Giáo án Ngữ Văn Lớp 8 Bài Nhớ Rừng

Giáo án Ngữ văn lớp 8 bài Nhớ rừngSoạn bài Nhớ rừng Ngữ văn 8 Tải về Nâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

Giáo án bài Nhớ rừng môn Ngữ Văn lớp 8

Giáo án ngữ văn bài “Nhớ rừng” trong chương trình Ngữ văn lớp 8 được VnDoc sưu tầm và đăng tải. Trong bài thơ, tác giả đã mượn lời một con hổ trong vườn bách thú để nói lên tâm sự của người dân mất nước lúc bấy giờ. Sau đây là tài liệu mời các bạn cùng xem và tải về sử dụng.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 8. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

  • Nhớ rừng (Thế Lữ)
  • Giáo án Vật lý lớp 8
  • Giáo án bài Quê Hương lớp 8
  • Giáo án Văn 8: Nhớ rừng theo Công văn 5512

NHỚ RỪNG-Thế Lữ-

I. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức:

  • Sơ giản về phong trào thơ mới.
  • Chiều sâu tư tưởng yêu nước thầm kín của lớp thế hệ tri thức Tây học chán ghét thực tại, vươn tới cuộc sống tự do.
  • Hình tượng nghệ thuật độc đáo, có nhiều ý nghĩa của bài thơ Nhớ rừng.

2. Kĩ năng:

  • Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn.
  • Đọc diễn cảm tác phẩm thơ hiện đại viết theo bút pháp lãng mạn.
  • Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.

3. Thái độ:

  • Tôn trọng tình cảm cao đẹp của nhà thơ.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên: Sách giáo khoa, thiết kế bài giảng.

2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi, vở soạn.

III. Phương pháp

  • Vấn đáp, thảo luận nhóm.

IV. Tiến trình dạy và học

1. Ổn định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài soạn của học sinh.

3. Bài mới:

Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh

Hoạt động 1:Tìm hiểu chung.

- Em hãy nêu vài nét về tác giả, tác phẩm?

- GV giới thiệu vài nét về khái niệm “thơ mới”.

Hoạt động 2: Đọc – hiểu văn bản:

- GV đọc mẫu.

- GV gọi hs đọc và giải thích một số từ khó.

- GV gọi hs phân chia bố cục.

*Phân tích phần 1:

- GV: Bị nhốt ở vườn Bách thú, hổ phải chịu những nỗi khổ nào ?

- Trong đó, nỗi khổ nào có sức biến thành khối căm hờn ? Vì sao ?

I. Tìm hiểu chung:

1. Tác giả:

- Thế Lữ (1907-1989) một trong những nhà thơ lớn đầu tiên trong phong trào thơ mới.

- Tác phẩm chính / SGK.

2. Tác phẩm:

Nhớ rừng là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của Thế Lữ, in trong tập Mấy vần thơ.

3. Thể loại: Thơ mới (Thể thơ tám chữ).

*Thơ mới: một phong trào có tính chất lãng mạn của tầng lớp trí thức trẻ (32->45).

Số tiếng, số câu, vần, nhịp trong bài tự do, phóng khóang không bị gị bó theo niêm luật chặt chẽ, chỉ theo cảm xúc của người viết. (8 chữ, 5 chữ, 7 chữ).

II. Đọc – hiểu văn bản:

1. Đọc và tìm hiểu từ khó / SGK

2. Tìm hiểu văn bản.

a. Bố cục: Gồm 3 phần

- Phần 1: Đoạn 1-4: Tâm trạng của con hổ trong vườn bách thú.

- Phần 2: Đoạn 2 -3: Nỗi nhớ thời oanh liệt.

- Phần 3: Đoạn 5: Khao khát giấc mộng ngàn.

b. Phương thức biểu đạt.

Biểu cảm gián tiếp.

c. Đại ý.

Mượn lời một con hổ trong vườn bách thú để nói lên tâm sự của người dân mất nước lúc bấy giờ.

Nhớ rừng của Thế Lữ là bài thơ nằm trong chương trình học tập môn Ngữ Văn lớp 8. Để chuẩn bị tốt nhất cho bài học này, các bạn nên đọc qua bài thơ Nhớ rừng để hiểu ý của tác giả trong bài. Sau khi đã hiểu tác phẩm, việc chuẩn bị cho bài soạn văn Nhớ rừng sẽ dễ dàng hơn bao giờ hết. Mời các bạn tham khảo thêm:

  • Soạn bài lớp 8: Nhớ rừng
  • Soạn Văn 8: Nhớ rừng ngắn nhất
  • Cảm nhận về bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ
  • Phân tích tâm trạng con hổ trong bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ
  • Phân tích hình tượng con hổ trong bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ
  • Nhớ rừng - Thế Lữ: Mượn lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú để diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường

Trên đây VnDoc đã tổng hợp các bài văn mẫu Giáo án Ngữ văn lớp 8 bài Nhớ rừng cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 8 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 8 và biết cách soạn bài lớp 8. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Từ khóa » Nhớ Rừng được Viết Theo Thể Thơ Gì