1 và câu 4a (không giải thích). - Nhóm 2: làm câu 4b và giải thích câu 4a. - Nhóm 3: thêm thành phần chủ ngữ hoặc vị ngữ phù hợp vào hai câu trong phần kiểm tra bài cũ và câu 4. - Nhóm 4: trong những câu dưới đây, câu nào là câu đầy đủ, câu nào còn thiếu thành phần câu, thêm từ cho phù hợp. a. Nó đi chơi rồi. b. Sáng nay, trường em tổ chức lễ khai mạc. c. Chơi bịt mắt, bắt dê, nhảy dây, kéo co thật là vui. d. Mưa ngớt hạt, rồi dần dần ngừng hẳn. 3.1.2. Cách sử dụng câu rút gọn THỜI LƯỢNG: 10 phút CÂU HỎI: 1, Thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi sau: - Nhóm 1, 3: làm câu 1. - Nhóm 2, 4: Làm câu 2. 2, Trả lời câu 3 trong sách giáo khoa trang 16. 3.2. Hệ thống bài tập THỜI LƯỢNG: 15 phút CÂU HỎI: Thảo luận nhóm làm các bài tập trong sách giáo khoa: - Nhóm 1: làm bài 1. - Nhóm 2: làm bài 2. - Nhóm 3: làm bài 3. - Nhóm 4: làm bài 4. ĐÁP ÁN: 1, Vì đây là câu tục ngữ, là lời khuyên chung cho tất cả mọi người Việt Nam, là lời nhắc nhở mang tính đạo lí truyền thống của dân tộc Việt Nam. 2, - Nhóm 1: ◊ 1a. câu có vị ngữ, không có chủ ngữ. ◊ 1b. câu có đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ. ◊ 4a. thành phần vị ngữ đã bị lược bỏ. - Nhóm 2: ◊ 4b. lược bỏ cả thành phần chủ ngữ, vị ngữ. ◊ Giải thích: vì để câu gọn hơn nhưng vẫn hiểu được. - Nhóm 3: ◊ Câu kiểm tra bài cũ: a. Chúng ta phải b. Chúng ta cần ◊ Câu 4: 4a. đuổi theo nó. 4b. , tớ đi. - Nhóm 4: a. câu đã đủ thành phần C-V. b. câu đã đủ thành phần C-V. c. thiếu chủ ngữ, thêm: chúng em d. câu đã đủ thành phần C-V. ĐÁP ÁN: 1, - Nhóm 1, 3: Những câu in đậm trong sách đều thiếu chủ ngữ. Không nên rút gọn câu như vậy, vì như vậy sẽ làm người đọc thấy khó hiểu, hiểu sai, không đầy đủ nghĩa - Nhóm 2, 4: thêm từ Thưa mẹ, là bài kiểm tra toán ạ. 2, Khi rút gọn câu, cần chú ý: - Không làm cho người nghe, người đọc hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ nội dung câu nói. - Không biến câu nói thành một câu cộc lốc, khiếm nhã. ĐÁP ÁN: - Nhóm 1: Câu rút gon: b. rút gọn chủ ngữ. c. rút gọn chủ ngữ. d. rút gọn cả chủ ngữ và vị ngữ. Mục đích của việc rút gọn này là để cho câu gọn hơn, không lặp lại từ ngữ. - Nhóm 2: Khôi phục câu rút gọn: a. ◊Tôi bước tới Đèo Ngang, ◊Tôi thấy cỏ cây chen đá, ◊Tôi thấy lom khom dưới núi, ◊Tôi thấy lác đác bên sông, ◊Tôi như con quốc quốc, nhớ nước đau lòng, ◊Tôi như cái gia gia, thương nhà mỏi miệng. ◊Tôi dừng chân ◊Tôi cảm thấy chỉ có một mảnh tình riêng, b. ◊Người ta đồn rằng ◊Quan tướng cưỡi ngựa một mình, ◊Vua ban khen ◊Vua ban cho ◊Quan tướng đánh giặc ◊Quan tướng xông vào ◊Quan tướng trở về Trong thơ, ca dao thường có nhiều câu rút gọn như vậy là vì: nó phù hợp với sự cô đọng, súc tích, ngắn gọn của thể loại thơ và sự gieo vần, luật của thơ. - Nhóm 3: Cậu bé và người khách trong truyện đã hiểu lầm nhau vì khi trả lời người khách, em bé dùng ba câu rút gọn : “Mất rồi.”, “Thưatối hôm qua.”, “Cháy ạ.” Nên khiến người khách hiểu sai, mà trong ba câu đó, chủ ngữ là tờ giấy, nhưng ông khách hiểu nhầm là bố cậu bé. Bài học: cần phải cẩn thận khi dùng câu rút gọn vì nếu dùng không đúng sẽ gây ra sự hiểu nhầm - Nhóm 4: Chi tiết có tác dụng gây cười và phê phán là những câu trả lời của anh chàng phàm ăn tục uống kia: “Đây.”, “Mỗi.”, “Tiệc.”. Những câu này làm rất thô lỗ và làm người khác khó hiểu. HOẠT ĐỘNG 4: Dặn dò THỜI LƯỢNG: 3 phút 30 giây Các em về nhà xem lại những kiến thức mà hôm nay cô và các em đã cùng nhau tìm hiểu, trao đổi. đồng thời, các em hãy soạn bài tiếp theo, để tiết học sau chúng ta sẽ học tốt hơn.

Tài liệu đính kèm:

  • docRút gọn câu.doc
Tài liệu liên quan
  • Giáo án Ngữ văn 7, tập 2 - Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Nguyễn Thị Tuyết - THCS Suối Ngô

    Lượt xem 2460 Lượt tải 2

  • Giáo án Ngữ văn 7, tập 2 - Ca Huế trên sông Hương

    Lượt xem 5860 Lượt tải 2

  • Giáo án Ngữ văn 7 - Trường: THCS Giai Xuân

    Lượt xem 1599 Lượt tải 1

  • Giáo án Ngữ văn 7 - Trường THCS Vĩnh Khánh - Tuần 26

    Lượt xem 1516 Lượt tải 2

  • Giáo án Ngữ văn 7, tập 2 - Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

    Lượt xem 1588 Lượt tải 1

  • Giáo án Ngữ văn 7, tập 1 - Bạn đến chơi nhà

    Lượt xem 11204 Lượt tải 5

  • Giáo án môn Ngữ văn 7 - Trường THCS Nguyễn Du

    Lượt xem 874 Lượt tải 1

  • Giáo án Ngữ văn 7, tập 1 - Mùa xuân của tôi - Quách Đình Trường

    Lượt xem 1660 Lượt tải 0

  • Giáo án Ngữ văn 7 - Trường THCS Vĩnh Khánh - Tuần 23

    Lượt xem 1358 Lượt tải 2

  • Giáo án môn Vật lý 7 - Kiểm tra (1 tiết)

    Lượt xem 1740 Lượt tải 0

Copyright © 2024 ThuVienGiaoAn.com - Tổng hợp thủ thuật word, excel hay, Top sáng kiến kinh nghiệm, Thư viện đề thi và kiểm tra

Facebook Twitter

Từ khóa » Giáo án Bài Giảng Câu Rút Gọn